Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Nghệ thuật chết »» Bảng chú giải thuật ngữ »»

Nghệ thuật chết
»» Bảng chú giải thuật ngữ

(Lượt xem: 3.757)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Nghệ thuật chết - Bảng chú giải thuật ngữ

Font chữ:

Trong bảng này là các thuật ngữ tiếng Pāli (và một số tiếng Hindi, Miến Điện) đã sử dụng trong sách.

ānāpāna – Thở, hô hấp; hít vào, thở ra. Thuật ngữ này thường được dùng như dạng viết tắt của ānāpāna-sati: niệm hơi thở, sự tỉnh giác nhận biết về hơi thở.

anattā – Không có tự ngã, vô ngã, không có tự tánh tự tồn tại, không có thực chất. Đây là một trong ba đặc tính cơ bản của các pháp, hai đặc tính khác là vô thường (anicca) và khổ (dukkha).

anicca – Vô thường. Một trong ba đặc tính cơ bản của các pháp, hai đặc tính khác là vô ngã (anattā) và khổ (dukkha).

arahant – A-la-hán, bậc giác ngộ; người đã dứt trừ hoàn toàn các lậu hoặc.

bhāva – Hữu, sinh thành, trở thành; sự tương tục của sự sống và cái chết.

bhāvanā – Sự phát triển tinh thần; thiền. Hai nhánh của thiền là chỉ, sự phát triển tính an định (śamatha-bhāvanā), tập trung tâm trí, định (samādhi); và quán, sự phát triển tuệ giác nội quán (vipassanā-bhāvanā), trí tuệ (paññā). Sự phát triển định dẫn đến các trạng thái thâm nhập sâu của tâm thức (jhāna); sự phát triển tuệ giác nội quán dẫn đến sự giải thoát.

bhāvatu sabba maṅgalaṃ – Lời cầu chúc tốt lành theo truyền thống, hiểu sát nghĩa là: “Mong cho hết thảy chúng sinh đều được tốt lành, hạnh phúc.”

bhikkhu – Tỳ-kheo, tăng sĩ; thiền giả.

bhikkhunī – Tỳ-kheo ni, ni cô, ni sư; nữ thiền giả.

brahma-loka – Phạm thiên, cõi trời, chỉ một trong 20 cảnh giới cao nhất của sự hiện hữu.

Buddha – Giác giả, Đấng Giác Ngộ; người tìm ra con đường giải thoát, thực hành theo đó và đã đạt đến mục đích rốt ráo nhờ vào những nỗ lực của chính mình.

dāna – Sự hào phóng, bố thí; hiến tặng.

deva – vị trời; chư thiên cõi trời. Cũng gọi là devaputta – thiên tử.

dhamma – Các pháp, mọi hiện tượng; đối tượng của tâm; tự nhiên; luật tự nhiên; nguyên lý giải thoát, chẳng hạn như giáo pháp của một bậc giác ngộ. (Sanskrit: dharma.)

doha – (Hindi) Thi kệ, những câu, đoạn có vần điệu.

dukkha – Khổ đau, bất toại nguyện; một trong ba đặc tính cơ bản của các pháp, hai đặc tính khác là vô ngã (anattā) và vô thường (anicca).

gāthā – Thi kệ.

Gotama – Cồ-đàm; họ, danh xưng gia tộc của đức Phật Thích-ca Mâu-ni có thật trong lịch sử. (Sanskrit: Gautama)

Goenkaji – Ông S. N. Goenka. Hậu tố “-ji” bày tỏ sự quý mến và tôn kính.

Jainism – Kỳ-na giáo, một tôn giáo Ấn Độ cổ xưa, vô thần, chủ trương bất hại, nhấn mạnh vào các nguyên lý bất bạo động, đạo đức, trí tuệ và sự cần thiết của nỗ lực tự thân nhằm đạt đến sự giải thoát.

kāma – Khát vọng, ham muốn, khoái lạc dục vọng.

kamma – Hành động; một cách cụ thể, danh từ này chỉ một hành vi của thân, khẩu hoặc ý tạo ra một hệ quả nào đó. (Sanskrit, karma.)

loka – Vũ trụ; thế giới; cảnh giới của sự hiện hữu.

maṅgala – An vui tốt lành, phúc đức, hạnh phúc.

maraṇānusati – Tỉnh giác về cái chết.

Mataji – (Hindi) Người mẹ. Trong ngữ cảnh của bài viết trong sách, từ này được dùng chỉ bà Goenka.

mettā – Tâm từ; tình yêu thương vị tha, thiện ý.

mettā bhāvanā – Sự nuôi dưỡng tâm từ một cách có hệ thống thông qua thiền tập.

nibbāna – Niết-bàn, tịch diệt; thoát khỏi mọi khổ đau, giải thoát; thực tại rốt ráo; sự thoát khỏi mọi điều kiện ràng buộc. (Sanskrit: nirvāṇa)

Pāli – Dòng chữ; văn bản. Những văn bản ghi lại lời dạy của Phật, do đó cũng là tên gọi loại ngôn ngữ ghi chép các văn bản này. Các chứng cứ về mặt lịch sử, ngôn ngữ học và khảo cổ học cho thấy tiếng Pāli là ngôn ngữ được sử dụng ở Bắc Ấn vào thời đức Phật hoặc gần với thời điểm này.

paññā – Bát-nhã, trí tuệ. Phần thứ ba trong ba phạm trù tu tập (giới, định, tuệ) theo đó Bát Thánh đạo (Ariya aṭṭhaṅgika magga) được thực hành. Có ba loại trí tuệ: suta-mayā paññā, trí tuệ tiếp nhận từ người khác, ví dụ như trí tuệ có được qua việc nghe người khác giảng giải (Văn tuệ), cintā-mayā paññā, trí tuệ đạt được qua phân tích lý luận (Tư tuệ), và bhāvanā-mayā paññā, trí tuệ được phát triển qua kinh nghiệm trực tiếp của bản thân (Tu tuệ). Chỉ duy nhất bhāvanā-mayā paññā, được nuôi dưỡng qua thực hành phát triển tuệ giác nội quán (vipassanā-bhāvanā), mới có thể làm cho tâm thức được thanh tịnh hoàn toàn.

pāramī / pāramitā – Ba-la-mật, Ba-la-mật-đa, sự hoàn thiện, đức hạnh; những phẩm tính tinh thần tốt đẹp, những phẩm hạnh cao quý.

paṭicca-samuppāda – Duyên sinh, duyên khởi, nhân duyên. Là tiến trình sinh khởi từ vô minh, qua đó chúng sinh tạo thành khổ đau.

rūpa – Sắc pháp, vật chất; đối tượng nhìn thấy được.

sādhu – “Lành thay!” “Thật khéo làm; khéo nói!” Cách nói theo truyền thống để biểu đạt sự chấp thuận hay tán thành, thường được lặp lại ba lần.

samādhi – Định, sự tập trung, kiểm soát tâm ý. Phần thứ hai trong ba phạm trù tu tập (giới, định, tuệ) theo đó Bát Thánh đạo (Ariya aṭṭhaṅgika magga) được thực hành. Khi được tu tập với tự thân nó như một phương tiện sẽ dẫn đến việc đạt đến các trạng thái định của tâm thức (jhāna) nhưng không đạt sự hoàn toàn giải thoát tâm thức.

saṃsāra – Luân hồi, vòng xoay của sự tái sinh; thế giới của sự điều kiện hóa; cảnh giới của khổ đau.

saṅkhāra – (Sanskrit: samskāra) Hành, tâm tác ý; tâm nội kết hay tâm mang điều kiện; tâm phản ứng. Một trong bốn uẩn hay tiến trình [thuộc về danh pháp, phân biệt với sắc pháp]. Ba uẩn khác là thức (viññāṇa), tưởng (saññā), và thọ (vedanā).

saññā – Tưởng, sự nhận biết, tri giác. Một trong bốn uẩn hay tiến trình [thuộc về danh pháp, phân biệt với sắc pháp]. Ba uẩn khác là thức (viññāṇa), hành (saṅkhāra), và thọ (vedanā). Tưởng bị điều kiện hóa bởi hành của ta trong quá khứ và do đó truyền đạt một hình ảnh méo mó sai lệch của thực tại. Trong sự tu tập Vipassana, tưởng được chuyển hóa thành tuệ giác, sự hiểu biết thực tại đúng thật như nó đang hiện hữu: aniccasaññā (tuệ giác về vô thường), dukkha-saññā (tuệ giác về khổ), anattā-saññā (tuệ giác về vô ngã), asubhasaññā (tuệ giác về bất tịnh, tính chất giả tạm của vẻ đẹp [thể chất]).

sāsana – Phật pháp, sự giáo hóa của một vị Phật; quãng thời gian mà giáo pháp của một vị Phật còn lưu hành ở thế gian.

sati – Niệm, sự tỉnh giác rõ biết. Ānāpāna-sati – niệm hơi thở. Sammā-sati – chánh niệm, một trong Bát Thánh đạo (Ariya aṭṭhaṅgika magga).

satipaṭṭhāna – Niệm xứ, thiết lập sự tỉnh giác, trong bốn khía cạnh:

kāyānupassanā – thân niệm xứ, tỉnh giác về thân thể.

vedanānupassanā – thọ niệm xứ, tỉnh giác về mọi cảm giác trong thân thể.

cittānupassanā – tâm niệm xứ, tỉnh giác về tâm ý.

dhammānupassanā – pháp niệm xứ, tỉnh giác về các pháp, các hiện tượng.Tất cả bốn khía cạnh này đều bao gồm trong thọ (vedanā) bởi vì cảm giác liên quan trực tiếp đến cả thân và tâm.

sayadaw – (Miến Điện) Nghĩa đen là “bậc thầy tôn kính”, được dùng chỉ vị tu viện trưởng hay vị tăng cao cấp trong một tu viện.

sayagyi – (Miến Điện) Nghĩa đen là “bậc thầy lớn”, được dùng như một danh xưng cao quý hay tôn kính.

sīla – Giới luật, sự kiêng dè, không làm những hành vi hay lời nói gây hại cho chính mình hoặc người khác. Phần thứ nhất trong ba phạm trù tu tập (giới, định, tuệ) theo đó Bát Thánh đạo (Ariya aṭṭhaṅgika magga) được thực hành.

sutta – Những lời dạy của đức Phật hay một trong các đại đệ tử của ngài. (Sanskrit: sūtra)

Tipiṭaka – Nghĩa đen là “ba giỏ chứa” (Sanskrit: tripiṭaka), chỉ toàn bộ sưu tập các giáo pháp của đức Phật, bao gồm: Luật tạng (vinaya-piṭaka), giới luật trong đời sống xuất gia; Kinh tạng (sutta-piṭaka), các bài giảng của Phật, giáo pháp; Luận tạng (abhidhamma-piṭaka), những luận giải có hệ thống về các pháp của chư Tổ.

U – (Miến Điện) Ông, danh xưng.

vedanā – Thọ, cảm thọ; cảm giác của thân thể. Một trong bốn uẩn hay tiến trình [thuộc về danh pháp, phân biệt với sắc pháp]. Ba uẩn khác là thức (viññāṇa), tưởng (saññā) và hành (saṅkhāra). Theo giáo lý Duyên khởi, tham ái (taṇhā) khởi sinh phụ thuộc vào cảm thọ (vedanā). Xem thêm về Duyên khởi (paṭicca-samuppāda). Vì bao gồm cả hai khía cạnh tinh thần (tâm) và thể chất (thân) nên thọ là một đối tượng thuận tiện để quán sát thân tâm. Bằng việc học cách quán sát cảm thọ một cách khách quan, ta có thể tránh được những phản ứng mới thuộc về tham ái (thèm khát) hay sân hận (chán ghét né tránh), và trực tiếp trải nghiệm trong tự thân mình thực tại vô thường (anicca). Kinh nghiệm này là thiết yếu để phát triển sự bình tâm (upekkhā), đưa đến giải thoát tâm.

viññāṇa – Thức, nhận thức. Một trong bốn uẩn hay tiến trình [thuộc về danh pháp, phân biệt với sắc pháp]. Ba uẩn khác là tưởng (saññā), thọ (vedanā) và hành (saṅkhāra).

vipassanā – Tuệ quán, minh sát. Nghĩa đen là “nhìn theo một cách đặc biệt”, chỉ sự quay vào quán sát bên trong, nội quán. Tuệ giác nội quán làm thanh tịnh tâm ý; cụ thể là tuệ giác nội quán về sự vô thường, bất toại nguyện và không có thực thể của tâm và thân. Cũng chỉ cho vipassanā-bhāvanā – sự phát triển có hệ thống của tuệ giác nội quán thông qua việc quán sát những cảm giác trong thân thể.

Pragyā jāge balavatī,
aṅga-aṅga rama jāya.
Aṇu-aṇu cetana ho uṭhe,
cita nirmala ho jāya.
—Hindi doha, S. N. Goenka

Nguyện cho trí tuệ khởi sinh,
với sức mạnh sung mãn
Và trải rộng trong suốt cuộc đời người,
Làm bừng lên sức sống trong từng tế bào,
Và thanh lọc tâm thức.
- Thi kệ Hindi, S.N. Goenka

    « Xem chương trước «      « Sách này có 26 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




San sẻ yêu thương


Phật Giáo Yếu Lược


Sống và chết theo quan niệm Phật giáo


Có và Không

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.107.96 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (72 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (13 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...