Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Quy nguyên trực chỉ »» 27. Thiền sư Vạn Tông chỉ thẳng đường tu »»

Quy nguyên trực chỉ
»» 27. Thiền sư Vạn Tông chỉ thẳng đường tu

(Lượt xem: 6.000)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Quy nguyên trực chỉ - 27. Thiền sư Vạn Tông chỉ thẳng đường tu

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Pháp môn Niệm Phật Tam-muội cũng gọi là Nhất hạnh Tam-muội. Có nghĩa là, người tu tập pháp môn này khi đã hiểu được ý chỉ sâu xa và có thể gìn giữ sự nhất tâm thì chẳng còn noi theo một hạnh nguyện nào khác, chỉ một lòng nhớ nghĩ đến cõi thế giới Cực Lạc, một lòng niệm tưởng đến đức Phật A-di-đà mà thôi. Người ấy biết rằng, thân mình với Tịnh độ không phải là hai, lòng nhớ nghĩ và niệm tưởng cũng chỉ là một. Được như vậy mới gọi là Nhất hạnh như vừa nói trên.

Tuy gọi là một hạnh duy nhất, nhưng người tu hành cũng phải nhờ vào vô số các pháp thế gian và xuất thế gian, tu tập hết thảy các công đức để hỗ trợ cho đường tu thì hạnh nguyện vãng sanh mới mau chóng được thành tựu. Vì thế, tất cả các hạnh nguyện đều là chỗ tu tập của pháp môn Tịnh độ, không có đường hướng nào khác. Gọi là Nhất hạnh, cũng ví như muôn dòng nước chảy vào biển, đều gọi tên chung là biển. Cũng vậy, vì muôn điều thiện cùng quy về một mối nên gọi là Nhất hạnh.

Vì nghĩa ấy nên các pháp như niệm xứ, chánh cần, căn, lực, giác, đạo, tứ hoằng, lục độ, hết thảy đều là hạnh Tịnh độ. Cho đến những việc lành hết sức nhỏ nhặt, hoặc là niệm Phật với tâm tán loạn, thậm chí chỉ một lần xưng danh hiệu Phật, một lần chắp tay cung kính, một lần lễ bái, một lần tán thán, một lần chiêm ngưỡng, cho đến dâng cúng một nén nhang, một chén nước, một cành hoa, một ngọn đèn, hoặc chỉ một lần cúng dường, dùng một món cúng dường, hoặc chỉ khởi một niệm tu tập, cho đến mười niệm, hoặc chỉ phát tâm làm được một việc bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ... hết thảy những căn lành ấy đều hồi hướng về Cực Lạc.

Nhờ duy trì được nguyện lực nên sớm muộn gì cũng đều được vãng sanh đúng như trong kinh đã dạy. Ví như thuở xưa, có người đem một giọt nước nhỏ gửi vào biển lớn, nguyện cho giọt nước ấy chẳng hoại, chẳng mất, chẳng biến đổi, chẳng khô cạn. Tuy trải qua nhiều đời mà giọt nước ấy vẫn còn nguyên. Người ấy sau khi trải qua nhiều kiếp vẫn nhận lại được giọt nước nguyên vẹn như khi gửi vào, không hề hoại mất, không hề khô cạn. Người đã đem một chút căn lành nhỏ nhoi hồi hướng về Cực Lạc, cũng giống như người kia gửi giọt nước vào biển lớn, tuy trải qua nhiều đời nhiều kiếp nhưng căn lành ấy không hề hoại mất, không hề khô kiệt, chắc chắn thế nào cũng sanh về Cực Lạc.

Huống chi những việc như chánh kiến, tà kiến, Đại thừa, Tiểu thừa, hữu lậu, vô lậu, loạn tâm hay định tâm làm việc thiện, các pháp quán tưởng, trí huệ... thảy đều gọi là Nhất hạnh, thảy đều sẽ được vãng sanh, chỉ trừ những kẻ tin nhận ngoại đạo mà thôi.

Cho nên nói rằng: “Chỉ cần có lòng tin chắc, quyết không bị dối gạt.” Trong kinh lại dạy rằng: “Những ai xưng niệm một lần Nam-mô Phật, đều sẽ thành Phật đạo.” Rất đáng tin sâu lời ấy. Nhưng đối với những ai chưa khởi lòng nhân, chưa làm các việc lành, thân tâm chưa điều phục, chưa có sự cảm ứng thì chớ vội nói ra như vậy.

Bởi vậy, trong suốt một đời đức Phật Thích-ca đã nói ra vô lượng tam-muội, vô lượng pháp giải thoát, vô lượng hạnh nguyện và các pháp tổng trì tương ứng nhau, cùng vô lượng pháp môn, nhưng chỉ riêng có pháp niệm Phật là thâu gồm tất cả vào trong, hết thảy đều đầy đủ. Như biển lớn kia dung chứa tất cả các dòng nước chảy vào mà tánh biển vẫn không thêm, không bớt; như hạt ngọc như ý đặt trên tòa cao làm thỏa mãn tất cả ước nguyện của chúng sanh mà thể chất của ngọc vẫn không hao tổn. Phép Niệm Phật Tam-muội này cũng vậy, có thể thâu nhiếp tất cả, bao gồm đầy đủ tất cả.

Vì nghĩa ấy nên khi xưa đức Thế Tôn đã rất nhiều lần đem phép Niệm Phật Tam-muội này mà dạy cho tất cả chúng hội. Trong chúng hội ấy có rất nhiều người lắng nghe rồi vâng theo, đều thuộc hàng đại căn như Bồ Tát Văn-thù, hoặc các vị thánh hiền trong Ba thừa và Tám bộ thiên long, thảy đều hết lòng tin theo. Đến khi pháp Phật truyền sang Đông độ, có vị đại nhân ở núi Lô sơn xiển dương giáo hóa, người người tin tưởng làm theo, ào ạt như gió lướt trên ngọn cỏ! Khắp thiên hạ đều hướng về, ai ai cũng ngợi khen pháp ấy.

Từ Phật đến nay đã hơn hai ngàn mấy trăm năm, có biết bao bậc thánh hiền, những vị cao tăng, những bậc danh nho cự phách, cùng những giới sĩ, nông, công, thương, những hạng đàn ông, đàn bà hèn kém, cho đến những kẻ nô tỳ, quan hoạn... hoặc tự mình tu tập, khuyên người tu tập, hoặc soạn văn, hoặc phát thệ nguyện, trân trọng chánh pháp như vật báu, coi khinh thân mạng như hạt bụi, gặp nạn chẳng sợ, gặp chết chẳng lo, xả thân lập hạnh, đem hết sức mình tu tập pháp môn niệm Phật.  Những người như thế thật nhiều không kể xiết!

Lại có những người thấy kẻ khác tu tập mà hoan hỷ vui theo, hoặc tin tưởng nương theo, cho đến những người noi theo đức độ người tu mà đem hết lòng thành của mình ra niệm Phật, số ấy lại càng đông đảo, quả thật là nhiều như sao đêm, như cát bụi, số nhiều lại càng nhiều hơn.

Lại có những người niệm Phật mà nửa tin nửa ngờ, do dự chẳng quyết. Thế mà họ cũng được sanh về Cực Lạc, nơi những vùng biên địa Nghi thành, huống chi đối với những người có lòng tin chân chánh, tu hành chân chánh, phát nguyện chân chánh, lẽ nào còn có chỗ nghi hay sao? Những người vãng sanh được ghi lại trong sách truyện chỉ là một phần nhỏ trong muôn vạn trường hợp. Từ xưa tới nay, số người đã nương nhờ ơn Phật mà được vãng sanh thật không có giấy bút nào, không miệng lưỡi nào có thể kể ra cho xiết!

Nếu như muốn tu tập các pháp môn khác, chỉ là nhờ vào sức lực của tự tâm mình, nhưng nếu có sự thối chuyển, ắt vướng phải nạn ách của chúng ma. Chỉ duy nhất một pháp môn niệm Phật này, nương nhờ sức Phật, tu tập ắt được thành tựu, không còn trở lại vướng vào nghiệp ma, mãi mãi không thối chuyển, chắc chắn được vãng sanh!


    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Bi Hoa


Dưới bóng đa chùa Viên Giác


Chuyển họa thành phúc


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.234.6.167 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...