Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 »» 21. Bà Nguyễn Thị Tân (1921 - 1999) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1
»» 21. Bà Nguyễn Thị Tân (1921 - 1999)

(Lượt xem: 5.677)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 - 21. Bà Nguyễn Thị Tân (1921 - 1999)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Nguyễn Thị Tân, pháp danh Diệu Hưng, sinh ngày 13 tháng 8 năm 1921, tại Trà Vinh. Đến tuổi trưởng thành, lập gia đình thì cư trú tại Sài Gòn. Lúc con trai của bà là Lý Trường Xuân vừa chào đời được 10 tháng, chồng bà qua đời, bà thủ tiết nuôi con, khi ấy bà 24 tuổi.
Năm 40 tuổi (1961), bà quy y Tam Bảo, rồi thọ Bồ Tát giới tại gia ở chùa Ấn Quang. Ban sơ, bà dùng chay kỳ, mỗi tháng 4 ngày. Đến năm 1979, bà phát tâm trường chay.
Bà thường xuyên đi chùa nghe pháp, thích làm các Phật sự, cùng các việc phước đức khác như: giúp chùa, giúp Tăng Ni, giúp trẻ mồ côi…
Bà hay đến chùa Ấn Quang và những chùa khác. Trong đó, có chùa Huệ Nghiêm, nơi đây bà quen biết với Thầy Thích Trí Tuệ.
Cảm cảnh khổ sâu xa của kiếp người; xét thấy vạn vật trên thế gian này đều hợp tan, phù du, ảo mộng, mong manh, ngắn ngủi, như sương, như chớp… Càng kinh hãi hơn khi thấu hiểu nỗi đau thương không bến, không bờ của vòng trầm luân xoay chuyển vô tận, vô cùng.
Do thấm nhuần Phật Pháp, lòng tin vững chắc vào bi nguyện độ sanh của Đức Từ Phụ A Di Đà, nên bà tha thiết niệm Phật cầu sanh Tây Phương.
Năm 1981 con trai bà ra nước ngoài, bà niệm Phật càng khẩn thiết hơn. Lúc quét rác, bà cũng niệm Phật, hốt rác, xới đất trồng rau, cũng niệm Phật,… Nhớ con cũng Niệm Phật, càng nhớ càng niệm. Mười năm trường, biến niềm nhớ thương thành câu Phật hiệu.
Năm 1991 bà cùng cô con dâu và cháu nội sang Mỹ theo diện bảo lãnh đoàn tụ gia đình. Thế rồi, bà tiếp tục đi chùa lễ Phật và làm công quả như trước, tiếp tục vui vẻ niệm Phật trong mọi oai nghi. Bà may mắn gặp lại Thầy Trí Tuệ tại chùa Vạn Hạnh nhưng chùa Vạn Hạnh lại xa nhà, vì vậy bà thường đi chùa Vạn Phước của Thầy Vân Đàm. Sau này, chùa Vạn Phước đổi thành Tu Viện Pháp Vương.
Ngày rằm tháng tư năm 1999 (Lễ Phật Đản), bà vẫn còn làm bánh vui vẻ cúng Phật và còn vui cười dự “Ngày Cha Mẹ” do hội Ái Hữu Gia Long Miền Đông tổ chức. Nhưng đến đầu tháng 6, thì bà phát bệnh nhanh chóng không thể ngờ, dù đau lưng rất dữ dội nhưng chưa bao giờ bà rên xiết. Gia đình đưa bà vào nhà thương Fairas. Nơi đây chẩn đoán bà bị nhiễm trùng đường tiểu.
Khi về nhà, bệnh không thuyên giảm. Sau đó, sang tiểu bang Virginia, đến bệnh viện Maryland, bác sĩ tìm ra ung thư bao tử; vì phát hiện quá muộn màng nên không còn điều trị được nữa, họ đành phải cho ra về.
Ngày 12 tháng 6 năm 1999, bà xuất viện. Về nhà, bà nói với Thiện Viên (con nuôi của bà - anh này là người rất có đạo tâm, hăng say làm các Phật sự):
- “Má đã biết đường đi rồi!”
Dáng vẻ của bà rất ung dung tự nhiên, không chút sợ hãi, lo buồn, dẫu biết rằng cái chết đang cận kề bên mình trong gang tấc.
Đến ngày 20 tháng 6 năm 1999, hội Ái Hữu Gia Long tổ chức cầu an cho bà tại Tu Viện Pháp Vương với sự hiện diện hàng trăm Phật tử trong vùng. Bà cười chào hỏi mọi người, thành thật cảm ơn tất cả và bình thản ra về sau buổi lễ.
Sáng ngày 29 tháng 6 năm 1999, bệnh tình bà trầm trọng. Bà vẫn sáng suốt, luôn luôn chấp tay niệm Phật. Bạn đạo đến hộ niệm đông đảo. Bà bảo mọi người đừng khóc. Bà nằm ngửa chấp tay niệm Phật và niệm đến khi không còn niệm ra tiếng. Đến 3 giờ 30 chiều thì bà trút hơi thở cuối cùng, sắc mặt liền thay đổi, gương mặt bỗng nhiên sáng đẹp hẳn lên. Hơi ấm còn lưu lại nơi đầu và trán. Bà hưởng thọ 78 tuổi.
Sau đó, Thầy Vân Đàm đến. Thầy rờ trán cụ, bảo:
- “Cụ ra đi tốt đẹp!”
Kế đó, Thầy Trí Tuệ cũng đến. Trước khi ra đi, bà đã chuẩn bị tất cả tang sự. Tất cả đồ liệm đem theo cho bà, bà tự lo sắm đầy đủ như quần áo liệm, mũ Quan Âm, kể cả chiếc mền Đà-la-ni, mà cháu con không hay biết.
Bà đã viết thư dặn dò khi bà chết phải đem đi thiêu. Khi nhặt tro phải lượm từ dưới chân dần lên đầu. Rồi đem vào chùa 49 ngày, sau đó đem rải ở đâu cũng được.
Lễ hỏa táng kết thúc thu được rất nhiều Xá Lợi. Gồm hoa Xá Lợi và xương Xá Lợi.

(Trích : Niệm Phật Vãng Sanh Lưu Xá Lợi- Tịnh Hải sưu tập)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 18.217.185.32 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...