Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Lan Bồn Hiến Cung Nghi [蘭盆獻供儀] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Lan Bồn Hiến Cung Nghi [蘭盆獻供儀]


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Nghi Thức Hiến Cúng Vu Lan

Việt dịch: Thích Đồng Tiến

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

BÀI TỰA
Xưa pháp sư Cô Sơn từng soạn Lan-bồn lễ tán văn, phần lễ Tam bảo và Mục-liên có sáu vị, phần khải bạch sám hối mỗi mỗi chỉ có bốn câu, nhưng vẫn dùng cách thông thường là lễ thỉnh A-la-hán. Về sau, luật sư Chân Ngộ lại xướng lễ các tổ sư Tây Trúc, nên thêm phần Khải thỉnh vào trước phần tán, chuyển bốn câu trong văn của Cô Sơn pháp sư làm bài tán Phật
. Tôi cho rằng hàng Thích tử phụng hành Lan-bồn, tất nhiên nên thay thế kẻ còn người mất mà tỏ bày sám hối. Lại căn cứ theo kinh dạy mà thiết cúng thì nhất định trước tiên phải chú nguyện. Hai việc này rất quan trọng của pháp hội mà ngày xưa đều quên sót. Vì thế ngày nay, sau phần Tán Phật thì căn cứ theo kinh mà nêu ra pháp chú nguyện. Lại sau phần Lễ tán thì lập văn sám hối. Còn những phần khác đều căn cứ theo xưa mà hành sự, không sửa đổi gì khác. Có bản thêm một bài tán của ngài Khuê Phong và các bài kệ Khuyến thỉnh. Nhưng nay không còn, mỗi mỗi đều có ý riêng vậy.
Dư Hàng, sa-môn Thích Nguyên Chiếu biên tập lại.
NGHI THỨC
Vào đạo tràng, trước tiên lạy ba lạy, quì xuống, đốt hương, rải hoa cúng dường. Chủ lễ khởi xướng:
Kính nghĩ: Hóa chủ Thích-ca, là bậc Đại hiếu Từ Tôn, công hạnh ba a-tăng-kì kiếp đã viên mãn, muôn đức trang nghiêm lại tròn đầy. Tại nhân, tại quả đều tôn hiếu thuận làm đầu. Nơi phàm, nơi thánh đều lấy báo ân làm gốc. Nương gá cung vua để hạ sinh, bỏ ngôi Kim luân mà xuất thế, nơi cội bồ-đề chứng chân, hàng phục thiên ma để thành tựu quả thánh, chỉ ra tam thiên làm hóa cảnh[1], diễn tám vạn làm pháp môn, lên cõi trời Đao-lợi nói pháp hóa độ Ma-da, về thành Ca-duy khiêng kim quan đáp ân Tịnh Phạn. Ngài thấy Mục-liên không phương cứu mẹ, nên dạy hiến cúng Vu-lan tự tứ. Thiết lễ Lan-bồn, bày thức ăn trăm vị dâng cúng tam tôn. Ngưỡng mong uy quang hiền thánh, cứu độ kẻ còn người mất của tự tha. Nay mùa an cư đã kết thúc, xin bày biện chút ít món ngon cúng hiến khắp tất cả, hầu đáp đền công sinh thành dưỡng dục. Chỉ mong thánh chúng ở mười phương quang lâm đạo tràng, đồng nhận tâm thành, rủ lòng chiếu giám.
Xướng xong, lễ một lạy, rồi quì xuống, cầm lò hương, thầm tưởng thánh chúng, rồi thỉnh:
Nhất tâm phụng thỉnh Lan-bồn giáo chủ cửu báo thân ân Thích-ca Văn Phật. Kính xin giáng lâm đạo tràng nhận sự cúng dường của con.
Thỉnh ba lần rồi lễ một lạy. Mỗi câu dưới đây cũng như thế.
Nhất tâm phụng thỉnh Lan-bồn chí giáo báo thân bạt khổ pháp môn tu-đa-la tạng.
Nhất tâm phụng thỉnh thập phương Tự tứ đắc đạo thánh hiền bồ-tát tăng chúng.
Nhất tâm phụng thỉnh thập phương Tự tứ đắc đạo thánh hiền duyên giác tăng chúng.
Nhất tâm phụng thỉnh thập phương Tự tứ đắc đạo thánh hiền thanh văn tăng chúng.
Nhất tâm phụng thỉnh báo thân nhập đạo khởi giáo lợi sinh Mục-liên tôn giả.
Thỉnh xong, đứng lên, ca ngợi Tam bảo và đồng thanh chú nguyện:
Kính lạy Thích-ca, chân giáo pháp
Hiền thánh ba thừa Mục-kiền-liên
Nay con vâng lời, báo ân sâu
Nguyện rủ từ bi nghe ca ngợi.
Chúng con vì báo đáp ân sâu xa không cùng tận của đấng sinh thành, nên bày thức ăn trăm vị, năm loại trái cây, dầu thơm, đèn nến cúng dường Tam bảo cùng đại đức chúng tăng Tự tứ ở mười phương. Cầu xin cha mẹ hiện tại sống lâu, không còn tất cả khổ não, cho đến cha mẹ bảy đời thoát nỗi khổ đau trong loài ngạ quỉ, được sinh làm trời người, hưởng phúc lạc không cùng tận. Đồng thời cũng nguyện cầu vô lượng chúng sinh ở khắp pháp giới nhờ sức huân tu này mà đều được lợi lạc.
Đọc câu này ba lần, hoặc tuyên sớ, hoặc niệm Phật, đến lúc ấy sẽ tự quyết định. Sau đó xướng lễ ca ngợi:
Nhất tâm đỉnh lễ Lan-bồn giáo chủ cửu báo thân ân Thích-ca Văn Phật.
Nhiều kiếp tu hành thành Thánh đạo
Mục-liên cầu Phật nói chân thừa
Phật ngự hư không, vua cha lễ
Điền chủ nghe nói liền mở lưới
Tu nhân, chứng quả đồng về hiếu
Độ người, tự độ báo ân sâu
Nguyện xoay mắt từ nhìn chúng sinh
Người còn kẻ mất đều nhận ân.
Vì thế, con nhất tâm qui mạng đỉnh lễ.
Mọi người cùng đọc, lễ ba lạy, sau đó đồng xướng:
Nhất tâm đỉnh lễ Lan-bồn chí giáo báo thân bạt khổ pháp môn tu-đa-la tạng.
Kim khẩu nói rộng vô lượng giáo
Báo ân, chỉ duyên ứng cơ này
Cứu khổ rất hợp tăng Tự tứ
Rủ lòng từ nói pháp Lan-bồn
Khánh Hỉ tuyên nói đã đủ lời
Đàm-ma phiên dịch, đạo càng sáng
Vua quan giàu nghèo đều làm theo
Lời dạy rõ ràng hơn nhật nguyệt.
Nhất tâm đỉnh lễ thập phương Tự tứ đắc đạo thánh hiền bồ-tát tăng chúng.
Bi trí đều tu là đại sĩ
Thượng cầu hạ hóa trải nhiều kiếp
Cứu người thường nhờ thuyền sáu độ
Lợi tha đều đến bờ Tam không
Nội chứng dẫn đến nước chư Phật
Tùy duyên hoặc hiện làm tì-kheo
Ngày nay đã hiện đến đạo tràng
Nguyện kẻ còn người mất đều lìa khổ.
Nhất tâm phụng thỉnh thập phương Tự tứ đắc đạo thánh hiền duyên giác tăng chúng.
Trí bén nhạy không nhờ thầy dạy
Quán kĩ duyên khởi, ngộ vô sinh
Nói pháp truyền đăng, hiệu Bộ hành[2]
Tu tâm không bạn là Lân giác[3]
Chân không đốn ngộ, nhìn hoa rơi
Phiền não dứt sạch, nghe vòng chạm
Ngày nay đã hiện đến đạo tràng
Nguyện kẻ còn người mất đều lìa khổ.
Nhất tâm phụng thỉnh thập phương Tự tứ đắc đạo thánh hiền thanh văn tăng chúng.
Bên cây trên núi ngồi an ổn
Quán kĩ bốn đế được Hữu dư[4]
Sinh tử ồn ào, thật ngã đổ
Niết-bàn vắng lặng, tâm đã chứng
Sáu thông tự tại, vượt cảnh ma
Tám giải[5] ung dung, hiệu Phúc Điền
Ngày nay đã hiện đến đạo tràng
Nguyện kẻ còn người mất đều lìa khổ.
Nhất tâm đỉnh lễ báo thân nhập đạo khởi giáo lợi sinh Mục-liên tôn giả.
Thần thông đệ nhất được Vô học
Vì báo thân ân mới xuất gia
Tự lực khó trừ họa của mẹ
Than khóc bèn vâng lời Như Lai.
Phát khởi diệu ngôn giúp đời sau
Ngợi ca hiếu đạo, lợi chúng sinh
Ngày nay đã hiện đến đạo tràng
Nguyện kẻ còn người mất đều lìa khổ.
Ca ngợi xong, quì xuống, nghĩ nhớ đến cha mẹ còn mất, tha thiết chí thành sám hối:
Chí tâm sám hối: Cha mẹ sinh ra ta, là duyên gần nhiều kiếp, tự trái với chân thường, trôi mãi trong sinh tử. Điên đảo tưởng thuận vô minh, phan duyên theo cảnh dục. Buông lung sáu căn, gây mười việc ác, tham sân biên kiến, sát đạo tà dâm. Lưỡng thiệt, ác khẩu để lừa dối; nịnh hót, nói dối mê hoặc người. Lại thêm tiếc của, tham đắm sắc đẹp, say sưa rượu chè, ham thích âm thanh, nhục mạ tăng ni, xem thường Phật pháp; ăn thịt uống máu chúng sinh, sát hại vô lượng hàm linh; không nghĩ đến tai họa muôn kiếp, chỉ nhìn thấy tốt đẹp nhất thời. Thế nên hoặc hiện tại gặp tai họa, hoặc đời sau chịu trầm luân. Hổ thẹn đã cắt ái xuất gia, theo lí phải tu thân báo đức. May mắn gặp ngày Phật hoan hỉ, lúc tăng Tự tứ. Kính vâng theo pháp môn của Điều Ngự, xin phụng cúng Vu-lan-bồn. Chỉ vì nghĩa sinh duyên[6] quá nặng, tình thương nhớ lại sâu. Vì thế liền nói ra những lỗi lầm, thay thế tỏ bày sám hối. Nhờ uy thần Tam bảo gia hộ, công hạnh chúng tăng minh huân[7], khiến tội căn đồng thời trừ diệt. Kẻ mất thì thần thức được sinh thiên, mãi mãi thoát khỏi đường ác; người sống thì sống thọ ở nhân gian, thường không bịnh tật khổ não, thiện căn càng kiên cố, chính tín thêm sâu xa, hết thảy thoát khỏi luân hồi, mạng chung sinh về An Dưỡng. Lòng từ vô duyên[8] trùm khắp, hễ có cảm thì liền thông, xin nguyện thương xót, rủ lòng hộ niệm (đọc ba lần).
Sám hối xong, chí tâm qui mạng đỉnh lễ.
Một người xướng xong, lễ một lạy, rồi xướng:
Nam mô thập phương Phật.
Nam mô thập phương pháp.
Nam mô thập phương tăng.
Nam mô Lan-bồn giáo chủ Thích-ca Văn Phật.
Nam mô Lan-bồn chí giáo tu-đa-la tạng.
Nam mô thập phương Tự tứ bồ-tát tăng chúng.
Nam mô thập phương Tự tứ duyên giác tăng chúng.
Nam mô thập phương Tự tứ thanh văn tăng chúng.
Nam mô báo thân nhập đạo Mục-liên tôn giả.
Xướng như vậy ba lần, kế đến tụng kinh Vu-lan-bồn, hoặc những kinh khác, rồi thành tâm rồi lui ra.
Cuối hạ năm Giáp Tí, niên hiệu Thiệu Hưng mười bốn (1144), tì-kheo Tông Cự ghi lại, rồi khuyên hóa những người có duyên khắc bản lưu thông, mỗi mỗi đều vì cha mẹ đời này, vì nhiều kiếp thân duyên[9], nên sám trừ tội căn, trang nghiêm cõi Phật.


Chú thích:
[1] Hóa cảnh: Cảnh giới giáo hóa của Như Lai.
[2] Bộ hành: Duyên giác tu hành cùng một chỗ với số đông người khác, nhưng không có thầy dạy, lìa giáo pháp mà tự chứng ngộ.
[3] Lân giác: Duyên giác đơn độc tu hành chứng ngộ.
[4] Hữu dư: Niết-bàn Hữu dư.
[5] Tám giải: Tám môn giải thoát.
[6] Sinh duyên: Duyên phận thế gian.
[7] Minh huân: Thiện tâm âm thàm huân tập trong thể chân như của bản giác, làm cho tâm bồ-đề phát sinh.
[8] Lòng từ vô duyên:
[9] Thân duyên: Duyên gần gũi. Chỉ cho mối quan hệ mật thiết giữa đức Phật A-di-đà và hành giả niệm Phật, là một trong ba duyên. Hằng ngày nếu hành giả miệng thường niệm Phật thì Phật liền nghe; thân thường lễ kính Phật thì Phật liền thấy, tâm thường nghĩ đến Phật thì Phật liền biết, ý thường nhớ nghĩ đến Phật thì Phật cũng thường nhớ nghĩ đến hành giả. Như vậy thì ba nghiệp của Phật và ba nghiệp của hành giả không lìa bỏ nhau, mối quan hệ khắng khít này gọi là thân duyên.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


Tôi đọc Đại Tạng Kinh


Chắp tay lạy người

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.14.70.203 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập