Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Ưu Pha Di Đoạ Xá Ca Kinh [優陂夷墮舍迦經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Ưu Pha Di Đoạ Xá Ca Kinh [優陂夷墮舍迦經]


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Việt dịch (2) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.1 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.15 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Ưu Pha Di Đọa Xá Ca

Việt dịch: Huyền Thanh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Nghe như vầy. Một thời Đức Phật ngự tại nước Xá Vệ (Śrāvastī). Từ cái thành đi về hướng Đông, có người nữ tên là Vu Gia Lâu, mọi người thường gọi là Vu Gia Lâu mẫu.
Khi đức Phật ngồi trên cái điện tại nhà Vu Gia Lâu mẫu, có một người con gái tên là Đọa Xá Ca (Viśākhā: Đê Tú), phụng trì Giáo Giới. Vào ngày 15 của tháng, dậy sớm tắm gội, có bảy người con dâu cũng đều khiến họ tắm gội, mặc áo đẹp tốt, đến giờ Mùi mới ăn cơm. Ăn xong, rửa tay, rồi cùng với bảy người con dâu đến trước mặt Đức Phật làm lễ.
Đức Phật nói: “Hãy đến chỗ ngồi”
Mọi người đều lui về chỗ ngồi của mình.
Đức Phật hỏi: “Này Ưu Pha Di (Upāsikā: Cận Sự Nữ, nữ cư sĩ) Đọa Xá Ca (Viśākhā) ! Vì sao hôm nay lại tắm gội, mặc áo đẹp tốt cùng với con dâu đi đến chỗ của Phật ?”
Đọa Xá Ca nói: “Hôm nay là ngày 15, con thực hành Trai Giới. Con nghe nói một tháng có sáu ngày Trai, nên con với con dâu cùng nhau trì Trai (Upoṣadha) chẳng dám lười biếng khinh thường”.
Đức Phật bảo Đọa Xá Ca: “Pháp Chính Trai của Phật có tám Giới, khiến cho con người được vượt qua lối nẻo của Thế Gian, lại chẳng bị rơi vào ba chốn ác (Địa Ngục, Quỷ đói, súc sinh), nơi sinh ra thường có ban Phước phù trợ (phước hữu), cũng từ tám Giới vốn là Nhân Duyên dẫn đến thành Phật.
Nhóm nào là Pháp Chính Trai của Phật ? Trong khoảng thời gian này có người hiền thiện trì giữ Giới (Śīla). Một tháng có sáu ngày Trai là: ngày mồng tám, ngày 14, ngày 15, ngày 23, ngày 29, ngày 30
_ Vào ngày Trai thời dậy sớm, bảo người trong nhà rằng: “Hôm nay, tôi giữ Trai Giới. Một ngày hôm nay, trong nhà tạm thời đừng uống rượu, đừng đấu tranh, đừng nói chuyện về tiền tài. Việc trong nhà nếu Ý đã nghĩ, miệng đã nói thì nên như bậc A La Hán (Arhat). Bậc A La Hán không có Ý giết hại (sát) thì ngày Trai, giữ Giới cũngnên như A La Hán: không có Ý giết hại, không có Ý dùng gậy gộc đánh đập. Nghĩđến loài súc sinh với loài sâu trùng khiến thường sinh Ý như A La Hán. Đây là Giới thứ nhất. Hôm nay, suốt ngày đêm giữ gìn Ý giết hại, khiến chẳng được giết hại. Giữgìn Ý như vậy là Giới thứ nhất của Phật”
_ Đức Phật nói: “Vào ngày Trai, nên giữ gìn Ý như A La Hán không có Tâmtham lam, không có chỗ tham luyến yêu mến đối với Thế Gian, không có Ý tham lamdù là một sợi lông, cọng rau. Vào ngày Trai, như vậy giữ gìn Ý như A La Hán. Người giàu có nên nhớ làm Bố Thí, người nghèo túng không có thì mỗi mỗi nên Niệm Thí (Tyāgānusmṛti: nghĩ đến việc bố thí, nghĩ đến sự buông xả). Đây là Giới thứ hai.
_ Đức Phật nói: “Vào ngày Trai, nên giữ gìn Ý như A La Hán. Bậc A La Hánchẳng có nuôi phụ nữ, cũng chẳng ham muốn người nữ, cũng không có Ý dâm dục.Vào ngày Trai, như vậy giữ gìn Ý như A La Hán. Đây là Giới thứ ba”.
_ Đức Phật nói: “Vào ngày Trai, nên giữ gìn Ý như A La Hán. Chẳng nói dối,chẳng có Ý hại người. Khi nói liền nói Kinh của Phật, lúc chẳng nói thì chỉ nhớ đếncác điều tốt lành. Vào ngày Trai, như vậy giữ gìn Ý như A La Hán. Đây là Giới thứ tư”.
_ Đức Phật nói: “Vào ngày Trai, nên giữ gìn Ý như A La Hán. Bậc A La Hán chẳng uống rượu, chẳng nhớ đến rượu, chẳng nghĩ đến rượu, dùng rượu làm việc xấuác. Vào ngày Trai, như vậy giữ gìn Ý như A La Hán. Đây là Giới thứ năm”.
_ Đức Phật nói: “Vào ngày Trai, nên giữ gìn Ý như A La Hán. Ý của bậc A La Hán chẳng để tại chỗ ca múa, nếu nghe cũng chẳng vui thích tiếng âm nhạc, cũngchẳng để tại mùi thơm của hoa. Vào ngày Trai, như vậy giữ gìn Ý như A La Hán. Đây là Giới thứ sáu”.
_ Đức Phật nói: “Vào ngày Trai, nên giữ gìn Ý như A La Hán. Bậc A La Hánchẳng ở trên giường cao đẹp, Ý cũng chẳng nhớ nghĩ nằm trên giường cao đẹp. Vàongày Trai, như vậy giữ gìn Ý như A La Hán. Đây là Giới thứ bảy”.
_ Đức Phật nói: “Vào ngày Trai, nên giữ gìn Ý như A La Hán. Bậc A La Hán chỉ ăn trong giờ Ngọ, sau giờ Ngọ cho đến hôm sau chẳng được ăn lần nữa mà chỉ đượcuống Mật với sữa. Vào ngày Trai, như vậy giữ gìn Ý như A La Hán. Đây là Giới thứ tám”.
Đức Phật lại bảo Ưu Pha Di Đọa Xá Ca: “ Khi ấy, có người đầu tóc dơ bẩn, tự gội đầu của mình. Tắm gội xong thì người ấy liền vui mừng nói: “Sự dơ bẩn trên cái đầu của ta đã đi rồi”. Có người giữ tám Giới một ngày một đêm, đến ngày hôm sau liền vui mừng. Người vui mừng liền nhớ đến Kinh Giới của Phật bèn như vậy. Lại cóngười, trong Tâm có Ý xấu ác liền bỏ đi thì Ý tốt lành liền quay trở lại”
Đức Phật nói: “Có người, thân thể rất dơ bẩn, vào trong nước kỳ cọ thời sự dơ bẩn trên thân đều trôi đi. Khi ra khỏi nước liền vui mừng nói: “Sự dơ bẩn của ta đã trôi đi, nên thân được nhẹ nhàng”. Lại có người giữ Trai Giới một ngày một đêm đến hôm sau liền vui mừng nhớ đến lời dạy bảo chính đúng của Phật nên tự nghĩ: “Khi nào mới được Đạo? Khiến cho Tâm của ta chẳng còn dao động, chẳng còn chạy nhảy, khiến cho Tâm của ta một lòng hướng đến (nhất chí) Đạo Vô Vi”
Đức Phật nói: “Có người, quần áo rất dơ bẩn, dùng tro giặt dũ loại bỏ vết dơ thì người ấy liền vui mừng. Lại có người giữ Trai Giới một ngày một đêm, hôm sau liền vui mừng, nhớ đến Tỳ Khưu Tăng (Bhikṣu-saṃgha: chúng Tỳ Khưu) nên nói rằng: “Trong Tỳ Khưu Tăng có vị là Tu Đà Hoàn (Srotāpanna), có vị là Tư Đà Hàm (Sakṛdāgāmi), có vị là A Na Hàm (Anāgāmi),có vị là A La Hán (Arhat)”. Nhớ đến Tỳ Khưu Tăng như vậy
Đức Phật nói: “Như người có cái gương, cái gương ấy bị dơ bẩn, khi lau chùi loại bỏ vết dơ thì cái gương liền sáng tỏ. Lại có người giữ Trai Giới một ngày một đêm, có Tâm Từ (Maitra-citta: Tâm yêu thương trợ giúp) đối với Thiên Hạ thì Tâm mở sáng như cái gương, chẳng còn có Ý giận dữ . Lại có người giữ Trai Giới một ngày một đêm, yêu thích Thiên Hạ, Tâm trong sạch tự suy nghĩ, tự xét kỹ Ý của mình, tự nghĩ nhớ nẻo ác trong thân như vậy. Người như thế chẳng còn sân nộ nữa”
Đức Phật bảo ƯuPhaDiĐọaXá Ca: “Trì giữ tám Trai Giới một ngày một đêm chẳng đánh mất thì hơn hẳn cầm vàng, bạc, ngọc châu đem cho Tỳ Khưu Tăng vậy.
Thiên hạ có 16 nước lớn (Ṣodaśa-mahājanapadā: 16 nước lớn thuộc Ấn Độ cổ đại trong thời đại của Đức Phật), tên gọi là:
1_ Ương Ca (Aṅga)
2_ Ma Kiệt (Magadha)
3_ Ca Di (Kāśi)
4_ Câu Tiết La (Kośala)
5_ Cưu Lựu (Kuru)
6_ Bát Xà Đồ (Vatsa)
7_ A Ba Gia (Aśvaka)
8_ A Hoàn Đề Du (Avanti)
9_ Chi Đề Du (Pañcāla)
10_ Việt Kỳ Du (Gandhāra)
11_ Tốc Ma (Śūrasena)
12_ Tốc Lại Tra (Matsya)
13_ Việt Tha (Vṛji)
14_ Mạt La (Malla)
15_ Du Nặc (Ceḍi)
16_ Kiếm Thiện Đề (Kambboja)
Cầm vật báu, châu ngọc trong 16 nước lớn này, đem cho Tỳ Khưu Tăng chẳng bằng một ngày một đêm giữ gìn Trai Giới. Trai Giới khiến cho con người được vượt qua lối nẻo của Thế Gian. Cầm tài bảo đem cho chẳng có thể khiến cho con người được Đạo (Mārga). Nay Ta được Phật Đạo (Buddha-mārga) vốn từ tám Giới này dấy lên.
Đức Phật bảo Đọa Xá Ca: “Người trong Thiên Hạ, phần lớn lo lắng việc nhà. Ta dùng điều này khiến cho trì giữ tám Giới trong sáu ngày Trai của tháng. Nếu có người hiền thiện muốn mau chóng được A La Hán Đạo, hoặc muốn mau chóng được Phật Đạo, hoặc muốn sinh lên cõi Trời…thì có thể tự xét kỹ Tâm của mình, một lòngtheo Ý ấy. Trong tháng, 15 ngày giữ Trai Giới cũng tốt, 20 ngày giữ Trai Giới cũng tốt. Con người, phần nhiều lo lắng việc nhà cho nên trao cho sáu ngày Trai trong tháng. Sáu ngày Trai ví như nước biển chẳng thể dùng cái Hộc đo lường được. Lại người có giữ Trai Giới một ngày một đêm thì Phước ấy chẳng thể tính đếm được”
Đức Phật bảo Đọa Xá Ca: “Hãy cùng với con dâu quay về, tụng niệm tám Giới của Pháp Chính Trai này”
Ưu Pha Di Đọa Xá Ca (Nữ cư sĩ Viśākhā) ở trước mặt Đức Phật, làm lễ rồi lui ra.
KINH ƯU PHA DI ĐỌA XÁ CA _Hết_

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.139.104 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập