Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Di Lặc Lai Thời Kinh [佛說彌勒來時經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Di Lặc Lai Thời Kinh [佛說彌勒來時經]


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.16 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.12 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Thời Gian Xuất Thế Của Từ Thị Bồ Tát

Việt dịch: Nguyên Thuận

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
(Download file MP3 -7.62Mb
Font chữ:

Ngài Xá-lợi Tử là vị đệ tử trí tuệ đệ nhất của Phật.
Với lòng từ bi thương xót chúng sanh, ngài đi đến trước chỗ của Phật, hai gối quỳ, chắp tay và thưa hỏi rằng:
"Đức Phật thường nói, sau khi Phật diệt độ, tiếp đến Đức Từ Thị sẽ xuất thế. Con nay rất muốn nghe việc đó từ Đức Phật."
Đức Phật bảo:
"Khi Đức Phật Từ Thị sắp xuất hiện ở thế gian, lúc ấy đất đai, núi non, và cỏ cây ở trong châu Thắng Kim đều cháy rụi. Như hiện tại diện tích của mặt đất ở châu Thắng Kim là 600.000 dặm. Khi Đức Phật Từ Thị xuất hiện ở thế gian thì đất đai ở châu Thắng Kim, đông tây dài 400.000 dặm, nam bắc rộng 320.000 dặm. Ở trên đất đều mọc ra năm loại trái cây, khắp nơi chẳng có núi đồi, khe suối, hay thung lũng; mặt đất bằng phẳng như đá mài và cây cối to lớn.
Vào thời bấy giờ sẽ có rất nhiều dân chúng và họ chẳng có tham dục, sân hận, hay si mê. Xóm làng gần kề và chỉ cách xa bằng tiếng gà kêu. Loài người sống đến 84.000 năm. Khi người nữ được 500 tuổi thì họ mới xuất giá. Dân chúng đều chẳng có bệnh thống khổ.
Ở khắp cõi nước đó, duy chỉ có ba bệnh:
1. cần phải đại tiểu tiện
2. cần phải ăn uống
3. phải bị già yếu
Khuôn mặt của họ có màu sắc như hoa đào và ai nấy đều kính trọng lẫn nhau.

Lúc đó sẽ có một thành quách tên là Diệu Tràng Tướng, là kinh đô của cõi nước kia. Tường thành có chu vi là 480 dặm, làm bằng đất và che với ván gỗ. Tường thành đó lại được trang trí bằng vàng, bạc, lưu ly, thủy tinh, và trân bảo. Ở mỗi phía của bốn mặt thành đều có 12 cổng. Trên cổng đều có khắc chạm, lại được trang trí bằng vàng, bạc, lưu ly, thủy tinh, và trân bảo.
Lúc bấy giờ sẽ có một luân vương tên là Loa, thống lãnh bốn châu thiên hạ. Khi muốn đến nơi nào, nhà vua liền bay đến đó và nhân dân quỷ thần đều nhường qua một bên.
Lúc đó sẽ có bốn bảo tàng.
Bảo tàng thứ nhất toàn là vàng, có một con rồng canh giữ, tên là Elāpattra và sẽ bảo hộ vàng ở đó. Nơi cư ngụ của rồng ở trên một ngọn núi thuộc nước Hương Lâm.
Bảo tàng thứ nhì toàn là bạc. Ở trong nước đó cũng lại có một con rồng canh giữ, tên là Pāṇḍuka.
Bảo tàng thứ ba toàn là minh nguyệt như ý châu, ở trong nước Suraṣṭa, và có một con rồng canh giữ trân bảo ở đó, tên là Piṅgala.
Bảo tàng thứ tư toàn là lưu ly và ở trong nước Lộc Dã.

Lúc bấy giờ sẽ có một vị Phạm Chí tên là Thiện Tịnh. Ngài sẽ là cha của Đức Từ Thị. Còn mẹ của Đức Từ Thị tên là Tịnh Diệu. Đức Từ Thị sẽ sinh vào dòng dõi Phạm Chí và làm con của họ.
Đức Từ Thị có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp. Thân cao 16 trượng. Khi Đức Từ Thị hạ sanh ở trong thành đó, nhãn thị có thể thấy khắp 10.000 dặm. Trên đầu có vầng hào quang và chiếu soi 4.000 dặm.
Lúc bấy giờ, Đức Từ Thị sẽ đi đến và ngồi ở dưới cội Bồ-đề Long Hoa. Cây đó cao 40 dặm và cũng rộng 40 dặm. Vào mùng tám tháng Tư, khi bình minh sắp ló dạng, ngài sẽ đắc Đạo thành Phật. Lúc bấy giờ sẽ có 84.000 vị Phạm Chí đến chỗ của Đức Phật Từ Thị để phụng sự. Họ đều rời gia đình và xin làm Sa-môn.
Khi nghe được Đức Từ Thị thành Phật, vua Loa liền dẫn theo 84 tiểu vương, họ đều từ bỏ quốc gia vương vị và ủy phó vương quốc cho thái tử, rồi đồng đến chỗ của Đức Phật Từ Thị. Họ đều cạo bỏ râu tóc và trở thành Sa-môn.
Lại có 1.800 vị Phạm Chí đều đến chỗ của Đức Phật Từ Thị và xin làm Sa-môn. Cha mẹ của Đức Phật Từ Thị cũng ở trong số đó.
Lại có 1.084 vị thánh Phạm Chí cũng đều đến chỗ của Đức Phật Từ Thị và xin làm Sa-môn.
Ở trong nước đó có một đại phú trưởng giả, mọi người gọi là Thiện Thí. Ngài cũng bảo dân chúng đem vàng dâng lên cho Đức Phật Từ Thị cùng chư Tăng. Bấy giờ, danh hiệu của Phật ngày càng lan xa khắp nơi. Trưởng giả Thiện Thí lại dẫn 14.000 thiện nam tử đến chỗ của Đức Phật Từ Thị và xin làm Sa-môn.
Lại có hai anh em. Người anh tên là Tiên Thọ. Người em tên là Túc Cựu.
Hai anh em đều nói rằng:
'Chúng ta làm gì ở trên cõi đời này? Chúng ta tốt hơn cùng đến chỗ của Phật và xin làm Sa-môn.'
Hai anh em lại nói rằng:
'Vậy chúng ta hãy mau đến chỗ của Đức Phật Từ Thị và xin làm Sa-môn.'
Lại có 84.000 hàng tiểu nữ. Họ đều mặc y phục xinh đẹp, lại đeo bạch châu, vàng bạc, và xâu chuỗi anh lạc trên thân.
Khi đã cùng đến chỗ của Đức Phật Từ Thị, họ đều cởi trang sức trên mình xuống và bạch Phật rằng:
'Chúng con muốn đem các trân bảo này dâng lên cho Đức Phật cùng chư Tăng. Chúng con cũng muốn theo Phật và xin làm Tỳ-kheo-ni.'
Đức Phật liền thu nhận họ để trở thành Tỳ-kheo-ni.

Lúc bấy giờ Đức Phật Từ Thị ở giữa các Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni mà nói rằng:
'Những ai trong chúng đệ tử của Đức Phật Thích-ca-mâu-ni vào thuở xưa mà đọc tụng Kinh điển; những ai có lòng từ, siêng bố thí, hoặc không sân hận; những ai xây dựng chùa tháp hoặc cầm xá-lợi của Phật đặt vào trong tháp; những ai thắp hương, thắp đèn, treo lọng, rải hoa, tụng Kinh, trì giới, hoặc phát tâm chí thành--nay đều đến ở trong Pháp hội đây.'
Sau khi nghe Đức Phật thuyết Pháp, họ đều đắc Đạo ở dưới cội Bồ-đề Long Hoa.
Khi Đức Phật Từ Thị thuyết Pháp ở hội thứ nhất, 96 ức người sẽ đắc Đạo Vô Học.
Khi Đức Phật Từ Thị thuyết Pháp ở hội thứ nhì, 94 ức người sẽ đắc Đạo Vô Học.
Khi Đức Phật Từ Thị thuyết Pháp ở hội thứ ba, 92 ức người sẽ đắc Đạo Vô Học.
Lúc bấy giờ, chư thiên khắp trên không trung đều cầm hoa mà rải lên thân của Đức Phật Từ Thị.
Sau đó, Đức Phật Từ Thị dẫn các vị Ứng Chân vào thành Diệu Tràng Tướng, nơi kinh đô của luân vương. Khi đó, nhà vua thiết bày ẩm thực để cúng dường Phật trong nội cung. Bấy giờ toàn thành sẽ sáng rực và lúc tối cũng sáng như ban ngày.
Khi ngồi trên Pháp tòa ở trong cung, Đức Phật Từ Thị dạy rằng:
'Lời chẳng thể không nói ra. Đạo chẳng thể không tu học. Kinh chẳng thể không tán dương.'
Khi Đức Phật Từ Thị thuyết Pháp xong, chư Tỳ-kheo cùng hàng bá quan của nhà vua đều phụng trì Kinh giới của Phật và đều được vượt khỏi thế gian."
Đức Phật lại bảo như vầy:
"Khoảng 60 ức và 600.000 năm nữa thì Đức Phật Từ Thị mới hạ sanh."
Phật Thuyết Kinh Thời Gian Xuất Thế của Từ Thị Bồ-tát

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 13.58.247.31 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập