Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phật Thuyết Quán Phật Tam Muội Hải Kinh [佛說觀佛三昧海經] »» Bản Việt dịch quyển số 3 »»

Phật Thuyết Quán Phật Tam Muội Hải Kinh [佛說觀佛三昧海經] »» Bản Việt dịch quyển số 3


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.63 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.77 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Quán Phật Tam Muội Hải

Kinh này có 10 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Việt dịch: Tuệ Khai

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

PHẨM THỨ BA: QUÁN TƯỚNG
III- Đức Phật bảo rằng :
- Thưa Phụ vương ! Sao gọi là quán tai Phật ? Tai Phật có trái tai thòng xuống xoắn lại, sinh ra bảy vòng lông và mọi tướng. Khi sinh ở Vương cung, lần đầu xỏ lỗ tai khiến cho trong, ngoài hai lỗ tai sinh ra hoa. Trong hoa sen này và bảy vòng lông tai tuông ra những ánh sáng có năm trăm luồng, mỗi luồng có năm trăm màu, mỗi màu hiện ra năm trăm hóa Phật, mỗi hóa Phật có năm Bồ tát và năm Tỳ kheo làm thị giả, vòng quanh ánh sáng xoay về bên phải năm vòng, trên dưới ngang bằng, ánh soi tai Phật. Tai Phật đáng yêu như hoa sen báu treo dưới ánh sáng mặt trời. Khi đức Phật tại thế, tất cả đại chúng đều thấy tướng đó. Đó gọi là ánh sáng sắc tướng tai Phật - Đức Phật nói với vua cha - Nếu bốn bộ chúng xa lìa rối rắm ồn ào, chánh niệm suy nghĩ tướng tai Phật thì những người này sinh ra được nhĩ căn thanh tịnh, không có những dơ bẩn, tai luôn được nghe mười hai bộ kinh Vô Thượng nhiệm mầu, nghe rồi tín giải, theo đúng lời nói tu hành, trừ diệt được tội sinh tử của tám mươi kiếp. Nếu người chẳng thấy thì như trước, vào tháp quán tưởng kỹ tai của tượng Phật từ một ngày đến mười bốn ngày rồi cũng được công đức như đã nói. Vậy nên người trí phải siêng tu tập chánh quán tai Phật, chớ nên phế bỏ. Nếu khi bệnh khổ, tựa nghiêng nằm nghỉ cũng phải quán tưởng tướng tai Phật thanh tịnh. Như vậy quán tưởng tai tượng Phật như sự quán tưởng trước, lòng chẳng giải đãi thoái lui thì ở chỗ sinh thân đời sau cũng thường được cùng với người Đà la ni làm quyến thuộc, nghe pháp ghi nhớ trì niệm ví như xâu ngọc. Quán như vậy thì gọi là chánh quán, nếu quán khác đi thì gọi là quán.
Sao gọi là quán tướng Phương Giáp Xa của Như Lai ? Trong sáu vạch trên má của Như Lai, trái phải ngang bằng nhau, có sắc ánh sáng vi diệu, sáng đẹp bội phần má thường. Màu ánh sáng của vàng Diêm Phù Đàn soi khắp khiến cho tướng mặt đức Phật như màu vàng ròng, ví như hòa hợp trăm ngàn mặt trời mặt trăng. Đó gọi là tướng Phương Giáp Xa của Như Lai. Sau khi Phật diệt độ, các đệ tử của Phật ràng buộc ý niệm suy nghĩ, tác khởi sự quán tưởng đó thì trừ diệt tội sinh tử của một trăm kiếp, diện kiến các đức Phật tỏ rõ không nghi ngờ. Người quán như vậy gọi là Chánh quán, nếu quán khác đi thì gọi là tà quán.
Sao gọi là tướng Sư tử ngáp của Như Lai ? Khi Phật há miệng thì như miệng của vua sư tử, vuông vức bằng phẳng. Hai bờ mép của miệng tuông ra hai luồng ánh sáng. Ánh sáng ấy màu vàng vượt hơn ánh sáng trước trăm ngàn vạn lần, lên trên vào ánh sáng của tai, vây quanh tóc. Rồi từ xương sọ phát ra vây quanh vầng sáng phía trước. Trong mỗi một vạch sáng có ba vị hóa Phật. Mỗi một vị hóa Phật có hai vị Phạm vương làm thị giả. Đó gọi là tướng Sư tử ngáp của Như Lai. Sau khi Phật diệt đô, bốn bộ đệ tử tác khởi sự quán tưởng đó thì trừ diệt tội sinh tử của mười kiếp. Thân sau sinh ra, trong miệng luôn luôn có hương thơm hoa Ưu Bát, nói ra điều gì mọi người đều tín thọ, ví như trời Đế Thích được sự tin dùng của tất cả ba mươi ba tầng trời. Người quán như vậy gọi là Chánh quán nếu quán khác đi thì gọi là tà quán.
Sao gọi là quán tướng mũi của Như Lai ? Mũi của Như Lai cao dài mà thẳng đứng với diện môn. Đầu mũi của Như Lai như mỏ của vua chim ưng. Lỗ mũi tuông ra hai luồng ánh sáng chiếu lên, rót xuống. Chiếu lên thì lên vào tướng Bạch Hào của mi mắt, mép tóc. Như vậy đi thẳng vào đỉnh xương nhục kế, ví như kim tràng. Rồi từ xương sọ phóng ra biến thành những hoa. Trên hoa đều có những thần âm nhạc nhà trời, tay cầm nhạc khí, vào khắp chỗ tất cả các vị hóa Phật làm người dẫn đường theo ánh sáng nhiễu quanh mười vòng. Xuống thì rót thẳng đến trong râu mép của Phật, vây quanh râu mép khiến cho rễ râu mép nở hoa như hạt gạo nhỏ, chảy vào môi lợi đến vùng răng ánh đẹp yết hầu. Nó xuống đến ngực Phật thành vừng mây ánh sáng, lộ bày thanh tịnh, không có bụi che khuất như đồ bằng lưu ly đựng ánh lửa vàng. Đó gọi là tướng mũi chân tịnh của Như Lai. Sau khi Phật diệt độ, các đệ tử của Phật quán tưởng như vậy thì diệt trừ ác nghiệp rất nặng của một ngàn kiếp, nở nơi sinh đời đương lai nghe được mùi thơm thượng diệu, tâm ý tỏ rõ chẳng tham trước mùi thơm, thường dùng hương thơm của giới (giới hương) làm chuỗi ngọc cho thân mình. Người quán như vậy gọi là chánh quán, nếu quán khác đi thì gọi là tà quán.
Sao gọi là quán râu mép của Như Lai ? Đầu những sợi râu mép mở bày ba luồng ánh sáng tía, xanh biếc, hồng thẳng từ mép miệng xoay quanh cổ chiếu lên, ánh sáng tròn vây quanh tạo thành ba luồng, những luồng ấy phân minh. Trong màu sắc trên thì mỗi một luồng sinh ra một viên ngọc báu. Ánh sáng của viên ngọc ấy có trăm ngàn sắc màu. Dưới ngọc, từng cây từng cây hoa trắng đứng với nhau, đủ ba vòng rồi nhiên hậu ánh sáng đó trở lại vào trong râu mép. Đó gọi là tướng ánh sáng râu mép của Như Lai. Sau khi Phật diệt độ, người quán tưởng theo phép quán đó thì trừ được tội sinh tử của ba mươi kiếp. Thân sau sinh ra thì các lỗ chân lông có ánh sáng tự nhiên, lòng chẳng ưa tham trước niềm vui của gia cư, quyến thuộc, thế gian, thường ưa xuất gia tu hạnh đầu đà. Người quán như vậy gọi là Chánh quán, nếu quán khác đi thì gọi là tà quán.
Sao gọi là quán tướng môi màu đỏ đẹp như quả Tần Bà của Như Lai. Ở môi trên môi dưới cùng với lợi răng hòa hợp phát ra ánh sáng. Ánh sáng ấy tròn xoe giống như trăm ngàn xâu trân châu đỏ, từ miệng Phật phát ra, đi vào mũi Phật, rồi từ mũi Phật ra, đi vào Bạch Hào. Từ Bạch Hào ra, đi vào những vùng tóc. Từ vùng tóc ra, đi vào trong vừng sáng tròn, ánh lên làm đẹp các hoa. Bốn mươi cái răng trong miệng in lên sinh ra ánh sáng. Ánh sáng hồng trắng ấy chiếu sáng lẫn nhau, soi đến bốn mươi cái răng khiến cho bốn mươi chân răng tự nhiên bằng đều, trắng như vách pha lê, trên dưới bằng phẳng không so le. Vạch hoa văn hàm răng tuông ra những luồng ánh sáng cũng màu hồng trắng. Những sắc màu như vậy, khi Phật tại thế ánh chói mắt người. Sau khi Phật diệt độ phải dùng tâm nhãn quan sát để thấy màu này. Các đệ tử của Phật tác khởi sự quán tưởng này thì trừ được tội sinh tử của hai ngàn kiếp, thân sau sinh ra có môi miệng vi diệu, răng không sứt mẻ, được màu sắc cao trong các sắc. Tuy được màu sắc cao đó mà lòng chẳng tham trước. Thường thấy các đức Phật, Thanh Văn, Duyên Giác, được những vị ấy nói pháp khiến cho lòng chẳng nghi hoặc. Người quán như vậy gọi là chánh quán, nếu quán khác đi thì gọi là tà quán.
Sao gọi là quán tướng Quảng Trường Thiệc của Như Lai ? Lưỡi của Như Lai chính là quả báo có được của mười Ba la mật và mười thiện. Dưới căn của lưỡi ấy và hai bên lưỡi có hai viên ngọc báu rót dòng cam lồ làm thấm ướt lên thiệc căn. Chư thiên, người đời, Bồ tát Thập Địa không có tướng lưỡi này, cũng không có vị này. Trên lưỡi có năm vạch như hoa văn của bảo ấn. Như mùi vị trên đây vào trong hoa văn bảo ấn, rồi rót chảy lên, xuống vào ống lưu ly. Những khi Phật cười làm lay động cái lưỡi ấy thì do sức của vị này nên lưỡi phát ra năm luồng ánh sáng với năm màu phân minh, chúng nhiễu quanh Phật bảy vòng, trở lại theo đỉnh đầu mà vào. Khi Phật đưa lưỡi ra thì như cánh hoa sen, lên đến mép tóc, che trùm cả mặt Phật. Bên dưới lưỡi cũng có những mạch máu đủ sắc màu. Như vị (mùi) trên này rót chảy vào trong mạch thì nhờ sức của vị ấy nên biến thành những luồng ánh sáng, có mười bốn màu. Hai luồng ánh sáng chiếu lên vô lượng thế giới. Mỗi một luồng ánh sáng có một quang đài mà màu sắc của nó vi diệu chẳng thể nêu tên đủ. Mỗi một quang đài có vô số khám thờ Phật. Trong mỗi một cái khám có vô lượng hóa Phật ngồi kiết già với Thanh văn Bồ tát, tất cả đại chúng đều vây quanh. Ánh sáng ấy qua khỏi vô lượng thế giới ở thượng phương, hóa làm một vị Phật. Thân đức Phật cao hiển như núi Tu di.Những đức Phật như vậy, số ấy nhiều không lường, đều phát xuất tướng lưỡi cũng lại như vậy. Hai luồng ánh sáng chiếu xuống đến ngục A tỳ thì khiến cho ngục A tỳ như màu hoàng kim. Nhờ sức lưỡi của Phật nên khiến cho người thọ khổ tạm được ngưng nghỉ, tự cảm khái việc làm ác của đời trước. Như vậy xuống qua khỏi thế giới nhiều không lường. Trong mỗi một cõi hóa ra một cây hoa báu mà lá như lưỡi của Phật. Tướng lưỡi phóng ra ánh sáng. Rồi ánh sáng và ánh sáng soi chiếu nhau biến thành hóa Phật. Thân của hóa Phật ấy thuần một màu trắng bạc, với tướng đầy đủ. Mỗi một hóa Phật phát ra lưỡi dài rộng, trong ánh sáng tướng lưỡi lại có các hóa Phật. Những hóa Phật như vậy, số ấy nhiều không lường. Ánh sáng của hóa Phật tạo thành một núi bạc. Núi ấy cao lớn vô lượng vô biên. Ở vùng núi ấy sinh ra thuần một loài cây bạc cho hoa vàng và trái bạc. Dưới cây đều có hoa sen bạch ngọc. Trên hoa lại có hóa nhân bằng bạch ngọc. Trong rốn người ngọc hóa sinh ra sáu con rồng, miệng rồng màu đen, sắc rồng thuần màu trắng. Số người ngọc hóa ra đó nhiều không lường. Lại nữa, ánh sáng soi xuống qua vô lượng cõi, thấy cây Bạch ngọc, từ hạ phương ra đến cõi Ta Bà, rồi lại um tùm vươn lên đến đỉnh của ba cõi với cành nhánh rậm, thưa. Lá của cây ấy có màu sắc với những chín mươi tám màu. Mỗi một lá cây che khắp ba cõi. Vùng những lá cây ấy lại có rồng, voi, cọp, chó soi, sư tử, trùng độc, thú ác, mèo, chồn, chuột nhắt... không việc gì chẳng có. Còn cảnh giới khác, người ngồi tự thấy, thấy một luồng ánh sáng chiếu về phương Đông khiến cho đất ở phương Đông đều trở thành màu vàng. Núi sông cây cối, tất cả bị lửa đốt. Ánh sáng của lửa cháy và ánh sáng màu vàng đều chẳng chướng ngại nhau. Ở đầu luồng ánh sáng có các vị hóa Phật. Từng vị Phật, từng vị Phật kế tiếp nhau cho đến vô lượng thế giới ở phương Đông, giống như dé lúa, cành mè không rỗng khuyết. Mỗi vị Phật đều có vô lượng Bồ tát làm thị giả. Những vị Bồ tát đó cũng phát ra tướng lưỡi cùng với đức Phật ngang bằng. Ánh sáng không lường của tướng lưỡi như vậy hóa thành đám mây ánh sáng. Ở trong đám mây ánh sáng, có vô lượng vị hóa Phật ngồi kiết già nhiều như vi trần. Số ánh sáng như vậy nhiều không lường. Ở đầu mỗi ngọn lửa cháy có năm con quỉ dạ xoa, tay cầm kiếm bén, đầu có bốn miệng hút lấy lửa mà chạy. Số quỉ như vậy nhiều không lường, cho đến phương Đông cũng lại như vậy. Một luồng ánh sáng chiếu về phương Nam đến vô lượng thế giới khiến cho thế giới ấy trở thành màu lưu ly. Trên đất lưu ly sinh ra hoa hoàng kim. Trên hoa hoàng kim sinh ra hoa mã não. Trên hoa mã não sinh ra hoa xa cừ. Trên hoa xa cừ sinh ra hoa mai khôi. Trên hoa mai khôi sinh ra hoa hổ phách. Trên hoa hổ phách sinh ra hoa san hô. Trên hoa san hô sinh ra hoa Kim tinh. Trên hoa Kim tinh sinh ra hoa Kim cương. Trên hoa Kim cương sinh ra hoa Ma ni quang. Mỗi một cánh hoa Ma ni quang có trăm, ức hoa báu với vô lượng sắc màu. Mỗi một tua hoa có vô lượng Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi kiết già với đại chúng Bồ tát vây quanh. Lúc này, trong lỗ chân lông của thân mình các đại chúng cũng mọc ra hoa này. Trên mỗi một hoa hiện ra việc hy hữu cũng như trên đã nói. Các vị hóa Phật đó phát ra tướng Quảng Trường Thiệc, thị hiện ánh sáng thắng hơn tướng đó gấp trăm ngàn vạn lần. Ở chỗ hoa ấy có diệu bảo tòa cao hiển đáng yêu như giường của vua Phạm. Trên mỗi một tòa có vị đại Bồ tát, thân tướng đoan nghiêm giống như đức Di Lặc, cũng phát ra tướng Quảng Trường Thiệc. Ánh sáng của lưỡi ấy tạo thành lưới ngọc Ma ni che các vị hóa Phật và đại chúng. Vùng lưới ngọc Ma ni lại phát ra ánh sáng báu lớn. Luồng ánh sáng báu ấy lại có vô lượng vô biên vị hóa Phật. Mỗi vị hóa Phật đều có vô số vị Tỳ kheo theo hầu. Các vị Tỳ kheo ngồi trên hoa sen vàng, thân màu hoàng kim, an thiền, chắp tay nhập vào Niệm Phật định. Các lỗ chân lông của thân họ phóng ra ánh sáng màu vàng. Mỗi một ánh sáng này hóa thành một vị hóa Phật giống như núi vàng, vây quanh Tỳ kheo. Rồi có hóa Tỳ kheo cũng vây quanh đức Phật. Số chúng như vậy nhiều chẳng thể nói. Một luồng sáng chiếu đến phương Tây, khiến cho đất phương Tây trở thành màu pha lê. Trên đất Pha lê có mây Kim cương. Trong mây Kim cương có mây bạch bảo. Trong mây bạch bảo có mây trân châu đỏ. Trong mây trân châu đỏ có mây trân châu trắng. Trong mấy trân châu trắng có mây trân châu tía. Trong mây trân châu tía có mây trân châu lục. Trong mây trân châu lục có mây trân châu hồng. Trong mây trân châu hồng có mây cát vàng Diêm Phù Đàn. Trong mây cát vàng có mây bụi Kim cương Ma ni. Trong mây bụi Kim cương Ma ni có mây bụi tất cả màu báu. Trong mỗi một đám mây như vậy, có năm mươi sáu ức màu sắc vi diệu tươi đẹp vượt quá tầm nhìn của mắt, chỉ có tâm tịch tịnh mới có thể cùng với đây ứng hợp. Các tướng như vậy lại có vô lượng hóa Phật nhiều như vi trần. Mỗi một hóa Phật có vô lượng những đệ tử nhiều như vi trần. Các vi trần chẳng lớn, các đức Phật chẳng nhỏ, nhưng đoan nghiêm vi diệu như Phật Thích Ca Văn, cũng phát ra tướng lưỡi. Một luồng ánh sáng chiếu về phương Bắc khiến cho đất phương Bắc trở thành màu xa cừ. Trên đất xa cừ có tháp Kim cương. Mỗi một tháp Phật với trăm ngàn diệu pháp vây quanh, số tháp ấy nhiều không lường. Ngôi tháp cực nhỏ thì cao năm mươi ức nadotha do tuần. Trong mỗi một ngôi tháp lại có trăm ức khám thờ, hang động nhiều như vi trần. Trong mỗi một hang có vô lượng vô biên nước màu sắc báu tự nhiên trào ra. Trên mặt nước đó có hoa sen lớn nở, hiện ra ánh sáng. Khi ánh sáng ấy hiện ra thì tỏa mùi thơm vi diệu hơn mùi thơm của Hải Thử Ngạn Chiên Đàn trăm ngàn vạn lần. Hương thơm đó biến làm ánh sáng vi diệu. Trong những ánh sáng có các vị hóa Phật với thân sắc vi diệu. Trên hết trong các báu là tất cả mọi báu sinh ra từ tướng lưỡi. Đồng thời mỗi một hang có vô lượng ánh sáng, mỗi một ánh sáng có vô lượng hóa Phật, mỗi một hóa Phật lại phát ra vô lượng ánh sáng của tướng lưỡi, cũng trở thành tháp hương thơm. Qua khỏi vô lượng thế giới chẳng thể cùng tận của phương Bắc cũng chỉ sinh ra từ Niệm Phật Tam Muội Hải. Một luồng ánh sáng chiếu về phương Đông Nam khiến cho đất phương Đông Nam thành màu mã não. Trên đất mã não có núi hổ phách. Trên núi hổ phách sinh ra rừng bảy báu. Khu rừng bảy báu có mười suối nước. Nước mười suối có màu sắc báu. Màu sắc của nước phóng ra ánh sáng soi khắp phương Đông Nam đến vô lượng thế giới. Chỗ soi rọi của ánh sáng có núi báu lớn. Bên dưới mỗi một cây của mỗi một vùng núi mọc ra hoa mạn đà la, hoa Đại mạn đà la. Ở trên đài hoa có một hóa Phật thuần một màu pha lê, trong ngoài trong suốt, chẳng thể gọi tên đầy đủ được. Có ánh sáng đủ thứ báu vây quanh thân Phật hàng ngàn vòng. Trong mỗi một ánh sáng có vô lượng hóa Phật. Mỗi một vị hóa Phật có vô lượng đại chúng đều là màu lưu ly vây quanh. Mỗi một vị hóa Phật phát ra ánh sáng tướng lưỡi, hóa thành núi báu. Núi báu như vậy lại qua khỏi vô lượng thế giới ở phương Đông Nam.
Một luồng ánh sáng chiếu sáng hướng Tây Nam đến vô lượng thế giới khiến cho đất của phương Tây Nam thuần một màu san hô. Trên đất san hô sinh ra lầu ngọc bích, ngôi lầu rất thấp thì đã cao đến năm mươi ức do tuần. Lầu có một ức cây trụ. Mỗi một cây trụ này có trăm ức màu sắc báu. Mỗi một báu phóng ra vô số ánh sáng. Mỗi một ánh sáng này hóa làm vô lượng ngàn ức cây báu. Dưới mỗi một cây báu có sáu suối nước. Nước của suối ấy theo rễ cây vào, rồi theo nhánh cây ra. Khi nước chảy ra có sáu màu sắc báu. Trong mỗi một dòng nước mọc ra một hoa sen. Hoa ấy tươi trắng, trên hoa lại có một vị hóa Phật trắng. Thân của vị Phật ấy trắng vượt qua tất cả. Trên sắc trắng có năm trăm sắc ánh sáng vi diệu vây quanh thân Phật. Mỗi một ánh sáng hóa ra vô số đức Phật. Mỗi một hóa Phật có vô số Bồ tát. Các cây trụ của lầu các đều phóng ra ánh sáng. Trong mỗi một ánh sáng có vô số vị hóa Phật. Vị hóa Phật màu xanh thì ở tại trên đất san hô mà kinh hành. Vị hóa Phật màu trắng thì ở tại trên lầu ngọc xanh mà kinh hành. Lầu các, nhà, khám thờ đều có vô số hóa Phật như vậy, cũng phát ra tướng lưỡi, phóng ánh sáng lớn. Ánh sáng vi diệu ấy soi về phương Tây Nam vô lượng thế giới, chẳng thể cùng tận.
Một luồng ánh sáng soi đến phương Tây Bắc khiến cho phương Tây Bắc trở thành đất hổ phách. Ở trên đất hổ phách sinh ra núi trân châu. Trên núi trân châu có cây san hô, lá bạch ngọc, hoa Ma ni, trái hoàng kim, tua Kim tinh. Dưới cây tự nhiên có con sư tử lớn, thân bằng bảy báu. Trong mắt sư tử phóng ra ánh sáng lớn soi vào đất hổ phách khiến cho đất hổ phách mọc ra một hoa sen lớn. Chu vi của hoa ấy vô lượng vô biên. Trên mỗi một hoa có mây ánh sáng, mây ấy màu tía. Trên đám mây ấy có lưới trân châu màu xanh. Vùng lưới trân châu mọc ra hoa sen vàng. Trên hoa sen vàng có một vị hóa Phật thân màu vàng tía với ánh sáng màu xanh vàng đỏ trắng vây quanh. Trong mỗi một ánh sáng có vô số hóa Phật. Mỗi một vị hóa Phật có vô lượng đại chúng. Các vị hóa Phật đó phát ra tướng Quảng Trường Thiệc cũng lại như vậy. Như vậy soi khắp vô lượng thế giới phương Tây Bắc, ánh sáng tướng lưỡi chẳng thể cùng tận.
Một luồng ánh sáng chiếu sang phương Đông Bắc khiến cho đất phương Đông Bắc thuần một màu Kim cương. Ở trên đất Kim cương mọc ra hoa do bảy báu hợp thành. Trên hoa sinh ra “tràng” màu vàng Diêm Phù Đàn. Đầu tràng có hoa, hoa ấy có vô lượng trăm ngàn bảo sắc, có vô số cánh. Mỗi một cánh hoa hóa làm vô lượng trăm ngàn bảo trướng. Mỗi một góc bảo trướng có tràng thất bảo. Đầu mỗi một tràng có bảo cái bảy báu. Bảo cái ấy che trên đất phương Đông Bắc, tất cả thế giới. Mỗi bảo cái có năm tràng phan làm thuần bằng hoàng kim. Mỗi tràng phan có vạn ức vô lượng chuông báu nhỏ. Chuông báu nhỏ phát ra âm thanh vi diệu tán thán danh hiệu Phật, khen ngợi lễ Phật, khen ngợi niệm Phật, khen ngợi sám hối... Phát ra những âm thanh đó rồi, bảo trướng hạ xuống đất, ánh sáng lớn tuông ra. Ánh sáng ấy vi diệu nhiều vô số ngàn ức. Trong mỗi một ánh sáng có vô lượng vị hóa Phật ngồi kiết già, ngồi bên trong bảo trướng mà có thân vọt lên trụ ở trong hư không. Đông vọt lên Tây lặn mất, Tây vọt lên Đông lặn mất, Nam vọt lên Bắc lặn mất, Bắc vọt lên Nam lặn mất, bên vọt lên giữa lặn mất, giữa vọt lên bên lặn mất. Hoặc hiện thân lớn đầy trong hư không. Từ lớn lại hiện thân nhỏ như hạt cải. Ở trong hư không đi đứng ngồi nằm, trên thân tuông ra nước, dưới thân phát ra lửa, dưới thân tuông ra nước, trên thân phát ra lửa, đi trên đất như trong nước, đi trong nước như trên dất. Trong nước mọc lên hoa sen lớn như bánh xe, trên hoa có vị Phật ngồi kiết già. Hóa Phật nhiều vô lượng vô biên như vậy đồng thời thấy Phật vọt thân lên không trung làm mười tám pháp biến. Trên lửa sinh ra một ngọn núi Tu di vàng với tinh tú, mặt trời, mặt trăng, bảy báu trang nghiêm, các rồng, dạ xoa và nước biển lớn. Nhiều núi Tu di như vậy, bên trái bên phải tất cả đều xuất hiện. Số những núi như vậy nhiều không lường, đỉnh núi có Phật cũng phát ra tướng lưỡi mà ánh sáng tướng lưỡi soi khắp vô lượng thế giới ở phương Đông Bắc, chẳng thể cùng tận.
Một luồng ánh sáng chiếu từ cung điện Tứ Thiên Vương ở cõi Diêm Phù Đề, khiến cho Tứ Thiên Vương đều thấy đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, mặt trời của loài người, đang cưỡi đai thất bảo cùng các đại chúng đi lên cõi trời đó. Chư thiên đã thấy đều phát tâm Bồ đề. Thậm chí tất cả chư thiên của cõi Vô Sắc đều thấy tướng đó tỏ rõ phân minh, lòng không lẫn lộn khiến cho trời Vô Sắc chẳng bài báng Niết bàn và khởi lên tư tưởng Bồ đề.
Một luồng ánh sáng soi xuống các A tu la, các Dạ xoa, các Càn thát bà, các Ca Lâu la, các Khẩn na la, các Ma hầu la già, các rồng, các La sát, các Phú đơn na, các Kim tỳ la, các quỉ nuốt tinh khí của người, các Cưu bàn trà, các Kiết già, các quỉ Khoáng dã, các quỉ đói, các quỉ ăn đồ ói ra, các quỉ ăn nước mũi nước dãi, các quỉ ăn mủ máu, các quỉ ăn phân nước tiểu, các thần núi, các thần cây, các thần nước... Ngần ấy trăm ngàn các quỉ thần như vậy.v.v... thân của họ tạm thời trở thành sắc thân của trời mềm mại vui sướng ví như vị Tỳ kheo vào thiền thứ ba. Những quỉ đó đều tùy theo nghiệp hành tự phát ba thứ tâm Bồ đề. Các quỉ đói khi gặp ánh sáng của tướng lưỡi thì giống như nước lạnh tiêu diệt, tiết giản lửa. Lửa đã diệt rồi, nước đồng rơi xuống đất, bị vùi lấp thẳng vào đất. Những quỉ đói đều há miệng kêu lên rằng : “ Đói ! Đói !”, ở hàng ngàn vạn năm chẳng từng thấy nước. Hôm nay, chúng thấy nước này thì tiêu trừ hết nóng nảy, trở nên mát mẻ. Đó là do sức của ai vậy ? Ở trong không có tiếng nói rằng : “ Hỡi loài quỉ đói ngu si ! Có đức Phật Thế Tôn phóng ra ánh sáng của lưỡi ! Ánh sáng ấy chiếu đến các ngươi khiến cho sự khổ độc của các người đều được ngưng nghỉ. Nói lời nói đó rồi thì trước mỗi một quỉ nhìn thấy một người mẹ từ ngồi trên đài hoa sen. Ví như từ mẫu ôm giữ đứa trẻ con cho uống sữa khiến cho quỉ no đủ. Đã no đủ rồi thì phát tâm Bồ đề. Đã phát tâm rồi thì mỗi một từ mẫu hóa thành một đức Phật. Mỗi một đức Phật cũng phóng ra tướng lưỡi, cứu các quỉ đói. Đức Phật nhiếp lấy tướng lưỡi. Ngàn sắc ánh sáng này nhiễu quanh Phật ngàn vòng. Ánh sáng có một ngàn đức Phật theo đỉnh Phật mà vào. Vào rồi thì thân Phật trang nghiêm hiển hiện ba mươi hai tướng tốt với tám mươi vẻ đẹp theo hình đều minh diệu, khắp thân thể phát ánh sáng chói lòa rực rỡ hơn cả trăm ngàn vô số ức mặt trời - Đức Phật nói với Phụ vương - Tướng lưỡi và công đức lưỡi của Như Lai... việc quán cảnh giới lưỡi là như vậy. Sau khi Phật diệt độ, lòng niệm Phật, quan sát linh lợi lưỡi Phật mà cảnh giới tâm nhãn đúng như vừa nói thì người tác khởi sự quản tưởng đó trừ khử được tội sinh tử của một trăm ức tám muôn bốn ngàn kiếp. Khi xả thân sang đời khác họ sẽ gặp được tám mươi ức đức Phật. Ở chỗ các đức Phật, họ đều thấy tướng Quảng Trường Thiệc của chư Phật phóng ra ánh sáng lớn cũng lại như vậy. Rồi nhiên hậu họ được thọ ký đạo Bồ đề - Đức Phật bảo ngài A-nan - Ông hãy đem lời nói của Phật, đừng cho quên mất, bảo cho các đệ tử, phải chánh thân, chánh ý ngồi ngay thẳng chánh thọ quán tưởng tướng Quảng Trường Thiệc thì như ta tại thế, không có khác. Nếu có chúng sinh nghe lời nói này mà lòng chẳng kinh sợ nghi ngờ, chẳng sinh ra bài báng, chẳng phiền não, niệm Phật, siêng năng tinh tấn niệm Phật và cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen. Những người như vậy tuy chẳng niệm Phật do thiện tâm mà vẫn trừ khước được nghiệp ác rất nặng của hàng trăm kiếp, chỗ sinh đương lai sẽ gặp Phật Di Lặc... cho đến Phật Lâu Chí, ở chỗ ngàn đức Phật nghe Pháp, nhận sự giáo hóa. Họ sẽ được Quán Phật tam muội như vậy - Đức Phật nói với Phụ vương - Người quán như vậy gọi là Chánh quán, nếu quán khác đi thì gọi là tà quán.
Sao gọi là quán tưởng tướng cổ của Như Lai ? - Tướng xương khuyết bồn đầy đặn, tướng chữ Đức ở ức, tướng chữ Vạn ở ngực. Vùng những chữ ấy phát sinh ánh sáng tròn. Tưởng cổ tròn như ống lưu ly, màu vàng đẹp. Trên yết hầu có tướng điểm phân minh giống như chữ Y. Trong mỗi một điểm tuông ra hai luồng ánh sáng. Mỗi một luồng ánh sáng ấy nhiễu quanh vừng ánh sáng tròn trước đầy đủ bảy vòng tạo thành những luồng sáng phân minh. Mỗi một luồng sáng có hoa sen báu diệu. Trên hoa sen ấy có bảy vị hóa Phật. Mỗi vị hóa Phật có bảy vị Bồ tát làm thị giả. Hai tay của mỗi vị Bồ tát đều cầm ngọc báu Như Ý. Ánh sáng vàng của ngọc ấy đều đầy đủ màu sắc xanh, vàng, đỏ, trắng và ma ni, vây quanh trong những luồng sáng như vậy. Đó gọi là tướng cổ Phật phát ra vừng sáng tròn. Hoa văn chữ Đức, trong ấn chữ Vạn ở ngực, tướng khuyết bồn đầy đặn, tướng ngọc dưới nách... trong những tướng đó, cứ mỗi một thắng tướng có năm trăm ánh sáng màu xen màu. Những tướng ấy chói sáng, đều chẳng phương hại nhau. Mỗi một ánh sáng màu vây quanh ánh sáng cổ đủ năm trăm vòng. Trong mỗi một luồng sáng có năm trăm vị hóa Phật. Mỗi một vị hóa Phật có năm trăm vị Bồ tát làm thị giả, năm trăm vị Tỳ kheo, tay cầm bạch phất (cây phất trần) đứng hầu tả hữu. Ánh sáng của những vị hóa Phật, ánh sáng của những hóa Bồ tát, ánh sáng của những hóa Tỳ kheo đều hiển hiện ở trong mọi luồng ánh sáng. Núi Đại Tu di, cung vua bốn trời, cung điện chư thiên, mặt trời, mặt trăng, tinh tú, cung rồng, cung thần, cung A tu la, thần núi mười báu, thần nước bốn biển và những Càn thát bà sống dưới nước .v.v... sự tôn kính của các Bà la môn, chín mươi lăm thứ thần tiên dị thuật với những người có nhân duyên thân thuộc, cha mẹ trải nhiều đời... những thần như vậy.v.v... đều hiển hiện ở trong ánh sáng của Phật. Lại có trăm ức vô lượng quỉ thần, hình bóng hiện ánh sáng tròn vì người cõi Diêm Phù Đề nói về việc hiếu dưỡng người thân. Bóng hóa nhân này khi thấy mọi người đều tự nói rằng : “ Ta là cha của ngươi, ta là mẹ của ngươi trong vô lượng đời. Ngươi tên là “mỗ giáp” (tên gì đó), ta tên là mỗ giáp”. Người như vậy nhiều không lường. Đại chúng đều là sự tôn kính của chúng sinh. Việc này ở trong ánh sáng tròn của Phật rõ ràng như bức họa, như soi gương thấy mặt. Những tướng như vậy gọi là vừng sáng tròn vây quanh cổ Phật, bên trên cũng một tầm, xuống dưới cũng một tầm, bên trái cũng một tầm, bên phải cũng một tầm, đủ đầy tám thước. Ở trong vừng sáng tròn tuông ra hóa Phật. Tất cả sự hiếm thấy của chúng sinh đều hiện ở trong đó rõ ràng phân minh. Ở trên vừng sáng tròn có màu vàng rực rỡ như ngọc Ma ni, trang nghiêm hiển hiện đáng yêu. Vùng Ma ni rực rỡ ấy hóa sinh ra cây hoa. Cây ấy màu vàng mà trăm ngàn vạn ức vàng Diêm Phù Đàn chẳng sánh bằng. Dưới mỗi một cây, có hoa sen báu. Trên hoa sen có vị hóa Phật màu chân hoàng kim với táng che bằng lưu ly bên trên đức Phật làm hiển phát kim nhan của Phật tề chỉnh phân minh. Số tượng hóa Phật như vậy nhiều không lường. Khi đức Phật còn tại thế, lúc đức Thế Tôn đi thì ánh sáng này soi vùng đất phía trước một do tuần biến thành thuần một màu hoàng kim, phía sau một do tuần thuần màu hoàng kim, bên trái một do tuần thuần màu hoàng kim, bên phải một do tuần thuần màu hoàng kim. Có người đi gần bên trái, bên phải đức Phật thì mùi xú uế của người ấy đều biến mất hết. Người ở xa nhìn họ thấy đồng là sắc vàng. Khi Phật ngồi dưới cây thì ánh sáng này rực rỡ như mọi hoa vàng tung vào vùng Kỳ thọ. Có người quan sát kỹ ánh sáng cổ Phật, nếu đi trước xem thì thấy Phật ở trước, từ phía sau xem thì thấy Phật ở sau, ở bên trái xem thì thấy Phật ở bên trái, ở bên phải xem thì thấy Phật ở bên phải. Người tám phương lại, từ xa thấy ánh sáng cổ Phật đều nói lên rằng : “ Sa môn Cù Đàm, ở trong núi vàng, du hành tự tại, hướng đến chỗ của ta”. Như vậy mọi người, mỗi mỗi đều thấy khác. Đó gọi là ánh sáng cổ Phật. Khi thấy ánh sáng này thì nhục kế ở đỉnh đầu Phật sinh ra muôn ức ánh sáng. Từng ánh sáng, từng ánh sáng tiếp theo nhau cho đến vô lượng thế giới ở thượng phương. Chư thiên, người đời, Bồ tát Thập Địa cũng chẳng thể thấy tóc Phật xoắn về bên phải hoa văn thượng diệu mà màu loài ong xanh biếc và màu lông chim công chẳng thể sánh được. Tóc ấy có hàng ngàn ánh sáng rực rỡ chiếu lên. Khi ánh sáng này chiếu lên thì xương nhục kế và trong đầu Phật, tất cả diệu tướng đều ánh hiện lên hết. Ánh sáng tướng mặt tròn đầy khả ái mà quả báo được diệu hoa của nước thanh tịnh người trời chẳng lấy làm ví dụ được. Ánh sáng mặt Phật lại thêm minh hiển. Ánh sáng cổ Phật, ngực Phật và tay Phật hơn trước bội phần, lại càng minh hiển. Đầu gối phát ra ánh sáng. Ánh sáng ấy màu trắng phân làm bốn chi, theo trên thân mà chuyển hóa làm hoa trắng vào dưới ánh sáng cổ Phật. Rốn phát ra năm luồng ánh sáng, mỗi ánh sáng có hai chi, mỗi chi có năm màu vào trong xương hông như ống bạch ngọc đựng đầy nước màu từ sau hai vai tự nhiên tuông ra, như từng ánh lửa, ánh lửa ma ni vàng chống đỡ nhau. Các ánh sáng ma ni đều có hoa sen vi diệu. Trên mỗi một hoa sen có bảy vị hóa Phật như họa như in, tùy theo thân Phật chuyển đổi chẳng chướng ngại nhau. Nai chúa ngồi xoạc đùi, những vùng xương câu mốc nhau, câu kết rồng cuộn... những khoản giữa như vậy phát ra các ánh sáng vàng. Những ánh sáng này từ một đốt phát ra rồi đi vào vùng một đốt khác, cứ như vậy mà hòa hợp thành một ánh sáng lớn như ngọc Ma ni vàng trụ ở sau khuỷu tay của Phật làm đẹp đến ánh sáng trên đỉnh. Móng tay màu đồng đỏ, màn lưới của ngón chân... mỗi một đều có ánh sáng. Ánh sáng ấy sáng rỡ như lưu ly pha lê với đủ màu bảy báu theo sau bước chân của Phật, xứng đáng gọi thân Phật như ngọc Ma ni. Cũng như ánh sáng trước, những ánh sáng này lên đến vừng sáng tròn. Luân tướng dưới chân và gót chân dài đều sinh ra một hoa. Hoa ấy vi diệu giống như hoa Ưu bát la của đất nước thanh tịnh. Gót chân của Phật sinh ra những ánh sáng vây quanh đầy đủ mười vòng. Từng hoa, từng hoa tiếp theo nhau, trong mỗi một hoa có năm vị hóa Phật. Mỗi một vị hóa Phật có năm mươi Bồ tát làm thị giả. Trên đỉnh đầu mỗi một vị Bồ tát phát sinh ánh sáng ngọc Ma ni. Khi hiện tướng này thì trong mỗi một lỗ chân lông trên thân Phật trở lại phát sinh tám muôn bốn ngàn những ánh sáng nhỏ, vi tế để nghiêm sức, khiến cho ánh sáng của thân rất là khả ái. Màu sắc đủ thứ như vậy gọi là ánh sáng thường, gọi là ánh sáng vừa ý, cũng gọi là ánh sáng tùy theo sự ưa nhìn thấy của những chúng sinh, cũng gọi là ánh sáng ban cho mắt chúng sinh. Ánh sáng một tầm này, tướng ấy dành cho nhiều người. Còn như Cù Sư La quan sát Phật thì ánh sáng này nhỏ theo. Cho đến các Đại Bồ tát phương khác khi quan sát Phật thì ánh sáng này lớn theo như nói về tạp hoa.
Đức Phật nói với Phụ vương và sắc bảo A-nan rằng:
- Ta nay vì ông thị hiện đầy đủ ánh sáng của thân tướng.
Nói lời đó xong, đức Phật đứng dậy bảo ngài A-nan rằng:
- Ông và các Tỳ kheo cùng những người con họ Thích đều đứng dậy, chắp tay hướng về Phật, quan sát thật kỹ Như Lai, từ ánh sáng đỉnh đầu xuống đến ánh sáng dưới chân, từ nhục kế đỉnh đầu xuống đến tướng dưới chân bằng phẳng đầy đặn - Đức Phật lại sắc bảo các Tỳ kheo - Lại quan sát từ tướng dưới chân bằng phẳng đầy đặn lên cho đến nhục kế, cũng quan sát ánh sáng cổ, ánh sáng thân của Như Lai - Lại sắc bảo - Hãy quan sát từ mỗi một lỗ chân lông của Phật đến hết từng phần thân thể một. Mỗi một việc quan sát đều phải cho rõ ràng như người cầm gương soi tự quan sát hình dáng mặt của mình. Hoặc có người sinh lòng bẩn ác chẳng lành, hoặc có người hủy phạm cấm giới của Phật thì thấy hình dáng thuần màu đen giống như người bằng than. Trong chúng Thích tử, có năm trăm Thích tử thấy sắc thân của đức Phật giống như người bằng than đen. Trong chúng Tỳ kheo, có một ngàn người thấy sắc thân của đức Phật giống như người bằng đất đỏ. Trong chúng Ưu bà tắc, có mười sáu người thấy sắc thân của đức Phật như chân voi đen. Trong chúng Ưu bà di, có hai mươi bốn người thấy sắc thân đức Phật giống như mực đen tụ lại. Như vậy, bốn chúng mỗi mỗi đều thấy khác nhau. Trong chúng Tỳ kheo ny, có Tỳ kheo ni thấy sắc thân đức Phật như màu bạc trắng (bạch ngân). Trong chúng Ưu bà di có Ưu bà di thấy sắc thân đức Phật như màu xanh lam. Như vậy bốn chúng quan sát sắc thân đức Phật, sự thấy của họ chẳng đồng.
Bốn chúng nghe lời nói đó của đức Phật đều kêu khóc, rơi nước mắt chắp tay bạch đức Phật rằng:
- Chúng con hôm nay chẳng thấy được diệu sắc !
Năm trăm Thích tử tự giựt tóc trên đầu lên, toàn thân gieo xuống đất, máu trong mũi tuông ra, thưa rằng :
- Đức Phật sinh ra trong gia đình chúng con. Lúc đức Phật sơ sinh mọi người đều thấy thuần một màu hoàng kim, chỉ có chúng con luôn luôn thấy thân đức Phật giống như người bằng than đen, cũng như các Bà la môn còm cõi gầy yếu. Chúng con đời trước có tội lỗi gì ? Nguyện xin đấng Mặt trời Phật vì chúng con giải nói cho!
Nói lời nói đó rồi, tự giựt tóc trên đầu lên, gào khóc như trước, uyển chuyển tự đánh đập mình. Lúc đó, đức Từ Phụ phát ra tiếng Phạm âm an ủi các Thích tử và những bốn chúng rằng :
- Này các thiện nam tử ! Mặt trời Như Lai Phật xuất hiện ở thế gian chỉ vì trừ diệt tội lỗi cho các ngươi. Các ngươi hãy đứng dậy đi ! Phật tự biết lúc phải vì các ngươi nói rồi.
Khi đó, đại chúng đứng dậy rồi đi nhiễu quanh đức Phật ba vòng, làm lễ dưới chân đức Thế Tôn. Năm trăm vị Thích Tử đi đến chỗ ngài A-nan bạch rằng:
- Chúng tôi cùng ngài đều sinh ra trong gia đình họ Thích mà một mình ngài thông minh tổng trì lời đức Phật giống như rót nước đựng sang đồ đựng khác. Chúng tôi có tội đời trước nên chẳng thấy thân đức Phật, huống gì là nghe được pháp ?
Nói lời đó xong, họ đối trước ngài A-nan mà khóc. Lúc bấy giờ, đức Như Lai dùng tiếng Phạm âm bảo các Thích tử và đại chúng rằng :
- Này các huynh đệ! Các anh em chớ lại gào khóc ! Thuở quá khứ, có đức Phật hiệu là Tỳ Bà Thi Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri xuất hiện ở đời, giáo hóa chúng sinh. Độ người chu tất xong, sau khi ngài vào Niết bàn, ở trong đời Tượng Pháp, có một vị trưởng giả tên là Nhật Nguyệt Đức. Ông ấy có năm trăm người con thông minh, đa trí, biết rộng tất cả văn chương, kỹ nghệ của thế gian, tinh tú, lịch số không gì chẳng quán triệt. Vị trưởng giả cha ấy tin kính Phật pháp, thường vì các con nói về lòng quán Phật, cũng nói về ý nghĩa của mười hai nhân duyên thậm thâm. Các con nghe rồi nghi hoặc, chẳng tin mà rằng, cha già lẩm cẩm, bị sự lừa dối mê hoặc của các Sa môn. Chúng ta xem các thư tịch đều không có nghĩa đó, nay cha tìm ở đâu ra những thứ này ? Vị trưởng giả cha thương xót các con nên ẩn giấu Phật pháp chẳng vì họ tuyên nói nữa. Lúc đó, các con đồng gặp bệnh nặng, người cha xem thấy mạng các con chẳng còn bao lâu nên đến chỗ các con. Trước mỗi một đứa con, ông khóc rơi lệ, chắp tay nói rằng : “ Các con tà kiến chẳng tin chánh pháp, hôm nay lưỡi dao vô thường sắp cắt đứt thân con. Lòng con phiền muộn cậy nhờ vào đâu ? Có đức Phật Thế Tôn tên là Tỳ Bà Thi, con nên xưng danh hiệu ngài !”. Các con nghe rồi, kính trọng cha mình nên xưng : “Nam mô Phật” người cha lại bảo rằng: “Con hãy xưng danh Pháp! Con hãy xưng danh Tăng!” Chưa kịp xưng danh đủ ba thì các con ấy đã mạng chung. Do xưng danh Phật nên họ được sinh lên trời, chỗ của Tứ thiên vương. Thọ mạng ở trên trời hết, do nghiệp tà kiến trước kia nên họ rơi vào Đại Địa Ngục. Ở địa ngục thọ khổ, họ bị ngục tốt La sát dùng chỉa sắt nóng đâm mù mắt. Khi chịu sự khổ đó, họ nhớ đến việc giáo hối của người cha trưởng giả. Do niệm Phật nên họ ra khỏi địa ngục, trở lại sinh vào trong loài người chịu bần cùng hạ tiện. Đức Phật Thi Khí ra đời, họ cũng được gặp, nhưng chỉ nghe Phật danh mà chẳng nhìn thấy hình dáng Phật. Đức Phật Tỳ Xá ra đời, họ cũng chỉ nghe Phật danh. Đức Phật Câu Lâu Tôn ra đời, họ cũng chỉ nghe Phật danh. Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni ra đời, họ cũng chỉ nghe Phật danh. Đức Phật Ca Diếp ra đời, họ cũng chỉ nghe Phật danh. Do cái nhân duyên nghe tên sáu vị Phật nên đồng sinh ra với ta. Tuy sinh ra ở xứ này, nhưng nay thân tướng ta đoan nghiêm đến vậy mà các ông thấy thân ta như thân người Bà la môn gầy còm. Thân ta màu vàng mà màu của vàng Diêm Phù Đàn cũng chẳng sánh được, nhưng các ông thấy màu thân ta giống như người bằng than đen - Đức Phật bảo các Thích tử - Nay các ông hãy xưng danh hiệu Phật đời quá khứ và vì Phật làm lễ, đồng thời xưng danh cha các ngươi. Làm lễ các đức Phật quá khứ, cũng xưng danh hiệu của ta, lễ kính đối với ta, vị lai có đức Phật hiệu là Di Lặc, các ngươi cũng sẽ lễ kính, nói lên tội tà kiến đời trước của các ngươi. Hôm nay, Phật hiện thế, đại chúng Sa môn, tất cả đã vân tập, các ông phải hướng về các đại đức chúng Tăng mà phát lồ hối lỗi.
Thuận theo lời Phật sám hối các tội, ở trong chúng Phật pháp, năm vóc gieo xuống đất như núi lớn lở, họ hướng về đức Phật sám hối. Tâm nhãn được mở ra, họ thấy sắc thân đức Phật đoan nghiêm vi diệu như ánh sáng núi Tu di hiển hiện ở biển lớn. Đã thấy Phật rồi, lòng rất vui mừng, họ bạch đức Phật rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Con nay thấy đức Phật với ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, thân màu hoàng kim. Mỗi một tướng tốt có vô lượng ánh sáng.
Nói lời đó xong, tức thời đắc đạo, thành Tu Đà Hoàn. Họ bạch với vua cha rằng:
- Hôm nay, chúng con muốn ở trong Phật pháp xuất gia học đạo.
Vua cha bảo rằng:
- Các con tự bạch với đức Phật! Xem đức Phật có cho phép các con không?
Họ liền kéo nhau đến chỗ đức Phật mà bạch rằng:
- Thưa đức Thế Tôn! Con muốn xuất gia!
Đức Phật bảo các Thích tử rằng :
- Thiện lai Tỳ kheo !
Tức thời những vị Thích tử, râu tóc tự rụng, liền thành Sa môn. Áo quần họ mặc trên thân hóa thành pháp phục, họ chắp tay làm lễ đức Phật, xưng lên: Nam mô Phật! Khoảnh khắc chưa cất đầu lên thì đã thành A la hán với ba minh, sáu thông đều đầy đủ.
Đức Phật nói với vua cha rằng:
- Hôm nay! Đại vương có thấy các Thích tử sám hối tiêu trừ tội, thành A la hán không ?
Vua cha bạch đức Phật rằng :
- Thưa vâng ! Đã thấy rồi !
Đức Phật nói với vua cha rằng:
- Những vị Tỳ kheo đó đời trước, do ác tâm nên bài báng chánh pháp của Phật, nhưng chỉ vì cha nên xưng “Nam mô Phật” mà đời thường được nghe các Phật danh, cho đến đời nay gặp được ta ra đời, thấy sắc thân Phật và thấy chúng Tăng, nghe lời nói của Phật, sám hối tội lỗi. Nhân sám hối nên các chướng tiêu trừ mà các chướng trừ rồi thì thành A la hán.
Đức Phật bảo ngài A-nan rằng:
- Sau khi ta Niết bàn, chư thiên, người đời nếu xưng danh hiệu của ta và xưng Nam mô Chư Phật thì được phước đức vô lượng vô biên. Huống gì người ràng buộc ý niệm mình nghĩ về các đức Phật mà chẳng diệt trừ các chướng ngại sao ?
Đức Phật bảo các Tỳ kheo rằng :
- Các ông sở dĩ thấy sắc thân Phật như đất đỏ là vì đời trước, các ông ở trong thời mạt pháp của đức Phật Nhiên Đăng, xuất gia học đạo. Đã xuất gia với thầy Hòa thượng mà khởi lòng bất tịnh. Nhưng vị hòa thượng ấy đã được đạo A la hán, biết lòng của đệ tử nên bảo họ rằng: “Này các pháp tử! Các ông đối với Hòa thượng và chúng Tăng chớ khởi lên ý nghi ngờ ! Hoặc khởi lên ý nghi ngờ đối với các tịnh giới, vĩnh viễn không tiếp nhận được!”. Các Tỳ kheo nghe vị Hòa thượng nói, lòng sinh ra sân hận. Lúc đó vị Hòa thượng biết lòng của đệ tử nên dần dần tự chế, chẳng vì họ giảng nói. Một ngàn người đệ tử theo tuổi thọ tu hành một thời gian ngắn, đều sắp mạng chung mà vị Hòa thượng vẫn còn, chẳng vào Niết bàn. Lúc đó, vị Hòa thượng đến chỗ các đệ tử, nói rằng: “Này Tỳ kheo các ông! Lúc mới thọ giới, nghi thầy, ngờ giới, luống ăn của tín thí thì hôm nay các ông cậy nhờ vào đâu ?” Những người nghe lời nói đó, lòng kinh hãi, dựng tóc gáy, bạch rằng: “Thưa Hòa thượng! Xin ngài vì chúng con nói pháp!” Vị Hòa thượng bảo rằng: “Việc của các ông hôm nay cấp thiết lắm rồi, chẳng còn đủ thời gian dạy các ông sám hối nữa ! Các ông hôm nay chỉ phải xưng lên danh hiệu Phật Nhiên Đăng Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri ... đầy đủ mười hiệu”. Lúc bấy giờ, các Tỳ kheo theo lời dạy của vị Hòa thượng, đều xưng lên rằng: “Nam mô chư Phật”. Vừa xưng danh hiệu Phật xong thì liền mạng chung, nhờ thiện tâm đó nên được sinh lên cõi trời. Sinh lên cõi trời Đao Lợi hưởng thọ tự nhiên. Thọ mạng của trời hết, hạ sinh xuống thế gian, do tội đời trước, luống ăn của tín thí nên rơi vào trong loài ngã quỉ, bị nước đồng sôi rót vào cổ họng, thọ mạng kéo dài tám muôn bốn ngàn năm. Chịu tội ngã quỉ xong, họ sinh vào trong loài súc sinh. Chịu tội súc sinh xong, họ sinh trở lại trong loài người gánh chịu sự bần cùng hạ tiện. Đã sinh ra trong loài người thì họ nghe được các danh hiệu Phật. Nhân cái lực xuất gia đời trước nên tín tâm bên trong phát khởi như trước, họ biết trước xưng niệm “Nam mô Phật”. Do công đức nhân duyên xưng danh hiệu Phật nên trong tám ngàn đời thường gặp đời có Phật mà mắt chẳng nhìn thấy sắc thân của chư Phật, huống là được nghe pháp. Cho đến ngày hôm nay gặp được đời có ta, họ thấy thân thể của ta giống như đất đỏ.
Đức Phật bảo các vị Tỳ kheo rằng:
- Đời trước, các ông đối với chỗ chẳng nghi mà ngang ngược sinh ra nghi kiến, đối với chỗ đáng tin mà ngang ngược phát sinh chẳng tin. Do những tội đó nên chẳng thấy chư Phật, chẳng nghe chính pháp. Như ta hôm nay hiện sinh ra ở cung vua, màu sắc thân ta chân chánh tối thượng trong các màu sắc mà các ông thấy như màu đất đỏ.
Các Tỳ kheo nghe lời nói này của đức Phật đều tự hối trách, trật áo vai phải, chắp tay hướng về đức Phật mà nói lên rằng :
- Khi chúng con ở vô lượng kiếp đời trước, tà kiến, nghi ngờ sư trưởng, luống thọ của tín thí. Do nhân duyên này nên bị đọa vào trong địa ngục. Hôm nay tuy đã được ra mà ở vô lượng đời chẳng thấy chư Phật, chỉ nghe được danh hiệu. Hôm nay thấy được thân đức Thế Tôn như màu đất đỏ, lớn cao đúng năm thước.
Lúc đó, đức Thế Tôn vạch Tăng-kỳ-chi bày chữ Đức ở ngực, khiến cho Tỳ kheo đọc tụng chữ Đức rồi thì biết được công đức trí tuệ trang nghiêm của đức Phật. Ở trong ấn chữ Vạn đã nói lên tám muôn bốn ngàn những hạnh công đức của đức Phật. Các vị Tỳ kheo thấy rồi, khen ngợi đức Phật rằng :
- Đức Thế Tôn rất đặc biệt kỳ lạ ! Chỉ có chữ ở ngực mà nói lên vô lượng nghĩa, huống gì công đức sở hữu trong lòng đức Phật.
Họ nói lời đó xong, hướng về đức Phật sám hối, năm vóc gieo xuống đất như núi lớn lở, đối trước đức Phật gào khóc bi thương, nước mắt như mưa.
Khi đó, đức Thế Tôn an ủi họ bằng lời dịu dàng khiến cho lòng các Tỳ kheo được hoan hỉ. Lòng đã hoan hỉ rồi thì giống như gió thổi lớp mây đi tứ tán, hiển phát Kim nhan, ba mươi hai tướng tỏ tường nhìn thấy. Đã thấy đức Phật rồi, lòng rất vui mừng phát tâm Bồ đề. Đức Phật nói với Phụ vương rằng :
- Một ngàn vị Tỳ kheo này ân cần cầu pháp, lòng không lười biếng ngưng nghỉ, vào đời vị lai qua vô số kiếp sẽ được làm Phật hiệu là Nam Mô Quang Chiếu Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri... đầy đủ mười hiệu. Khi những vị ấy làm Phật thì đất thuần màu vàng với hàng cây bảy báu, lầu các được trang nghiêm bằng những vật báu vi diệu. Chúng sinh của cõi ấy đều là những người biết tàm quí, sám hối, thuần là Bồ tát phát ý Vô thượng. Như vậy một ngàn vị Phật theo thứ lớp ra đời cũng giống như ở kiếp Hiền, một ngàn vị Bồ tát theo thứ lớp thành Phật.
Đức Phật bảo rằng :
- Thưa Đại vương! Các vị Tỳ kheo đó nghi thầy, nghi Tăng bị đại trọng tội. Như hướng theo lời nói, xưng Nam mô Phật đã được quả báo, nay ở đời ta được “hiện tiền thọ ký”. Huống gì là người chánh niệm suy nghĩ về Phật ?
Những Tỳ kheo ni thấy đức Phật màu bạc đứng dậy, trật áo vai phải, làm lễ đức Phật bạch rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Hôm nay, đức Như Lai tự nói về sắc thân tiêu trừ vô lượng tội của các chúng sinh. Vì sao chúng con từ lúc sinh ra, đi xuất gia... cho đến ngày hôm nay nhìn thấy đức Phật màu bạc, hoa bạc, ánh sáng bạc... các dung cụ trang nghiêm đều là bạc hết ? Tại sao chúng con chẳng thấy được ánh sáng vàng rực rỡ đẹp đẽ của Như Lai ? Cũng chẳng thấy được ba mươi hai tướng công đức quả báo của đức Phật ?
Lúc đó, đức Như Lai nghe lời nói của các Tỳ kheo ni liền mĩm cười, có ánh sáng màu vàng từ diện môn phát ra, nhiễu quanh thân bạc của đức Phật giáp đủ mười vòng. Khi ánh sáng này hiện thì các Tỳ kheo ni thấy thân đức Phật màu vàng tía với ba mươi hai tướng và ánh sáng hiển soi chẳng thể nói đủ. Các Tỳ kheo ni thấy rồi, quan sát tướng Bạch Hào ở mi gian uyển chuyển xoáy về bên phải. Thấy rồi, vui mừng, ngay lúc ấy họ liền thành đạo A la hán với ba minh, sáu thông và đủ tám giải thoát.
Các Tỳ kheo ni tự biết túc mạng đã từng ở đời trước vô lượng kiếp, có đức Phật ra đời cũng tên là Thích Ca Văn. Sau khi đức Phật đó diệt độ, có các đệ tử xuất gia học đạo. Trong chúng Tăng, có một người du hành giáo hóa, thấy năm trăm đồng nữ ở trong sơn trạch (cái đầm nước trong núi) cùng vui chơi sung sướng với nhau. Vị Tỳ kheo đó nhiếp giữ uy nghi an tường từ từ bước đến chỗ của những người con gái, trải Ni sư đàn (tọa cụ) xuống mà ngồi. Những người con gái thấy rồi, mỗi mỗi đều hoan hỉ mà nói lên rằng : “ Chỗ không nhàn này là nơi thần tiên dạo chơi, bỗng nhiên có vị Tỳ kheo thắng sĩ này đến ngồi tại đây, nhất định chẳng phải là người phàm. Chúng ta nên cúng dường ngài !” Bọn họ đều cởi vòng bạc tung lên vị Tỳ kheo và nghĩ : “ Vị Tỳ kheo tinh tấn, đức hạnh thuần thục đầy đủ, về sau nhất định thành Phật. Nguyện xin khi chúng ta thấy ngài cũng có màu bạc như vòng bạc đã tung lên”. - Đức Phật nói - Các ngươi tham trước màu báu của bạc nên đời đời thường ở trong núi Bạch Ngân thọ thân Ngân Sơn thần bảo nữ. Do làm lễ vị Sa môn, phụng hiến vòng bạc nên nay gặp được đời của ta, tắm gội thanh tịnh, hóa thành A la hán. Vị Tỳ kheo lúc bấy giờ là thân ta đó. Các người con gái lúc đó là thân các ngươi đó vậy. Các ngươi, ở đời trước, cúng dường Sa môn, lễ bái chư Phật nên từ đó đến nay luôn luôn gặp chư Phật.
Đức Phật nói với Phụ vương rằng :
- Phật là vị thần cứu hộ quí báu trong loài người, đem lại lợi ích nhiều nơi. Nếu có người nghe được hiệu danh, lễ ái cúng dường thì được quả báo rất lớn. Huống là người ràng buộc ý niệm nghĩ ngợi đến chính dung nhan của đức Phật.
Những Ưu bà tắ trong chúng thấy đức Phật Thế Tôn như chân voi đen liền đứng dậy, trật áo vai phải, chắp tay hướng về đức Phật mà nói lên rằng:
- Chúng con sinh ra trên đất nước này. Con của quốc vương chúng con, xuất gia thành Phật. Ông tiên A Tư Đa thấy được ba mươi hai tướng tốt liền vì con nói rằng, Thái tử địa thiên (trời dưới đất) thành Phật không nghi ngờ gì nữa. Chúng con nghe lời nói đó nên qui y với Phật. Từ đó đến nay luôn luôn theo sau đức Phật, thọ ba qui y, thọ trì bát quan trai, thọ năm giới pháp, nhưng vì tội lỗi của chúng con nên chỉ nghe tiếng Phật mà chẳng thấy hình Phật. Mỗi khi thấy đức Phật thì như chân voi đen. Sao mà ân hận quá?
Nói lời đó rồi, họ đưa tay đấm ngực gào khóc, ngã lăn ra đất. Khi đó đức Như Lai dùng tiếng Phạm âm, giống như từ phụ an ủi con mình, mà bảo các Ưu bà tắc rằng :
- Này các pháp tử! Hãy trở lại ngồi đi! Phật sẽ vì các ngươi đoạn trừ nghi ngờ, hối hận, tiêu diệt các chướng ngại.
Nói lời đó xong, đức Phật bảo các Ưu bà tắc rằng:
- Vô lượng kiếp đời trước, khi các ngươi ở cõi Diêm Phù Đề đều làm quốc vương, thống lĩnh các nước rất được tự tại. Có các vị Sa môn vì lợi dưỡng nên vì các ngươi nói tà bậy chẳng thuận lời Phật dạy. Đúng pháp thì nói phi pháp, phi pháp thì nói là pháp. Những người các ngươi đều tin dùng những lời đó. Người đó dùng những lời dạy ác này nên sau khi mạng chung đọa vào địa ngục A tỳ. Còn các ngươi thuận theo lời dạy của bạn ác nên sau khi mạng chung cũng đọa vào địa ngục Hắc Ám. Do sức thiện tâm nghe pháp đời trước nên nay gặp đời của ta, thọ trì năm giới. Nay các ngươi nên phải ở trước Phật, Pháp, Tăng nói lên tà kiến của các ngươi và sự giáo hối của bạn tà để thành tâm sám hối.

Các Ưu bà tắc nghe lời nói này của đức Phật, liền xưng lên : Nam mô Phật, xưng Nam mô Pháp, xưng Nam mô Tăng và nói lên hết các tội lỗi, thành tâm sám hối. Đức Phật liền phóng ra ánh sáng của tướng Đại Nhân ở mi gian, chiếu soi lòng mọi người. Những người đó tâm ý cởi mở, đồng thời liền được đạo Tu đà hoàn. Các Ưu bà tắc được đạo rồi thì thấy sắc thân của đức Phật đoan nghiêm vi diệu, thế gian không gì sánh nổi, cầu xin đức Phật xuất gia, thành A la hán.
Trong chúng, các Ưu bà di thấy sắc thân đức Phật giống như mực đen tụ lại liền đứng dậy, chắp tay hướng về đức Phật, nước mắt như mưa, gào khóc bi thương, nói chẳng nên lời, giơ tay vỗ đầu, ngừng thở ngã lăn ra đất. Lúc đó, đức Thế Tôn thấy việc thế rồi, dùng tiếng Phạm âm an ủi các người nữ mà bảo rằng :
- Cớ sao lo buồn đến nỗi vậy ?
Khi đó, các người nữ nghe tiếng nói của đức Phật thì các tình căn cởi mỡ, liền đứng dậy, chắp tay bạch đức Thế Tôn rằng:
- Đấng Mặt trời Phật ra đời chiếu soi khắp tất cả. Mọi người đều nhìn thấy như vầng trăng tròn đầy, chỉ có chúng con chẳng thấy thôi. Khi đức Phật nói pháp, mọi người đều nghe tám thứ âm thanh, một mình chúng con chẳng nghe được giống nhưng điếc. Tôn giả Xá Lợi Phất vì chúng con trao cho cấm giới, mới nghe ngài nói có năm giới pháp. Mỗi lần chúng con đến Phật hội đều thấy đức Thế Tôn giống như mực đen tụ lại. Nguyện xin đấng Thiên Tôn đại từ bi trừ diệt tội lỗi cho chúng con, khiến cho chúng con được thấy đức Phật!
Lúc đó, đức Thế Tôn trở lại ngồi xuống tòa Sư tử, duỗi chân phát ra tướng ngàn nan hoa (Thiên bức luân) để hiển thị cho các người nữ. Những người nữ chỉ thấy những hoa sen vi diệu từ tướng Luân phát ra. Trên hoa có vị hóa Phật giống như người bằng mực đen. Những người nữ lại chắp tay hướng về đức Phật làm lễ mà bạch rằng :
- Thưa đức Thế Tôn! Làm đệ tử của đức Phật đã trải qua nhiều thời gian, chỉ có ngày hôm nay thấy được hoa sen vi diệu, nhưng thấy các vị hóa Phật giống như bị bôi mực đen. Chúng con đời trước có tội gì mà mắt tối tăm đến vậy ?
Đức Phật bảo các người nữ rằng :
- Hãy lắng nghe ! Hãy lắng nghe ! Suy nghĩ cho kỹ vấn đề đó ! Hôm nay Như Lai vì các ngươi mà phân biệt cho ! Thuở quá khứ xa xưa vô lượng đời, vào đời có đức Phật hiệu là Nhất Bảo Cái Đăng Vương Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri... Sau khi đức Phật đó diệt độ, ở trong đời Tượng Pháp, có các vị Tỳ kheo vào thôn khất thực, cầm bát, mang tích trượng, uy nghi chẳng phạm, đi đến nhà dâm nữ (nhà chứa gái điếm). Các dâm nữ lấy bát của vị Tỳ kheo đựng đầy đồ ăn, rồi đùa cợt nói với vị Tỳ kheo rằng : “ Ông là người dòng họ Thích, nhan sắc khả ố giống như mực đen tụ lại. Thân ông mặc áo giống như người ăn xin. Sự khả ố của ông, thiên hạ không ai sánh nỗi. Tự cho rằng mình vô dục ! Thử hỏi còn ai sẽ nghĩ đến ông ?” Lúc bấy giờ, vị Tỳ kheo nghe lời nói đó rồi, ném bát trong không trung, rồi bay lên mà đi. Những người dâm nữ nhìn thấy rồi xấu hổ sám hối mà nói lên rằng : “ Chúng tôi hôm nay bố thí cho vị Sa môn bữa ăn, nguyện xin ở đời sau, thân được tự tại giống như Sa môn” - Đức Phật bảo các người nữ - Các dâm nữ cho cơm vị La Hán lúc bấy giờ, nay là các ngươi đó ! Các ngươi dùng thiện tâm bố thí cho Tỳ kheo bữa ăn nên trong hai ngàn kiếp thường chẳng bị đói khát. Do bởi nhân duyên dâm dục mắng chửi đời trước nên bị đọa vào địa ngục Hắc Ám đến sáu mươi tiểu kiếp. Do thiện tâm phát nguyện đời trước chẳng diệt nên nay gặp được đời của ta, được thọ trì năm giới. Vì chỉ mới cúng dường A la hán nên chỉ thấy Xá Lợi Phất mà chẳng thấy thân ta.
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn nói lời đó xong, liền ở trong rốn phát ra đóa hoa sen lớn. Đóa sen lớn ấy hóa thành quang đài (đài ánh sáng). Ở trong quang đài ấy có trăm ngàn vô số Thanh văn Tỳ kheo như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên.v.v... Các vị ấy ở trong đài ánh sáng của Phật, với thần thông tự tại tạo tác mười tám thứ thần biến. Những người nữ thấy rồi, lòng phát sinh hoan hỉ, ngay tức thời liền dùng lửa trí tuệ đốt cháy hai mươi ức kết sử tan tành, đắc đạo Tu đà hoàn. Các Ưu bà di đã được đạo rồi, thì thấy sắc thân đức Phật đoan nghiêm vi diệu, nhưng chẳng thấy được ánh sáng tướng Bạch Hào của đức Phật.
Đức Phật nói với Phụ vương rằng :
- Đùa giỡn, ác khẩu.... thì thậm chí đã được đạo rồi mà sở kiến vẫn chẳng sáng. Vậy nên mọi người phải siêng năng giữ gìn nghiệp miệng, chuyên tâm chính ý quán Phật tam muội, vì thấy Phật thì được vô lượng phước.
Lúc đó, đức Thế Tôn muốn làm cho đại chúng thấy sắc thân Phật tỏ rõ phân minh nên đức Phật liền biến hóa ngôi tinh xá thành như núi Bạch ngọc, cao diệu lớn nhỏ giống như núi Tu di với hàng trăm ngàn khám thờ, hang động. Ở trong những khám thờ, hang động, bóng dáng hiện lên những hình tượng như đức Phật không khác. Đất nước đức Phật có hoa sen lớn. Hoa ấy cóngàn cánh. Mỗi cánh có một ngàn ánh sáng. Mỗi ánh sáng có một ngàn vị hóa Phật. Mỗi vị hóa Phật có một ngàn đệ tử làm thị giả. Đức Phật bảo ngài A-nan rằng:
- Sau khi Phật diệt độ, các đệ tử của Phật, nếu có thể cắt đứt mọi việc, ném bỏ các ác, ràng buộc ý niệm dể tư duy ánh sáng của Phật thì cho dù Phật chẳng còn hiện tại, cũng gọi là thấy Phật. Do thấy Phật nên tất cả các ác đều được tiêu trừ. Tùy theo sở nguyện của họ mà ở đời đương lai sẽ thành ba thứ đạo Bồ đề - Đức Phật bảo ngài A-nan - Người quan sát như thế này thì gọi là chánh quán, nếu quan sát khác đi thì gọi là tà quán.
KINH QUÁN PHẬT TAM MUỘI HẢI
- Hết quyển thứ ba –

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 10 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.28.237 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập