Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Nguyệt Dụ Kinh [佛說月喻經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Nguyệt Dụ Kinh [佛說月喻經]


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.08 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.1 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Phật Nói Nguyệt Dụ

Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Tôi nghe như vầy, một thời đức Thế Tôn ở thành Vương Xá, tinh xá Ca Lan Đà Trúc Lâm, cùng các Tỳ Kheo câu hội. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo rằng: như thế gian đã thấy, mặt trăng sáng tròn đầy, lướt trên hư không, thanh tịnh vô ngại, với các Tỳ kheo, không mất uy nghi, thường như kẻ sơ tâm, đầy đủ sự tàm quý đối với thân hoặc tâm, chưa từng tán loạn, phép tắc uy nghi như vậy, khi đi vào nhà thế tục thanh tịnh không nhiễm cũng như ánh trăng đó.
Này các Tỳ Kheo, lại như người có minh nhãn, vào trong nước lớn vực sâu hoặc đi vào nơi sông ngòi hiểm trở, hoặc đến chỗ núi non cao thấp chồng chềnh, dùng minh nhãn đó thì có thể thấy được, rời xa các nỗi sợ hãi nghi ngờ như trên. Tỳ Kheo cũng như thế. Này các Tỳ kheo, như ta đã nói, ví như mặt trăng lướt trên hư không, thanh tịnh vô ngại, giống như người mắt sáng bước vào chốn hiểm nguy, không có các nỗi lo sợ nghi ngờ. Như hiền giả Ca Diếp chẳng mất uy nghi, thường như kẻ sơ tâm, đầy đủ sự tàm quý, hoặc thân hay tâm chưa từng tán loạn. Phép nghi như vậy vào nhà thế tục, thanh tịnh không nhiễm, lìa các sợ hãi lại cũng giống như thế.
Bấy giờ đức Thế Tôn lại hỏi các Tỳ Kheo, các Tỳ Kheo, nếu khi vào nhà thế tục nên khởi tâm gì? nên dùng tướng nào để vào nhà ấy? Các Tỳ Kheo bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn Phật là nơi quy hướng, Phật là chư pháp bổn, Phật là mắt thanh tịnh, chúng con không biết nghĩa này như thế nào, xin đức Thế Tôn vì thương chúng con chỉ bày, khiến các Tỳ Kheo nghe rồi thấu rõ.
Phật bảo, các Tỳ Kheo các ông lắng nghe và khéo suy nghĩ, ta nay vì các ông mà nói. Nếu các Tỳ Kheo khi muốn vào nhà thế tục nên khởi tâm không dính mắc, không ràng buộc, không chấp thủ, y luật nghi tướng mà vào nhà đó. Chỉ nhận lợi dưỡng vì muốn người kia làm các phước sự, theo chỗ phần lượng có được của mình mà thọ nhận. Lại khéo khởi tâm nghĩ mình không cao, người khác không thấp. Khởi tâm như thế, dùng tướng như thế, có thể vào nhà thế tục.
Bấy giờ đức Thế Tôn đưa nắm tay không bảo chúng Tỳ Kheo rằng: ý các ông nghĩ sao? Hư không có vướng mắc, ràng buộc, chấp thủ không? Các Tỳ Kheo trả lời: thưa Thế Tôn, không. Phật bảo, nếu Tỳ Kheo tâm không vướng mắc, không ràng buộc, không chấp thủ mà vào nhà thế tục cũng lại thanh tịnh như hư không vậy.
Bấy giờ đức Thế Tôn lại đưa nắm tay không lên một lần nữa và bảo các chúng Tỳ Kheo rằng, các Tỳ Kheo, ý các ông như thế nào? Hư không có dính mắc, rang buộc hay chấp thủ không? Các Tỳ kheo trả lời, thưa Thế Tôn không. Phật bảo: Ca Diếp, Tỳ Kheo cũng lại như thế, dùng tâm không vướng mắc, không ràng buộc, không chấp thủ mà vào nhà thế tục, tùy nhận lợi dưỡng, vì muốn người kia làm các phước sự, theo chỗ có được phần lượng của mình mà nhận, lại khởi tâm tốt, nghĩ mình không cao, người khác không thấp. Các Tỳ kheo, y theo nghĩa này như hiền giả Ca Diếp, nên vào nhà thế tục để tiếp nhận sự lợi dưỡng.
Bấy giờ các Tỳ Kheo lại bạch Phật rằng: Thế Tôn, nếu các Tỳ Kheo lúc vì người thế tục mà nói pháp, hoặc có thanh tịnh, hoặc không thanh tịnh, việc kia như thế nào? Xin Phật Thế Tôn khéo vì chúng con tuyên thuyết.
Phật bảo, các Tỳ Kheo, các ông lắng nghe, hãy khéo nhận hiểu, nay ta vì các ông mà nói. Nếu các Tỳ Kheo vì lòng tham muốn mà khiến người khác phát khởi tín tâm và làm các việc tín tâm, cấp thí các thứ y phục, ăn uống, giường chiếu, thuốc men bệnh hoạn…dùng việc lợi này vì người khác mà nói pháp, điều này không phải thanh tịnh. Nếu các Tỳ Kheo, y theo lời Phật đã dạy, an trụ chánh kiến, rời các nhiễm ô, như luyện vàng ròng, khử trừ chất uế, thấy pháp như thế, chứng pháp như thế, như ta vừa nói là pháp có thể lìa sanh già bịnh chết, sầu bi khổ não, dùng pháp như thế vì người khác nói khiến người kia đạt được sự Nghe pháp như thế, theo đó tu hành, ở trong đêm dài được lợi lạc lớn. Vì nhân duyên này phát sinh lòng từ tâm bi bình đẳng, do nhân duyên này khiến chánh pháp Phật tồn tại lâu dài. Các Tỳ Kheo nếu khởi tâm như thế vì người khác nói pháp, đó là thanh tịnh.
Lại nữa các Tỳ Kheo, các ông phải biết, hiền giả Ca diếp hay khởi tâm thanh tịnh vì người khác nói pháp, dùng tâm thanh tịnh này khiến Phật Pháp trụ thế lâu dài, cho nên các ông, các chúng Tỳ Kheo cũng nên như vậy, như lý mà tu học. Lại nữa các Tỳ Kheo, nếu hay khởi tâm như thế vì người khác nói pháp thì ta gọi đó là tối thượng của sự thanh tịnh chân thật, có thể khiến cho chánh pháp Như Lai tồn tại lâu dài.
Phật thuyết kinh rồi các chúng Tỳ Kheo vui vẻ tin nhận.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.157.186 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập