Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Pháp Thường Trụ Kinh [佛說法常住經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Pháp Thường Trụ Kinh [佛說法常住經]


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.04 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.06 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Pháp Thường Trụ

Việt dịch: Thích Nữ Thuần Hạnh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Tôi nghe như vầy : Một thời đức Phật ở vườn Cấp Cô Ðộc, rừng cây Kỳ Ðà, nước Xá Vệ. Ngài dạy các vị Tỳ kheo :
- Pháp luôn luôn tồn tại dù có Phật hay không có Phật, Pháp vẫn trụ như vậy, Như Lai chí chơn xuất hiện ở đời chỉ vì tuyên thuyết, phân tích, diễn giảng nghĩa lý sâu xa đạt đến trí tuệ. Chuẩn đích ở tiểu thừa là thuyết tứ đế : Khổ, Tập, Tận, Ðạo. Sanh khổ, lão khổ, bịnh khổ, chết khổ, cầu không được thì khổ. Nói tóm lại, hễ có ấm thân là khổ. Nếu không có thần làm sao có hoạn nạn. Ðây là Khổ đế.
Mắt tham nơi sắc; tai, mũi, thân, miệng, ý cũng lại như vậy. Do nhân duyên này thành ra lục suy, từ đó đến nhiều vô số kiếp sâu xa, mới thấy rõ thật sự điều đó, biết là do tập khí xấu không có ích cho thân. Do giữ gìn thân hành phòng hộ mười điều ác nơi tâm miệng nên nhổ sạch được căn bản của mười hai nhân duyên, diệt trừ ba độc. Không, Vô tướng, Vô nguyện do đây mà thành La hán. Biết rõ sự liên kết vướng mắc của mười hai nhân duyên, đoạn trừ căn nguyên thì thành Duyên Giác. Hiểu rõ thân vốn không, phụng trì lục độ vô cực, tứ đẳng, tứ ân, ba mươi bảy phẩm trợ đạo, không nhờ vào tùy quán Không, Vô tướng, Vô nguyện thì không thể chứng đắc. Dùng sáu thần thông hoàn hảo để cứu giúp sự nguy ách. Ðem tâm bình đẳng đối với tất cả chúng sanh, không có thân sơ nên gọi là Bồ tát. Ðạt đến Bất thối chuyển nên thành đạo Vô Thượng Chánh Chơn, là bậc Tối Chánh Giác, độ thoát khắp cả mười phương, nên gọi là đạo pháp Phật.
Hành thường tồn phải hòa hợp không bên này không bên kia. Giống như các dòng nước khi chưa chảy đến biển, mỗi dòng đều có tên riêng. Vì sự hòa hợp nơi biển, nên không còn tên riêng. Ðạo đức được như vậy thì cùng một pháp thân với chư Phật ba đời, hành động hợp với đạo. Rồi vì chúng sanh mà phân biệt, diễn thuyết ấm, suy các nhập, mười hai móc xích đều là tật bệnh. Các độ vô cực, tứ đẳng, tứ ân đều là pháp dược lớn, để trị bịnh chúng sanh. Trong suốt như hư không, sáng rực hơn mặt trời, oai đức hơn núi Tu Di. Thần thánh cao vời cũng không thể hủy báng. Những tội lỗi tiêu diệt, không còn mắc các khổ não nữa. Ðem tâm từ bi lớn độ thoát khắp mười phương.
Khi Phật thuyết như vậy, các vị Tỳ kheo đoạn tận lậu hoặc, tâm được giải thoát. Vô số Bồ tát chứng đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn. Khi nghe Phật thuyết như vậy, các Tỳ kheo và những vị Bồ tát, trời, rồng, thần đều hoan hỷ phụng hành.
PHẬT THUYẾT KINH PHÁP THƯỜNG TRỤ - hết.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm


Vầng sáng từ phương Đông


Em Là Vì Sao Sáng


Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.161.116 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập