Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Mã Hữu Bát Thái Thí Nhơn Kinh [佛說馬有八態譬人經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Mã Hữu Bát Thái Thí Nhơn Kinh [佛說馬有八態譬人經]

» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (2) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.04 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.06 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Nói Về Tám Thói Xấu Của Ngựa

Việt dịch: Trần Văn Nghĩa

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Tôi nghe như vậy. Có một thời, Đức Phật ở tại Nước Xá Vệ, trong tịnh xá Kì -Thọ Cấp- Cô- Độc viên, với rất nhiều các Tỳ Kheo.
Đức Phật bảo các Tỳ- Kheo rằng: Ngựa có tám thói xấu. Tám thói xấu đó là : Thói xấu thứ nhất là vừa cởi giây cương ra là định kéo cả xe chạy. Thói xấu thứ hai là kéo xe thì nhảy lên định cắn người. Thói xấu thứ ba là chồm hai chân trước lên khi kéo xe. Thói xấu thứ tư là đá đạp cái chuông xe. Thói xấu thứ năm là người phu ngựa vừa cầm vào cái vòng da đeo quanh cổ của ngựa, hay sờ mó vào xe là đã phóng chay. Thói xấu thứ sáu là chạy xiên chạy xẹo không theo một đường thẳng. Thói xấu thứ bẩy là ngưng gấp chạy nhanh, thấy đường có bùn lầy không chịu chạy. Thói xấu thứ tám là giỏ cỏ đeo ở trước miệng dù đói cũng không ăn, khi người chủ muốn đưa đi kéo xe, thì lại lo ăn cỏ và không ăn được.
Đức Phật nói rằng : Con người cũng có tám thói xấu. Tám thói xấu đó là : Thói xấu thứ nhất là nghe thấy nói đến kinh kệ là lo chạy nhanh không muốn nghe, như con ngựa vừa cởi giây cương là lo kéo xe chạy. Thói xấu thứ hai là nghe giảng kinh không hiểu ý nghĩa, không hiểu mục đích của kinh, nên lòng sân khuê nhảy xổ lên, nổi giận và không muốn nghe nữa, như lúc con ngựa kéo xe nhảy xổ lên định cắn người. Thói xấu thứ ba là khi nghe giảng kinh sinh nghịch ý không chịu tiếp thu, như ngựa chồm hai chân trước lên làm xe ngưng chạy. Thói xấu thứ tư là khi nghe giảng kinh là chê bai chửi rủa, như ngựa đá cái chuông xe. Thói xấu thứ năm là khi nghe giảng kinh liền đứng dậy bỏ đi như ngựa phóng chạy khi người phu ngựa vừa cầm vào cái vòng da đeo quanh cổ của ngựa, hay sờ mó vào xe. Thói xấu thứ sáu là khi nghe giảng kinh không chịu chú tâm, quay đi quay lại để nói chuyện, như ngựa kéo xe chạy xiên chạy xẹo không theo một đường thẳng. Thói xấu thứ bẩy là khi nghe giảng kinh là cố tình gây khó khăn bằng cách hỏi đến cùng, để cho người giảng không trả lời được, dùng những vọng ngữ làm bế tắc câu chuyện, như ngựa thấy đường có bùn lầy không chạy vậy. Thói xấu thứ tám là khi nghe giảng kinh không chịu nghe mà ngược lại nghĩ chuyện dâm ô , không muốn nghe, không thọ trì những lời kinh . Những người này khi chết vào ác đạo, thì lai muốn học đạo, nghe kinh, lúc đó đâu còn được học đạo nghe kinh nữa, như con ngưa khi giỏ cỏ đeo ở trước miệng dù đói cũng không thèm ăn, khi người chủ muốn đưa đi kéo xe thì lại lo ăn nhưng không được ăn nữa. Đức Phật nói rằng : Đó là ta muốn nói về tám thói xấu của ngựa, người xấu cũng có tám thói xấu là như thế. Chư Tỳ kheo nghe giảng xong kinh hoan hỷ, đỉnh lễ Đức Phật và ra về.
Đức Phật giảng Mã Hữu Bát Thái Thí Nhân Kinh.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận


San sẻ yêu thương


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Gõ cửa thiền

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 3.21.114.165 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập