Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Phương Quảng Bồ Tát Tạng Văn Thù Sư Lợi Căn Bổn Nghi Quỹ Kinh [大方廣菩薩藏文殊師利根本儀軌經] »» Bản Việt dịch quyển số 7 »»

Đại Phương Quảng Bồ Tát Tạng Văn Thù Sư Lợi Căn Bổn Nghi Quỹ Kinh [大方廣菩薩藏文殊師利根本儀軌經] »» Bản Việt dịch quyển số 7


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.35 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.44 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Nghi Quỹ Căn Bổn Đại Phương Quảng Bồ Tát Tạng Văn Thù Sư Lợi

Kinh này có 20 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Việt dịch: Huyền Thanh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

THƯỢNG PHẨM TRANH TƯỢNG NGHI TẮC _PHẨM THỨ TƯ_CHI HAI_
_Lại nữa Tuyến Pháp (Pháp xe bện chỉ) đã thành thì tìm người làm tranh. Người làm ấy cần có thân mạo đoan chính, chẳng mập, chẳng gầy, không có bệnh, không có khổ, chẳng già, chẳng yếu, chẳng ác, chẳng xấu, hô hấp chẳng thô, các Căn đầy đủ, hình sắc đoan nghiêm. Lại cần Tâm Ý nhu hòa, ưa tu Hạnh tốt lành, Trí Tuệ thông đạt, nghề làm khéo léo tối thượng thời có thể nhờ làm tranh. Nếu được người này làm Tranh Tượng ấy thì lợi ích bậc nhất.
Tranh Tượng này có ba Phẩm riêng. Tranh Tượng Thượng Phẩm có Phước lợi Thượng Phẩm, Tranh Tượng Trung Phẩm có Phước lợi Trung Phẩm, Tranh Tượng Hạ Phẩm có Phước lợi Hạ Phẩm. Nếu được người làm Tranh lúc trước thì tiền công chẳng tính nhiều ít, chẳng được sợ hãi keo tiếc, y theo giá cả mà làm. Nếu tự thiếu tiền thì phương tiện nài xin khiến người ấy làm tranh, ắt được thành tựu.
Công Đức của Tranh Tượng, nếu được thành tựu thì dùng hoa hương thù thắng tối thượng với thứ mà Người Trời yêu thích, đồ cổ quý hiếm, thức ăn uống, giường nằm, thuốc thang… mỗi mỗi cúng dường, khiến cho tất cả hữu tình được lợi ích lớn... nhưĐấng Chính Giác (Samyaksaṃbūdha) tuyên nói chính đúng
Lại, A Xà Lê trước tiên vì người làm tranh ấy, thọ nhận Trai Giới. Lại nên chọn lực ngày tốt, cần được ba trường thiện Nguyệt (tháng 5, tháng 9, tháng Giêng), kỳ Bạch Nguyệt (15 ngày đầu của tháng), ban ngày (bạch nhật) có Tinh Tú Diệu tốt thì có thể khiến làm tranh. Như cần tháng khác, thì chọn tháng hai hoặc tháng ba khi hoa cỏ nở bày thơm tho hòa với cảnh của mùa Xuân, lúc mặt trời mới mọc liền khiến chế tạo.
Hết thảy vật của nhóm: vật khí cần sử dụng, sợi dây, sợi chỉ… để làm tranh, đều nên dùng phân bò, đất sạch hòa chung với nước đồng tẩy rửa. Tẩy rửa xong lại dùng năm loại nước sạch không có loài trùng tẩy rửa lần nữa. Ở đất Tịch Tĩnh hương Bạch Đà, Cung Câu Ma làm Pháp Sái Tịnh (rưới vảy làm cho sạch sẽ) rồi đem vật khí làm tranh lúc trước an trí ởđây. Lại dùng hương hoa, chí Tâm cúng dường.
A Xà Lê tắm gội sạch sẽ, mặc áo sạch mới, đội mão, khoác quần áo lễ, ăn nhóm hương: Bạch Đàn (Śveta-candana), Kính Câu Ma (Kuṅkuma), Long Não (Karpūra)…lìa tưởng đói khát, Tâm ôm giữ sự vui vẻ, cầm hạt cải trắng (Śveta¬sarṣapa), tụng Chân Ngôn 108 biến, rồi ném hạt cải về bốn phương, bốn góc, phươg trên, phương dưới. Lại kết Ngũ Kế Đại Ấn trì vào hạt cải ấy gia trì trên đỉnh đầu người làm tranh đểđược Đại Ủng Hộ.
Nếu là Tranh Tượng Phẩm thì rộng 4 khuỷu tay dài 8 khuỷu tay. Tranh Trung Phẩm thì rộng 2 khủy tay, dài 5 khuỷu tay. Tranh Hạ Phẩm thì rộng một Phật Xích dài ba khuỷu tay rưỡi. Phật Xích tức thân dài 8 xích (8/3 m), một khuỷu tay là Phật Xích. Đây là định lượng của ba Phẩm Tranh
Lại Tranh Thượng Phẩm hay thành tựu nhóm việc nhập Thánh tối thượng. Tranh Trung Phẩm: sau khi Đức Phật diệt độ thì cầu địa vị tối thượng , cầu Phước Đức tối thượng đều được thành tựu. Tranh Hạ Phẩm cầu khoái lạc của Người Trời, tiền của, lụa là, châu báu với việc giáng phục… đều được thành tựu.
Nếu y theo Pháp này thì quyết định thành tựu. Nếu chẳng y theo Pháp này thì ngay như Thiên Đế cũng chẳng thành tựu. Y theo Pháp thực hành thì người hèn mọn cũng được thành tựu.
Chư Phật Thế Tôn tuyên bố: Pháp Giáo, Chân Ngôn Mật Hạnh lợi ích cho tất cả chúng sinh làm Nhân Bồ Đề (Bodhi-hetu). Nếu người đối với Chân Ngôn Pháp Giáo này, chí ý thọ trì thì hết thảy Mạn Noa La thuộc Thế Gian Xuất Thế Gian, không có gì chẳng thành tựu. Người ấy chẳng lâu sẽ được Đại Bồ Đề. Nếu Pháp này chẳng lợi ích cho BồĐề Hạnh thì Đức Phật chẳng vì đó tuyên nói
Lại Diệu Cát Tường Đồng Tửđã nói Pháp Tắc của Tranh Tượng. Nếu làm tranh tượng thì chí Tâm chế tạo. Hoặc 5 ngày thành, 8 ngày thành, 16 ngày thành. Nếu người chuyên ý, trải qua một ngày đêm thành. Đây gọi là thành tựu tối thượng, lợi ích rất nhiều. Nếu người làm đi đại tiểu tiện thì lìa đất làm tranh ấy hơn 100 bước. Việc ấy xong rồi thì dùng nước sạch tắm rửa, mặc riêng áo sạch, lại dùng Bạch Đàn xoa bôi thân thể với tay chân, song nên chuyên Tâm chí Ý, kín đáo miên mật bền chắc như Pháp làm tranh. Lại cần thước tấc thích hợp, chẳng được từa thiếu, đầu sợi chỉ còn thừa thì như Pháp cột lại, dùng cây gậy bằng thẳng tốt xỏ treo tranh ấy, lại vào giờ tốt của kỳ Bạch Nguyệt thì khiến làm tranh xong, trả tiền công cho người kia đừng có khuyết thiếu, khiến cho người ấy an Tâm như Pháp thọ dụng.
A Xà Lê đem Tranh Tượng này đến chỗ thanh tịnh, như Pháp an trí. Dùng hương hoa thượng diệu gia trì cúng dường, ủng hộ thân mình với Tuyến Tranh (bức tranh làm bằng chỉ)
Đại Lực Diệu Cát Tường Chân Ngôn đã nói thời chư Phật quá khứ cũng nói như vậy. Nay Ta cũng tuyên nói như vậy. Tất cả Chân Ngôn Hạnh, Chân Ngôn Tướng có đủ Đại Tinh Tiến, có Thế Lực lớn hay làm, hay thành mọi loại Phật Sự. Lại hay cứu độ chúng sinh ngu mê trong cõi Nam Diêm Phù Đề (Jaṃpu-dvīpa): Tà Kiến, điên đảo, vứt bỏ lời của bậc Thánh, luân hồi hắc ám… khiến được giải thoát
Nếu có người tin tưởng, ưa thích Chân Ngôn, y theo Pháp thọ trì,phát đại dũng mãnh thực hành đại tinh tiến, bên trên cầu Bồ Đề thì quyết định thành tựu như Đức Phật đã nói.
Nếu có chúng sinh chẳng tin, chẳng hay gieo trồng mầm giống Bồ Đề ấy thì ví như đất lẫn muối mặn chẳng thể sinh ra mầm của trăm loại lúa đậu gom chứa mầm giống ấy. Niềm tin là gốc rễ của vạn điều tốt lành mà hay sinh ra mầm giống Nhất Thiết Trí (Sarva-jña). Đối với Chân Ngôn tin hiểu, thọ trì thì việc mong cầu đều được thành tựu.
Nếu A Xà Lê ấy cầu ngượi thợ vẽ vẽ tranh tượng ấy thì cũng nên tự mình đưa cho vật dụng để vẽ. Người vẽ cần có đầy đủ các tướng xảo diệu tối thượng, nhu hòa, từ thiện, hình sắc đoan nghiêm, lìa các lỗi lầm, trở lại khiến cho thọ nhận Giới, gia trì y như nghi tắc để làm tranh
Màu sắc đã dùng, đều nên sáng bóng cực tốt, lìa các bụi dơ. Rồi dùng nhóm hương Long Não, Bạch Đàn, Cung Câu Ma xông ướp vào màu vẽ, tụng Chân Ngôn 108 biến gia trì vào màu sắc ấy,. Lại dùng hoa Rồng (Nāga-puṣpa), hoa Bôn Nẵng Nga (Punnāga), hoa Phộc Câu La (Vakula), hoa Vũ (Vārṣi), hoa Đà Đổ Sắt Ca Lý (Dhanuṣkāri), hoa Ma Lệ Ca (Mālika), hoa Câu Tô Ma (Kusuma)… đem rải trên bức tranh. Khiến người vẽ kia hướng mặt về phương Đồng, ngồi trên tòa cỏ cát tường, một lòng tưởng niệm chư Phật Bồ Tát để cầu xin gia bị, rồi tế ý tinh tâm (Tâm ý tinh tế nhỏ nhiệm) miêu tả tô vẽ Công Đức, đừng sinh mệt mỏi
_Trước tiên, vẽ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Śākya-muṇi-buddha), tất cả các tướng đều nên đầy đủ 32 tướng, tám mươi chủng tử, ngồi trên hoa sen báum hào quang tròn trịa rực rỡ, diện mạo vui vẻ, khắp thân tỏa ánh sáng, làm tướng thuyết Pháp, hoa sen đã ngồi có Lưu Ly (Vaiḍurya) làm cọng
Ở bên dưới hoa sen, lại có cái ao lớn, trong ao có hai vị Long Vương (Nagā-rāja), vị thứ nhất tên là Nan Đà (Nanda), vị thứ hai tên là Bạt Nan Đà (Upananda), tay trái cầm cọng hoa sen, tay phải đỉnh lễ chiêm ngưỡng Đức Như Lai, nửa như thân người, nửa như hình con rắn, thân màu trắng, đầy đủ các thứ trang nghiêm
Lại ao sen ấy, phần lớn có hoa sen, lá sen, thủy tộc, phi cầm.. đủ tướng trang nghiêm, thù diệu, đoan chính
Lại vòng quanh bên trên bên dưới cọng của hoa sen mà Đức Như Lai đã ngồi, tuôn ra vô số hoa sen, thứ tự cao thấp, mỗi mỗi thuận theo chỗ
_Bên trái Đức Thế Tôn, lại có tám vị Đại Bồ Tát đều ngồi trên tòa hoa sen.
Thứ nhất là Diệu Cát Tường Bồ Tát (Mañjuśrī) như màu sen trắng, hoặc màu Cung Câu Ma, hoặc màu vàng ròng. Làm tướng Đồng Tử, đầu có 5 búi tóc, đầy đủ trang nghiêm, đoan chính thù diệu. Tay trái cầm hoa Ưu Bát La (Nīlotpala), tay phải đỉnh lễ Đức Như Lai, mặt hiển vui giận, thân đủ hào quang tròn, ngồi Kiết Già
Thứ hai là Liên Hoa Thánh Nguyệt Quang Bồ Tát (Ārya-candra-prabha) cũng làm tướng Đồng Tử. Thứ ba là Liên Hoa Diệu Tài Bồ Tát (Sudhana). Thứ tư là Liên Hoa Thượng Chướng Năng Trừ Nhất Thiết Cái Bồ Tát (?sarva-nīvaraṇa). Thứ năm là Hư Không Tạng Bồ Tát (Gagana-gañj). Thứ sáu là Địa Tạng Bồ Tát (Kṣiti¬garbha). Thứ bảy là Vô Giá Bồ Tát (Anagha). Thứ tám là Diệu Nhãn Ý Bồ Tát (Sulocanamiti). Các Bồ Tát này đều làm tướng Đồng Tử, mỗi mỗi viên mãn trang nghiêm.
_Bên phải Đức Phật ấy, lại có tám vịĐại Bồ Tát đầy đủ mọi loại trang nghiêm
Thứ nhất là Từ Thị Bồ Tát (Maitreya) ngồi sát cạnh tòa của Đức Phật, làm tướng Phạm Hạnh (Brahma-caryā), đầu đội mão báu, thân màu vàng ròng, thể khoác quần áo màu hồng (Rakta-kaṣāya), quàng áo Tiên (tiên y) màu hồng (rakta-paṭa), thân tướng đoan nghiêm, đủ ba loại tiêu xí. Tay trái cầm Bình Trượng (Daṇḍa-kamaṇḍalu), ở trên vai khoác da hươu đen (Kṛṣṇasāracarma), tay phải cầm tràng hạt (Akṣa-sūtra) đỉnh lễ Đức Như Lai, chiêm ngưỡng Đức Thế Tôn, Tâm nhưở trong Định
Thứ hai là Liên Hoa Thánh Phổ Hiền Bồ Tát (Ārya-samanta-bhadra), thân làm màu xanh lục tím (Priyaṅgu-varṇa), đủ tất cả tướng trang nghiêm, tay trái cầm báu Như Ý Ma Ni (Cintāmaṇi-ratna), tay phải cầm quả Cát Tường (Śrī-phala), làm tướng Thí Nguyện (Varada)
Thứ ba là Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát (Āryāvalokiteśvara), thân như màu trăng thu, đủ tất cả trang nghiêm, đỉnh đội mão báu, sợi dây trắng quấn nách, trong đỉnh đầu đội vị Hóa Vô Lượng Thọ Phật ngồi đoan nghiêm, tay trái cầm hoa sen, tay phải làm tướng Thí Nguyện, khắp thân tỏa ánh sáng, như Tâm tác quán tưởng
Thứ tư là Thánh Kim Cương Thủ Bồ Tát(Ārya-vajra-pāṇi), thân làm màu vàng ròng, tất cả trang nghiêm, tay trái cầm chày Kim Cương, tay phải làm tướng Thí Nguyện cầm quả trái (Phala), thân đeo chuỗi Anh Lạc, đầu đội mão báu, mão có ánh sáng, nách quấn dây châu báu, thể khoác áo trắng, lại quàng Tiên Y màu trắng, trật áo hở vai phải như Quán Tự Tại
Thứ năm là Liên Hoa Đại Thánh Ý Bồ Tát (Ārya-mahā-mati). Thứ sáu là Thiện Ý Bồ Tát (Śānta-mati). Thứ bảy là Biến Chiếu Tạng Bồ Tát (Vairocana-garbha). Thứ tám là Diệt Tội Bồ Tát (Apāyajaha). Các vị Bồ Tát như vậy, mỗi mỗi đều có tay cầm Kinh, cầm quả trái. Thân quàng Tiên Y, đầy đủ các tướng, tất cả trang nghiêm
_Bên trên Bồ Tát ấy, lại vẽ tám vị Bích Chi Phật (Pratyeka-buddha), làm hình tướng Tăng, thân khoác áo hồng, ngồi Kiết Già ở trên hoa sen báu, như Đại Trượng Phu, mặt có tướng hiền thiện, khắp thân tỏa ánh sáng, tay làm tướng rải hoa, rải hoa Ma Lệ (Mālatī), hoa Vũ (Vārṣikā), hoa Đà Đổ Sắt Ca Lý (Dhānuṣkāri), hoa Rồng (Nāga-puṣpa), hoa Bôn Noa Ca (Punnāga)...mỗi mỗi vẽ hoa rải tán trên tranh
_Lại ở bên trái Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bên trên Thánh Diệu Cát Tường, vẽ núi Diệu Cao (Sumeru), cung điện, lầu gác… dùng vô số báu màu nhiệm trang nghiêm, hoa Ưu Bát La đầy tràn trên ấy. Ở trong núi ấy lại vẽ tám Đức Phật Thế Tôn
Thứ nhất là Bảo Đỉnh Như Lai (Ratna-śikhi-tathāgata), đỉnh đầu có báu lưu ly, báu hoa sen hồng, báu Đế Thanh (Indra-nīla), báu Đại Thanh (Mahānila), báu Thạch Tạng … Thân Phật ấy khoác áo vàng, trật áo hở vai phải, ngồi Kiết Già, đủ 32 tướng, 80 chủng tử, tất cả trang nghiêm, làm tướng Thuyết Pháp
Thứ hai là Khai Hoa Vương Như Lai (Saṅkusumita-rājendra-tathāgata), thân màu vàng ròng, phóng ánh sáng báou lớn, rải hoa Thích Ý (Sumana), hoa Phộc Câu La (Vākula), ngồi Kiết Già, quán sát Thánh Diệu Cát Tường Bồ Tát
Thứ ba là Sa Lăng Nai La Vương Như Lai (Sālendra-rāja-tathāgata), thân như màu hoa sen vàng ròng, làm tướng Thuyết Pháp
Thứ tư là Diệu Nhãn Như Lai (Sunetra-tathāgata). Thứ năm là Nậu Bát La Sa Hám Như Lai (Duḥ-prasaham-tathāgata). Thứ sáu là Biến Chiếu Như Lai (Vairocana-tathāgata). Thứ bảy là Dược Sư Lưu Ly Vương Như Lai (Bhaiṣajya¬vaiḍūrya-rāja-tathāgata). Thứ tám là Đoạn Nhất Thiết Khổ Vương Như Lai (Sarvaduḥkha-praśamanaṃ-rājendra-tathāgata). Tám Đức Phật như vậy khắp đều cvo1 màu vàng ròng, mắt nhìn Đức Thích Ca Như Lai, tay làm tướng Vô Úy
Lại ở trong hư không bên trên Đức Như Lai, có mây tuôn mưa các hương hoa.
_ Hai góc của bức tranh, vẽ hai vị Tịnh Quang Thiên Tử trụ trong hư không, đỉnh lễ Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, chư Phật
Trước tiên nói tám vị Bích Chi Phật. Ấy là: Hiến Đà Bích Chi Phật (Gandha), Ma Nại Nẵng Bích Chi Phật (Mādana), Tán Nại Nẵng Bích Chi Phật (Candana), Ô Bát Lý Sắt Tra Bích Chi Phật (Upariṣṭa), Thấp ThổĐa Bích Chi Phật (Śveta), Tất Đa Kế Đổ Bích Chi Phật (Sita-ketu), Nễ Nhĩ Bích Chi Phật (Nemi), Tô Nễ Nhĩ Bích Chi Phật (Sunemi)
Ở phía sau Bích Chi Phật, lại vẽ tám vị Đại Thanh Văn Tôn Giả. Ấy là Tôn Giả Xá Lợi Phất (Śāri-putra), Tôn Giả Đại Mục Kiền Liên (Mahā-maudgalyāyana), Tôn Giả Đại Ca Diệp (Mahā-kāśyapa), Tôn Giả Tu Bồ Đề (Subhūti), Tôn Giả La Hầu La (Rāhula), Tôn Giả Nan Đà (Nanda), Tôn Giả Bà Nại Lý Ca (Bhadrika), Tôn Giả Kiếp Tân Na (Kaphiṇa). Nhóm Thanh Văn Duyên Giác như vậy đầy đủ các tướng, Phước Đức đoan nghiêm, chắp tay cung kính, chiêm ngưỡng Đức Thế Tôn
_Lại ở mặt bên trên Đức Phật Thích Ca, vẽ riêng hai vị Tịnh Quang Thiên Tử, thân mặc áo Hoa Man, tay cầm cái lọng báu, dùng châu báu, Anh Lạc, vòng hoa báu, hoa sen, báu Đại Thanh… thù diệu trang nghiêm, che trùm trên đỉnh đầu của Đức Thích Ca Như Lai.
_Lại ở bên dưới bàn chân của Đức Phật, có ao hoa sen cùng với chỗ gần sát Diệu Cát Tường với Ô Bạt Nan Đà Long Vương (Upananda-nāgarāja), vẽ một núi báu từ ao sen nhô lên bên trên, có vách đá báu, cây báu vây quanh treo San Hô, dây leo, cỏ cây, hoa quả đều là châu báu trang nghiêm. Có vịĐại Tiên Nhân cư ngụở núi.
Phía Bắc núi này, vẽ Diệm Mạn Đức Ca Phẫn Nộ Minh Vương (Yamāntaka¬krodha-vidya-rāja), làm tướng đại ác, tay phải cầm sợi dây, tay trái cầm cây gậy, mặt hiện tướng cau mày, bụng to lớn, thân như màu mực có thể ví như mây đen, râu tóc đều dài làm màu đỏ vàng, hai mắt đều màu hồng, mười móng tay dài, tất cả trang nghiêm, quàng áo Hồ Ly, chiêm ngưỡng Diệu Cát Tường như tướng nhận sự răn dậy (thọ sắc), khắp thể tỏa lửa sáng hay phá hoại tất cả chướng nạn, ở bên dưới núi ấy, ngồi trên tảng đá lớn
_Lại gần Nan Đà Long Vương (Nanda-nāgarāja), vẽ người trì tụng, tùy theo thân mạo, quần áo ấy mà vẽ, quỳ gối phải sát đất, tay bưng lò hương
_Dưới chân Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, phía bên phải, từ ao hoa sen nhô lên ngọn núi báu, trang nghiêm thù diệu cũng như tướng của ngọn núi lúc trước, ở mặt bắc của núi, cũng vẽ vị Phẫn Nộ Minh Vương
_Lại ở bên dưới Thánh Quán Tự Tại, lại vẽ ngọn núi ấy, làm màu hoa sen hồng, cũng dùng châu báu trang nghiêm, dùng báu Lưu Ly làm đỉnh ngọn núi. Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát hóa làm một vị Thánh Đa La Bồ Tát (Ārya-tārā) thân màu vàng ròng, chẳng mập chẳng gầy, chẳng già chẳng trẻ, mặc mọi loại áo tối tượng, khoác Tiên Y màu hống, làm tướng người nữ, mọi loại trang nghiêm, tay trái cầm hoa Ưu Bát La, tay phải làm tướng Thí Nguyện, mặt hiện vui giận, ngồi Kiết Già, khắp thân tỏa ánh sáng, chiêm ngưỡng Thánh Quán Tự Tại. Ở trên ngọn Lưu Ly lúc trước, lại vẽ cây Long Hoa. Hoa ấy thù diệu nở đầy cây, cành lá rũ bốn bên ngay trên đỉnh đầu của Bồ Tát như dù lọng. Ở trước mặt Bồ Tát, mọi loại châu báu tỏa ánh sáng nghiêm sức.
Vị Bồ Tát này hay phá tất cả chướng nạn, chặt đứt các sự sợ hãi. Nếu người trì tụng cùng làm ủng hộ, làm tượng Thiên Nữ cũng là chỗ biến hóa của Đức Phật, hay ban cho nguyện mong cầu của tất cả chúng sinh đều được mãn túc. Lại là mẹ của Diệu Cát Tường Đồng Tử, lợi ích tất cả hữu tình
_Ở trong núi này, cũng vẽ vị Phẫn Nộ Minh Vương. Chư Phật nói rằng vị Đại Minh Vương này có công năng lớn, có thế lực lớn, đủ đại bạo ác, làm đại phẫn nộ, hay phá thất cả chướng nạn. Nếu có chúng sinh cang cường hủy báng Thánh Giáo thì hay khéo điều phục khiến cho kẻấy tin nhận. Nếu có người trì tụng thì hay làm ủng hộ.
Lại có người hủy báng Chân Ngôn, khinh chê Tam Bảo với tạo tất cả nghiệp tội,Hoặc ở trên hư không, hoặc trên bốn trụ địa, hoặc ở dưới đất đều khiến điều phục, tùy thuận tu học.
_Ở tranh tượng đã vẽ này, khiến cho bốn phương, bốn góc, bên trên, bên dưới giáp vòng ngay ngắn. Ở mặt bên dưới của bức trang, gần đường viền, vẽ vị Đại Hải Long Vương, hình như tướng người, thân thể màu trắng, đoan nghiêm thù diệu, bùng Ma Ni, châu báu trang sức ở thận, khắp thân tỏa ánh sáng. Ở đỉnh kếấy đội bảy đầu Rồng, đủ Đại Phước Đức, thực hành đại tinh tiến, tên là A Nan Đa (Ananta) cũng gọi là Đại Long (Mahā-nāgendra), hướng mặt về phương Bắc, chiêm ngưỡng Đức Như Lai, phụng Giáo Sắc của Phật, lợi ích cho tất cả chúng sinh trong Thế Gian, phá các chướng nạn.
_Nghi tắc của tranh tượng này rất ư thù thắng. Như Lai quá khứ tùy theo căn cơ diễn nói, Nay Ta lược nói
Nếu có người trì tụng thì người ấy được vô biên Phước. Lại có câu chi kiếp đã gây ra tội nặng thì ở trong sát na mau được tiêu tan.
Nếu có mười ác, năm nghịch, phá Giới, làm ác, luân hồi trong nẻo ác làm loại hèn mọn, chưa từng đối với Pháp, thọ trì tùy vui. Nếu gặp bức tranh này mà tùy vui chiêm ngưỡng thì ở khoảng sát na, khiến tội mau diệt, huống chi là người trì tụng đối với Chân Ngôn Diệu Pháp thường thực hành thành tựu.
Nếu lại có người trải qua câu chi kiếp cúng dường tất cả Phật thì Phước Đức đạt được không có đo lường được. Công Đức của người trì tụng kia với người có vẽ tranh cũng lại như vậy, được Phước Đức vô lượng
Nếu lại có người dùng hương, hoa, thức ăn uống cúng dường hằng hà sa số vô lượng chư Phật với chư Bồ Tát, Thanh Văn, Bích Chi Ca thì người ấy được quả Phước chẳng thểđo lường
Nếu người đối với Chân Ngôn Nghi Quỹ này, đọc tụng cúng dường thì Công Đức có được cũng lại như vậy, chẳng thểđo lường
Lại nữa, nếu Đệ Tử có thọ Pháp ở trước bức tranh này, thành tựu tất cả Chân Ngôn Hạnh, cầu Thanh Văn, Bích Chi Phật với Đại Bồ Tát ấy thì người đó quyết định mau được thành tựu.
TRUNG PHẨM TRANH TƯỢNG NGHI TẮC _PHẨM THỨ NĂM_
Bấy giờ, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni quán tất cả Đại Chúng ấy vui nguyện muốn nghe, rồi bảo Diệu Cát Tường Đồng Tử rằng: “Ta vì các ông nói Pháp Tắc của Tranh Tượng Trung Đẳng ấy, Nay ông hãy nghe cho kỹ! Hãy khéo nghĩ nhớ không cho quên mất!
Này Diệu Cát Tường! Nếu nhờ người thợ giỏi khéo, khiến làm chỉ bông với chế vẽ Tranh Tượng, gia trì Quỹ Phạm, mọi loại Pháp Tắc… đều như việc của Thượng Đẳng đã nói lúc trước
Nay Trung Đẳng này, hết thảy thước tấc phân lượng với Nghi tắc cầm nắm của nhóm Phật, Bồ Tát, Thanh Văn ấy có chút sai khác
_Nay ở trên bức trang này, trước tiên vẽ cõi Trời Tịnh Quang (Śuddhāvāsa) dùng báu Pha Chi Ca (Sphuṭika) làm mặt đất, Bạch Trân Châu (Sita-mukta), Anh Lạc (Hāra) nghiêm sức khắp cả, rộng rãi bằng phẳng ngay ngắn, thù diệu bậc nhất
Ở trong cõi Trời này vẽ Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật (Śākya-muṇi¬buddha) ngồi trên tòa Sư Tử bảy báu (Sapta-ratna-siṃhāsana), tất cả các tướng đầy đủ trang nghiêm, đối trước Người, Trời ấy làm tướng Thuyết Pháp
Ở bên phải Đức Phật, vẽ Thánh Diệu Cát Tường (Ārya-mañjuśrī) thân như màu hoa sen hồng (Padma), màu Cung Câu Ma (Kuṅkuma) hoặc như màu mặt trời (Āditya). Vai trái treo liền hoa Ưu Bát La (Utpala), đầu có năm búi tóc, làm hình Đồng Tử, mặt hiện sắc vui, chắp tay cung kính, ngồi dựng đầu gối phải, chiêm ngưỡng Đức Thế Tôn
Lại ở bên trái Đức Thế Tôn, vẽ Thánh Quán Tự Tại (Āryāvalokiteśvara), mặt như trăng đầy đặn của mùa Thu, các tướng trang nghiêm, đầy đủ như lúc trước nói. Lại thêm tay cầm cây phất trắng, phất phủi thân tướng của Đức Thế Tôn
Tiếp theo vẽ Bồ Tát Từ Thị (Maitreya), Bồ Tát Phổ Hiền (Samanta-bhadra), Bồ Tát Kim Cương Thủ (Vajra-pāṇi), Bồ Tát Đại Ý (Mahā-mati), Bồ Tát Thiện Ý (Śānta-mati), Bồ Tát Hư Không Tạng (Gagana-gañja), Bồ Tát Trừ Cái Chướng (Sarva-nīvaraṇa-viṣkambhina)
Lại bên trên Bồ Tát ấy, vẽ tám Đức Phật Thế Tôn là: Khai Hoa Vương Như Lai (Saṅkusumita-rājendra-tathāgata), Bảo Đỉnh Như Lai (Ratna-śikhi-tathāgata), Tỳ Xá Phù Như Lai (Viśvabhu-tathāgata), Yết Câu Thốn Nẵng Như Lai (Krakucchandaka¬tathāgata), Kim Tiên Nhân Như Lai (Bakagrīvi-tathāgata), Ca Diệp Như Lai (Kāśyapa-tathāgata), Diệu Nhãn Như Lai (Sunetra-tathāgata), Câu Na Hàm Mâu Ni Như Lai (Kanaka-muṇi-tathāgata). Các Như Lai ấy khoác áo hồng nhạt, tay phải làm tướng Thí Nguyện, tay trái nắm góc áo Cà Sa, trật áo hở vai phải, khắp thân tỏa ánh
sáng, đầy đủ các tướng
Ở bên phải Đức Thế Tôn, gần Thánh Diệu Cát Tường Bồ Tát, vẽĐại Hội Chúng
Lại vẽ tám vị Bích Chi Phật, tám vị Đại Thanh Văn, danh hiệu như lúc trước. Trong đó, Đại Mục Kiền Liên (Mahā-maudgalyāyana) cùng với Xá Lợi Phất (Śāri¬putra) đều cầm cây phất trắng đứng hầu bên cạnh Đức Phật
Y theo thứ tự, lại vẽ Dục Giới (kāma-dhātu): Tứ Thiên Vương (Cāturmahārājakāyika-deva), Đế Thích Thiên Chủ (Śakra-indra-devānāṃ), Dạ Ma Thiên Chủ (Yama-devapati), Đổ Sử Thiên Chủ (Tuṣita-devapati), Lạc Biến Hóa Thiên Tử (Nirmāṇa-rati-devapati), Tha Hóa Thiên Chủ (Paranirmita-vaśa-vartin¬devapati) với Sắc Giới (Rūpa-dhātu): Đại Phạm Thiên Vương (Mahā-brhama- devarāja), Tịnh Quang Thiên Tử (Śuddhāvāsa-devaputra) cho đến Sắc Cứu Cánh Thiên (Akaniṣṭha) theo thứ tự vẽ
Lại bên dưới tòa Sư Tử của Đức Thế Tôn thẳng đến đường viền, vẽ nước biển lớn ló ra ngọn núi báu lớn. Ở gần một góc của bức tranh vẽ người trì tụng y theo tướng nghi ấy, quỳ gối phải sát đất, tay bưng lò hương, chí ý cúi đầu
Lại trong núi báu, vẽ Diệm Mạn Đức ca Phẫn Nộ Minh Vương (Yamāntaka¬krodha-vidya-rāja) cũng như nghi lúc trước
Lại bên dưới tòa Sư Tửở bên trái Đức Thế Tôn, bên dưới bàn chân của Thánh Quán Tự Tại, ở trên núi báu, vẽ Bồ Tát Đa La (Tārā) cũng như nghi lúc trước
Ở trên bức tranh,hai góc gần nhau, vẽ hai vị Tịnh Quang Thiên Tử có thân màu trắng ở trên hư không, nương mây mà trụ, làm tướng tuôn mưa hoa, tuôn mưa xuống dưới: hoa Chiêm Bặc Ca (campaka), hoa Ưu Bát La (Nīlotpala), hoa sen (Kamala), hoa Ma Lê Ca (Mallika), hoa Vũ (Varṣika), hoa Đà Đổ Lý Ca (Dhānuṣkārīka), hoa Rồng (Nāga-puṣpa), hoa Bôn Nẵng Nga (Punnāga), hoa màu nhiệm. Như vậy mọi loại hương hoa, đầy đủ mọi loại sắc tướng
_Đức Phật nói Tranh Tượng Trung Đẳng này ở Thế Gian ấy thành tựu việc tăng ích lợi lạc bậc trung. Nếu có chúng sinh ngu mê, tà ám, luân hồi các nẻo, chẳng thể biết thanh tượng Trung Đẳng của Diệu Cát Tường, chỉ gây tạo tất cả tội nặng năm nghịch, mười ác… Nếu trong sát na, tùy vui chiêm lễ thì các nghiệp tội ấy mau được thanh tịnh, lại khiến cho người bệnh được khỏi, người nghèo được tiền, không có con sẽđược con.
Nếu có người thọ trì, đọc tụng, viết chép, cúng dường thì người này được Công Đức lớn. Ở trong Người, Trời nhận Phước khoái lạc. Sau khi người ấy chết, sẽ được thành nơi Phật Đạo vô thượng.
Nếu có người khiến người khác viết chép, tùy vui, thọ trì, cúng dường thì người ấy được Phước, trải qua câu chi Kiếp, nói chẳng thể hết
HẠ PHẨM TRANH TƯỢNG NGHI TẮC _PHẨM THỨ SÁU_
Bấy giờ, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni lại bảo Diệu Cát Tường Đồng Tử rằng: “Nay Ta nói Nghi Tắc bí mật của Tranh Tượng Hạ Đẳng thứ ba ấy. Nếu có tất cả chúng sinh chây lười biếng nhác, chẳng siêng tu tập mà đối với tranh tượng này tùy vui chiêm lễ thì cũng hay thành tựu lợi ích thù thắng.
Như Pháp Tắc làm Tranh, hết thảy nên gia trì vào số chỉ làm tranh vẽ tượng.
_Nay bên trong bức tranh này, trước tiên vẽ Diệu Cát Tường ngồi Kiết Già ở trên tòa Sư Tử, làm hình Đồng Tử, các tướng đoan nghiêm, ánh sáng chiếu khắp, làm tướng Thuyết Pháp
Bên trái vẽ Thánh Phổ Hiền Bồ Tát ngồi trên tòa hoa Ưu Bát La, tay phải cầm cây phất, tay trái cầm báu Như Ý, thân làm màu lục tía
Bên phải vẽ Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát, tay phải cầm cây phất, tay trái cầm hoa sen, khắp thân tỏa ánh sáng
Ở bên dưới tòa Sư Tử của Diệu Cát Tường, đến đường viền của bức tranh, vẽ ngón núi vàng ròng
Lại ở bên phải tòa Sư Tử, vẽ Diệm Mạn Đức Ca Phẫn Nộ Minh Vương
Bên dưới Minh Vương ấy vẽ người trì tụng, tay bưng lò hương, cũng như lúc trước nói
Ở bên trên Diệu Cát Tường, vẽ Khai Hoa Vương Như Lai, thân Phật ấy dài 60 ngón tay, ngồi tại vách núi báu giống như lầu gác
Bốn mặt của bức tranh ấy đều có núi báu
Mặt bên trên của bức tranh ấy, ngọn núi khiến cao. Ở trên hư không vẽ hai vị Tịnh Quang Thiên Tử, vị thứ nhất tên là Thanh Tịnh (Śuddha), vị thứ hai tên là Diệu Tịnh (Viśuddha) tuôn mưa mọi loại hương hoa, cũng như Nghi Tắc nói lúc trước, không có khác
Nay Tranh Tượng Hạ Phẩm thứ ba này có tăng ích lớn. Nếu các hữu tình trải qua trăm ngàn câu chi Kiếp đã làm các tội nặng ác, nếu hay chí Tâm tùy vui chiêm lễ thì tất cả nghiệp chướng đều được tiêu tan.
Nếu lại có người cúng dường chư Phật, trải qua trăm ngàn câu chi Kiếp thì Công Đức có được chẳng bằng một phần mười sáu Công Đức của người trì tụng y theo Pháp của Tranh Hạ Phẩm. Tại sao thế? Vì Pháp của Tranh Tượng Hạ Phẩm này có thế lực thù diệu, chỗ làm, chỗ mong cầu đều được thành tựu.
Lại hay giáng phục Phạm Vương (Brahmendra), Tiên Nhân (Ṛṣi), Thủy Thiên (Varuṇa), Nhật Thiên (Āditya), Câu Phệ La Thiên (Kubera), La Sát (Rākṣasa), Tài Chủ (Dhanādyai), A Tu La Vương (asura-rāja), Ma Hầu La Già (Mahoraga), Nguyệt Thiên (Soma), Phong Thiên (vāyu), Diệm Ma Thiên (Yama) với Na La Diên (Nārāyaṇa)...Dùng Tranh Tượng Chân Ngôn này đều đến chịu hàng phục. Nếu cầu Tức Tai, Tắng Ích Cát Tường thì không có gì chẳng thành tựu
Nếu muốn điều phục phá hoại Tình Vật thì chẳng được dùng, Đức Phật chẳng hứa cho làm
KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG BỒ TÁT TẠNG VĂN THÙ SƯ LỢI CĂN BẢN NGHI QUỸ _QUYỂN THỨ BẢY (Hết)_

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 20 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Có và Không


Hoa nhẫn nhục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.225.7.243 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập