Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Lực Trang Nghiêm Tam Muội Kinh [力莊嚴三昧經] »» Bản Việt dịch quyển số 2 »»

Lực Trang Nghiêm Tam Muội Kinh [力莊嚴三昧經] »» Bản Việt dịch quyển số 2


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.37 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.46 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Lực Trang Nghiêm Tam Muội

Kinh này có 3 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 |
Việt dịch: Tuệ Khai

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Lúc bấy giờ, đức Phật bảo trưởng lão A Nan rằng:
- Hôm nay, ông hãy gọi các Tỳ kheo tập họp lại.
Lúc đó, ngài A Nan nhận lời dạy của đức Phật xong, liền đi khắp nơi nơi nói với các vị Tỳ kheo rằng:
- Các ông phải biết, đức Thế Tôn Đạo Sư hôm nay lệnh cho các ông ! Các ông phải đến chỗ ngài !
Các vị Tỳ kheo nghe lời nói đó rồi, tất cả đều kéo đến, thấy đức Phật ngồi ở trên tòa Sư Tử quang hiển, đỉnh đặc, uy đức tối tôn, họ đều chắp tay cúi đầu đảnh lễ dưới chân đức Phật, lễ xong, nhiễu quanh về bên phải, hướng vào trong tòa hoa sen mà ngồi. Lúc bấy giờ, ba ngàn đại thiên thế giới, tất cả đầy khắp những hoa sen vi diệu. Hoa ấy nở ra đều như tòa ngồi báu. Lại có cây chiên đàn trời, cây Mạn đà la, cây thiên chúng hương... của thế giới này. Những rừng cây đó, tất cả đều cao bảy đa la (một đơn vị đo chiều cao). Cành lá của cây đó đều là hoa sen. Trong các hoa sen đều đầy những Bồ tát ngồi kiết già và năm trăm La hán Thanh văn này cũng đều ngồi kiết già trên tòa hoa sen... cho đến cung điện vườn rừng của tất cả trời, rồng cõi Hữu Đảnh đều có hoa sen và từng người cũng đều ngồi trên hoa sen. Ba ngàn đại thiên thế giới này với đủ chủng loại hương trời chiên đàn như vậy hòa hợp xông tỏa sực nức đầy ắp khắp cùng khiến cho người nghe ưa thích, khoái lạc, hớn hở. Gió thơm chạm vào thân mát mẻ điều thích có thể khiến cho chúng sanh đều hoan hỷ.
Lúc bấy giờ, đức Như Lai ở tại tòa Sư tử nhập vào trong Ảnh Hiện tam muội. Do nhân duyên thần lực của tam muội đó nên ở phương Đông, tất cả chúng sinh sở hữu của các cõi Phật đều tạo tác ý niệm này: “Đấng Như Lai Thế Tôn hôm nay đối riêng một mình ta, thương xót ta, biết được lòng ta, hiểu lời nói của ta. Do ngài biết lòng ta, thương xót ta nên xứng với lòng ta, vì ta nói pháp chứ chẳng vì người khác”. Như vậy, phương Nam, phương Tây, phương Bắc, bốn phương bàng và phương trên, phương dưới, tất cả chúng sinh cho đến các trời, rồng, thần cõi Hữu Đảnh đều nghĩ như vầy: “Đức Phật đối riêng một mình ta, chẳng đối với người khác...” Nói pháp, biết lòng... cũng lại như vậy.
Lúc bấy giờ, ngài đồng tử Văn Thù Sư Lợi ở trên hoa sen cung kính đứng dậy, trật áo vai phải hướng về đức Như Lai, nhất tâm đảnh lễ quì dài chắp tay mà bạch đức Phật rằng:
- Thưa đấng Đại Thánh Thế Tôn ! Tất cả chúng sinh ngu si của thế gian chẳng tin lời nói thâm diệu như vầy: “Như Lai Thế Tôn Đa Đà A Già Độ A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà Giác Liễu Bồ đề, được Như Lai trí, Tự Tại trí, Bất Khả Lượng trí, Vô Đẳng Đẳng trí, Bất Khả Số trí, A Tăng Kỳ trí, Đại trí, Phật trí, Nhất Thiết Chủng Trí”.
Đức Phật dạy rằng:
- Đúng vậy ! Đúng vậy ! Này Văn Thù Sư Lợi ! Tất cả thế gian chẳng thể nghĩ bàn về Đa Đà A Già Độ A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà Giác Liễu Bồ đề như vậy ! Và Như Lai trí... cho đến Nhất thiết chủng trí cũng lại như vậy, chẳng thể nghĩ bàn ! Hãy lắng nghe ! Lắng nghe ! Này Văn Thù Sư Lợi ! Ví như ở thế gian có một dùng hết đất đai của ba ngàn đại thiên thế giới nhiều như cát sông Hằng làm vụn nát thành bụi. Những bụi như vậy hợp lại làm một đống, rồi dùng miệng thổi một cái đều khiến cho bụi của cõi nào trở về lại cõi ấy như trước chẳng khác, không có vơi, đầy. Ý ông thế nào? Này Văn Thù Sư Lợi ! Điều đó có thể tin chăng?
Ngài Văn Thù Sư Lợi bạch đức Phật rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Việc đó khó tin ! Chúng sinh ở thế gian thật không có người tin!
Đức Phật bảo ngài Văn Thù Sư Lợi rằng:
- Đúng vậy ! Đúng vậy ! Nay ta nói rằng, Đa Đà A Già Độ A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà giác ngộ Bồ đề rồi ! Đây là Như Lai trí... cho đến Nhất thiết chủng trí cũng lại như vậy thì tất cả chúng sinh của thế gian khó tin !
Lại nữa, này Văn Thù Sư Lợi ! Ví như ở thế gian có một người dùng thủy tai (tai họa về nước) sở hữu trong những thế giới của ba ngàn đại thiên nhiều như cát sông Hằng mà ba đào ấy trào dâng cho đến cõi Nhị Thiền. Rồi người ấy rút lấy hết chúng cho vào bên trong lỗ của một ngó sen nhỏ. Nước đã vào bên trong rồi mà ngó sen đó chẳng to, chẳng vỡ. Ý ông thế nào? Này Văn Thù Sư Lợi ! Điều đó có thể tin chăng?
Ngài Văn Thù Sư Lợi bạch đức Phật rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Việc đó khó tin ! Chúng sinh trong thế gian thật không có người tin !
Đức Phật bảo ngài Văn Thù Sư Lợi rằng:
- Đúng vậy ! Đúng vậy ! Nay ta nói rằng, Đa Đà A Già Độ A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà đã giác ngộ Bồ đề rồi ! Đây là Như Lai trí... cho đến Nhất thiết chủng trí cũng lại như vậy thì tất cả chúng sinh của thế gian khó tin!
Lại nữa, này Văn Thù Sư Lợi ! Ví như ở thế gian có một người dùng kiếp hỏa sở hữu trong các thế giới của ba ngàn đại thiên nhiều như cát sông Hằng mà lửa cháy ấy mạnh mẽ cho đến cõi Phạm thiên. Tất cả lửa đó cùng khói cháy ấy, người đó đều hút lấy vào bên trong bụng của mình. Như vậy xong rồi, người đó hoặc lại ăn một quả táo nhỏ, hoặc một hạt mè và một hạt gạo mà sống lâu ở đời trải qua hằng sa kiếp, thân chẳng bị cháy lại cũng chẳng chết. Ý ông thế nào? Này Văn Thù Sư Lợi ! Điều đó có thể tin chăng?
Ngài Văn Thù Sư Lợi bạch đức Phật rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Việc đó khó tin ! Chúng sinh của thế gian thật không có người tin.
Đức Phật bảo ngài Văn Thù Sư Lợi rằng:
- Đúng vậy ! Đúng vậy ! Nay ta nói rằng, Đa Đà A Già Độ A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà đã giác ngộ Bồ đề rồi. Đây là Như Lai trí... cho đến Nhất thiết chủng trí cũng lại như vậy thì tất cả chúng sinh của thế gian khó tin.
Lại nữa, này Văn Thù Sư Lợi ! Ví như thế gian có người dùng tất cả gió tỳ lam của bốn phương, bốn phương bàng và cả trên dưới sở hữu trong những thế giới của ba ngàn đại thiên nhiều như cát sông Hằng mà thổi mạnh cho tất cả phong luân đều hòa hợp lại hết. Rồi người ấy dùng tay chận bắt lấy, đặt vào trong một hạt cải nhỏ mà hạt cải ấy chẳng lớn, chẳng rộng rãi, chẳng chật hẹp, chẳng hủy hoại. Ý ông thế nào? Này Văn Thù Sư Lợi ! Điều đó có thể tin chăng?
Ngài Văn Thù Sư Lợi bạch đức Phật rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Việc đó khó tin ! Chúng sinh của thế gian thật không có người tin !
Đức Phật bảo ngài Văn Thù Sư Lợi rằng:
- Đúng vậy ! Đúng vậy ! Nay ta nói rằng, Đa Đà A Già Độ A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà giác ngộ Bồ đề rồi. Đây là Như Lai trí... cho đến Nhất thiết chủng trí cũng lại như vậy thì tất cả chúng sinh của thế gian khó tin.
Lại nữa, này Văn Thù Sư Lợi ! Ví như thế gian có một người dùng tất cả hư không trong những thế giới của ba ngàn đại thiên nhiều như cát sông Hằng, người ấy muốn ngồi kiết già cho đầy khoảng hư không này, hoặc trụ một kiếp, hoặc trụ nửa kiếp. Ý ông thế nào? Này Văn Thù Sư Lợi ! Điều đó có thể tin chăng?
Ngài Văn Thù bạch đức Phật rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Việc đó khó tin ! Chúng sinh ở thế gian thật không có người tin!
Đức Phật bảo ngài Văn Thù Sư Lợi rằng:
- Đúng vậy ! Đúng vậy ! Nay ta nói rằng, Đa Đà A Già Độ A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà giác ngộ Bồ đề rồi. Đây là Như Lai trí... cho đến Nhất thiết chủng trí cũng lại như vậy thì tất cả chúng sinh ở thế gian khó tin.
Lại nữa, này Văn Thù Sư Lợi ! Ví như thế gian có một người dùng tâm của tất cả các chúng sinh sở hữu trong các thế giới của ba ngàn đại thiên nhiều như cát sông Hằng. Người đó như vậy, dùng khoảng thời gian một niệm mà hợp tâm của vô lượng chúng sinh này lại, đem đặt vào một chỗ khiến cho chúng trở thành một tâm. Ý ông thế nào? Này Văn Thù Sư Lợi ! Điều đó có thể tin chăng?
Ngài Văn Thù Sư Lợi bạch đức Phật rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Việc đó khó tin ! Chúng sinh trong thế gian thật không có người tin !
Đức Phật bảo ngài Văn Thù Sư Lợi rằng:
- Đúng vậy ! Đúng vậy ! Nay ta nói rằng, Đa Đà A Già Độ A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà giác ngộ Bồ đề rồi ! Đây là Như Lai trí... cho đến Nhất thiết chủng trí cũng lại như vậy thì tất cả chúng sinh của thế gian khó tin.
Lúc bấy giờ, đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài ở trên tòa ngồi hoa, trật áo vai phải, quì gối chắp tay, lại bạch đức Phật rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Đa Đà A Già Độ A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà giác ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác rồi ! Như Lai trí, tự Tại trí, Bất Khả Tư Nghị trí,Bất Khả Lượng trí, Vô Đẳng Đẳng trí, Bất Khả Số trí, A tăng kỳ trí, Đại trí, Phật trí, Nhất thiết chủng trí. Ý nghĩa những trí ấy ra sao?
Đức Phật bảo ngài đồng tử Trí Luận Đại Hải Biện Tài rằng:
- Này thiện nam tử ! Hãy lắng nghe ! Lắng nghe ! Hãy suy nghĩ cho kỹ ! Ta sẽ vì ông phân biệt giải nói ! Này thiện nam tử ! Tất cả chúng sinh bình đẳng nên tất cả pháp cũng bình đẳng. Đây là Như Lai trí. Tất cả pháp bình đẳng nên tất cả chúng sinh cũng bình đẳng. Đây là Như Như chẳng khác ! Như Như thật Như Như. Này đồng tử Trí Luân ! Ông phải biết, đây gọi là Như Lai trí. Nhân duyên trí đó nên xử trí, phi xử trí, xử phi xử trí của Như Lai, Như Lai biết như thật.
Lại nữa, này đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài ! Như Lai biết tất cả chúng sinh tự tại sinh ra nên tất cả pháp cũng tự tại sinh ra. Tất cả pháp nhân duyên tự sinh ra nên tất cả chúng sinh cũng nhân duyên tự sinh ra. Đây là Như Lai trí ! Vì sao vậy? Vì tất cả chúng sinh chẳng tự tác (tự làm), chẳng phải tha tác (người khác làm), chẳng phải quá khứ, hiện tại và cả tương lai, tìm cầu chẳng được. Vì sao vậy? Vì tác giả không có. Không tác giả nên đời quá khứ của tất cả chúng sinh rỗng không, đời hiện tại rỗng không, đời đương lai cũng rỗng không. Như vậy chúng sinh không tác giả nên tất cả pháp cũng như vậy, không tác giả quá khứ, đương lai và hiện tại. Vì sao vậy? Vì tác giả đều không có. Nếu có người nói rằng, có tác giả thì ông phải biết, người đó hư dối nói láo. Này đồng tử Trí Luân ! Ông phải biết, đây gọi là Như Lai Tự Tại trí ! Nhân duyên trí đó nên đường đi đến của tất cả hạnh nghiệp Như Lai biết như thật.
Lại nữa, này đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài ! Như Lai biết trí của tất cả chúng sinh chẳng thể nghĩ bàn. Như trí của tất cả chúng sinh chẳng thể nghĩ bàn thì như vậy trí của tất cả pháp cũng chẳng thể nghĩ bàn. Như trí của tất cả pháp chẳng thể nghĩ bàn thì như vậy sự biết của tất cả chúng sinh chẳng thể nghĩ bàn, sự biết của tất cả pháp cũng chẳng thể nghĩ bàn. Vì sao vậy? Vì chẳng phải ý thức đó của tất cả chúng sinh có thể thấy, có thể biết ! Ví như hư không không có khác biệt, chẳng thể hay biết. Thể tính chân thật của tất cả chúng sinh chẳng thể nghĩ lường. Như vậy nhân duyên thật nghĩa của tất cả chúng sinh chẳng thể nghĩ bàn nên tất cả pháp cũng chẳng thể nghĩ bàn. Như tất cả pháp chẳng thể nghĩ bàn thì như vậy tất cả chúng sinh cũng chẳng thể nghĩ bàn. Này đồng tử Trí Luân ! Ông phải biết, đây là Như Lai Bất Khả Tư Nghị trí. Nhân duyên trí đó nên tất cả quả báo nhân duyên cấu tịnh của quá khứ, hiện tại và cả đương lai, Như Lai biết như thật.
Lại nữa, này đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài ! Như Lai biết tất cả chúng sinh chẳng thể lường nên trí của tất cả pháp cũng chẳng thể lường. Tất cả pháp chẳng thể lường nên trí của tất cả chúng sinh cũng chẳng thể lường. Vì sao vậy? Vì chẳng phải nhận thức của tâm ý tất cả chúng sinh, chẳng thể thấy, chẳng thể biết ! Như hư không chẳng thể xưng kể. Như thật nghĩa của tất cả chúng sinh chẳng thể lường. Như vậy tất cả chúng sinh chẳng thể lường nên tất cả pháp cũng chẳng thể lường. Tất cả pháp chẳng thể lường nên tất cả chúng sinh cũng chẳng thể lường. Này đồng tử Trí Luân ! Ông phải biết, đây gọi là Như Lai Bất Khả Tư Lương trí. Nhân duyên trí đó nên căn của tất cả chúng sinh tinh tấn, chúng sinh sai biệt, Như Lai biết như thật.
Lại nữa, này Trí Luân Đại Hải Biện Tài đồng tử ! Như Lai biết tất cả chúng sinh bình đẳng nên trí của tất cả pháp bình đẳng. Tất cả pháp bình đẳng nên trí của tất cả chúng sinh cũng bình đẳng. Vì sao vậy? Vì nếu thể tánh của Niết bàn cùng với tất cả chúng sinh có khác thì tức là thí dụ chẳng tương ưng. Ông phải biết Niết bàn, chúng sinh là một, chẳng hai vậy. Như thể tánh của tất cả chúng sinh chẳng khác Niết bàn thì chẳng phải chẳng khác Như Như. Tất cả chúng sinh bình đẳng nên tất cả pháp cũng bình đẳng. Tất cả pháp phi bình đẳng thì tất cả chúng sinh cũng phi bình đẳng trí. Này đồng tử Trí Luân ! Ông phải biết, đây gọi là Như Lai Vô Đẳng Đẳng Trí. Nhân duyên Vô Đẳng Đẳng Trí đó nên cảnh giới không lường, cảnh giới đủ thứ của tất cả chúng sinh, Như Lai biết như thật.
Lại nữa, này đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài ! Như Lai biết nhân duyên nhiều chẳng thể tính của tất cả chúng sinh nên cũng biết trí chẳng thể tính của tất cả pháp, biết nhân duyên chẳng thể tính của tất cả pháp nên cũng biết trí chẳng thể tính của tất cả chúng sinh. Như thể tánh của pháp giới chẳng thể tính thì như vậy, này đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài ! Tất cả chúng sinh lìa khỏi phận mình nên chẳng thể tính. Như vậy tất cả pháp cũng chẳng thể tính, tất cả chúng sinh cũng chẳng thể tính. Tất cả pháp chẳng thể tính... cho đến tất cả chúng sinh chẳng thể tính. Này đồng tử Trí Luân ! Ông phải biết, đây gọi là Như Lai Bất Khả Số trí. Nhân duyên bất Khả Số trí đó nên lòng ưa đủ thứ loại của tất cả chúng sinh. Như Lai biết như thật.
Lại nữa, này đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài ! Như Lai biết a tăng kỳ nhân duyên của tất cả chúng sinh, biết a tăng kỳ trí của tất cả các pháp. Như tất cả pháp có a tăng kỳ nhân duyên thì tất cả chúng sinh có a tăng kỳ trí. Ta cũng biết tất cả chúng sinh có a tăng kỳ nhân duyên nên tất cả pháp có a tăng kỳ trí. Này đồng tử Trí Luân ! Ông phải biết, đây gọi là Như Lai Atăngkỳ trí. Nhân duyên Atăngkỳ trí đó nên tất cả thiền định giải thoát và tam ma đề, tam ma bạt đề của Như Lai phiền não hay tịch diệt, khởi động hay đoạn trừ, Như Lai đều biết như thật.
Lại nữa, này đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài ! Như Lai biết tất cả chúng sinh Đại nên cũng biết tất cả pháp đại trí. Biết tất cả pháp đại trí nên cũng biết tất cả chúng sinh đại trí, lìa khỏi chướng ngại. Lìa khỏi chướng ngại thì đây gọi là danh tự của tất cả chúng sinh. Lại nữa, lìa khỏi chướng ngại thì gọi là lìa khỏi tối. Lìa khỏi tối thì đây gọi là thể tánh chiếu diệu quang minh. Ánh sáng chiếu diệu thì ở các cảnh giới không có trần cấu. Không có trần cấu nên gọi là lìa khỏi chướng ngại. Đại giới chúng sinh một mà không khác thì đây gọi là Đại giới của thể tính chúng sinh. Nhân duyên Đại giới của tất cả chúng sinh thì tất cả pháp cũng lìa khỏi trần cấu chẳng khác nên Lớn (Đại). Tất cả pháp đại, tất cả chúng sinh đại thì nên biết, hễ lìa khỏi trần cấu thì tất cả pháp lìa khỏi tối tăm. Nếu có người nói rằng, tất cả “hữu” sinh ra tối tăm thì không có điều đó. Này đồng tử Trí Luân ! Đây gọi là Như Lai Ly Ám Đại trí. Cũng nhân duyên Đại trí nên thiên nhãn của Như Lai thấy được sinh tử của tất cả chúng sinh sinh trong trời, người hiện tại và đương lai, sinh trong địa ngục, súc sinh, ngã quỉ và sự thọ sinh của chúng sinh vì nhân duyên nghiệp khác, Như Lai đều biết như thật.
Lại nữa, này đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài ! Như Lai biết nhân duyên của tất cả chúng sinh đời quá khứ, hiện tại và vị lai, cũng biết trí Như Lai của tất cả pháp đời quá khứ, hiện tại và vị lai, cũng biết nhân duyên của tất cả pháp quá khứ, hiện tại và vị lai, cũng biết trí Như Lai của tất cả chúng sinh quá khứ, hiện tại và vị lai. Này Trí Luân ! Như pháp giới ba đời, quá khứ, hiện tại và vị lai không thể thấy thì lúc bấy giờ, chúng sinh giới ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai cũng chẳng thể thấy. Như chúng sinh giới quá khứ, hiện tại và vị lai không thể thấy thì lúc bấy giờ, tất cả pháp giới quá khứ, hiện tại và vị lai cũng chẳng thể thấy. Người này chẳng thể thấy pháp tánh, pháp thể, tất cả Phật thân và phi Phật thân, chúng sinh thân.v.v... là một thứ, không khác. Này đồng tử Trí Luân ! Ông phải biết, đây gọi là Như Lai Phật trí. Nhân duyên trí đó nên tất cả sinh tử sở hữu của ba đời, Như Lai đều biết như thật.
Lại nữa, này đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài ! Như Lai biết Nhất thiết trí của tất cả chúng sinh nên Như Lai biết Nhất thiết chủng trí của tất cả pháp. Như Lai biết Nhất thiết trí của tất cả pháp nên Như Lai biết Nhất thiết chủng trí của tất cả chúng sinh. Nhất thiết trí của tất cả chúng sinh là Như Lai trí. Nhân duyên Như Lai trí nên Nhất thiết trí của tất cả chúng sinh là Như Lai trí. Này đồng tử Trí Luân ! Như Nhất thiết trí của tất cả chúng sinh là Như Lai trí thì như vậy Như Lai trí là Nhất thiết trí của tất cả chúng sinh. Như vậy nhân duyên Nhất thiết trí của tất cả pháp, nhân duyên Nhất thiết trí của Như Lai... cho đến Nhất thiết trí của tất cả pháp, này Trí Luân ! Như vậy, đây là Phật quá khứ, hiện tại và đương lai, là Nhất thiết trí của Như Lai quá khứ, Nhất thiết trí của Như Lai đương lai, Nhất thiết trí của Như Lai hiện tại. Do Nhất thiết trí đó nên Như Lai quá khứ sinh ra Nghĩa trí, Như Lai đương lai sinh ra Nghĩa trí, Như Lai hiện tại sinh ra Nghĩa trí. Này Trí Luân ! Đó gọi là Như Lai Nhất Thiết Chủng trí. Do nhân duyên Nhất thiết chủng trí đó nên trí Như Lai lậu tận, trí Như Lai thật. Trí đó là thế nào? - Đời quá khứ không, đời đương lai không, đời hiện tại không, ba đời đều không, không sinh, không tận, không trụ, không dị (khác), chẳng phải Như, chẳng phải dị... Như Như gọi là Như Lai trí. Tạo tác nhân duyên không gọi là Tự Tại trí. Lìa tâm ý thức, các cảnh giới nên gọi là Bất Khả Tư Nghị trí. Hư không không khác nên gọi là Bất Khả Lượng trí. Vô Đẳng nhân duyên nên gọi là Vô Đẳng Đẳng trí. Pháp giới vô số nên gọi là Bất Khả Số trí. A tăng kỳ, a tăng kỳ nhân duyên nên gọi là A tăng kỳ trí, nhân duyên không chướng ngại nên gọi là Đại trí. Nhân duyên Phật quá khứ, đương lai và hiện tại nên gọi là Phật trí. Nhân duyên trí của tất cả các “hữu” quá khứ, hiện tại và đương lai, đó gọi là Như Lai Nhất Thiết Chủng trí. Tất cả trí này, xứ sở, tên gọi, ý vị và câu cú của tất cả trí là nhân duyên hòa hợp của tất cả văn tự lời nói. Nay ta từng chữ từng chữ lược nói như vậy. Tất cả xử thuận với thắng trí Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác của Như Lai Đa Đà A Già Độ A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà thì đây gọi là Như Lai trí, Tự Tại trí, Bất Khả Tư Nghị trí, Bất Khả Lượng trí, Vô Đẳng Đẳng trí, Bất Khả Số trí, A tăng kỳ trí, Đại trí, Phật trí, Nhất Thiết Chủng trí.
Lúc bấy giờ, đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài bạch đức Phật rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Sao gọi là nhân duyên lực chúng sinh sinh ra nên lực Như Lai cũng sinh ra? Lực Như Lai sinh ra nên lực chúng sinh cũng sinh ra?
Đức Phật dạy rằng:
- Đúng vậy ! Này đồng tử Trí Luân ! Lực Như Lai, lực chúng sinh, hai lực này chẳng một chẳng khác, nên gọi là “Nhất Giới Như”. Nhân duyên lực chúng sinh mà lực Như Lai sinh ra. Nhân duyên lực Như Lai mà lực chúng sinh sinh ra. Vậy nên Như Lai giác ngộ Nhất Thiết Trí.
Lúc đó đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài bạch đức Phật rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Sao gọi là Nhất Thiết Chủng Trí của Như Lai Đa Đà A Già Độ A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà sinh ra?
Đức Phật dạy rằng:
- Mười hai nhân duyên sinh ra, này đồng tử Trí Luân ! Nên Nhất Thiết Chủng trí của Như Lai Đa Đà A Già Độ A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà sinh ra. Này đồng tử Trí Luân ! Mười hai nhân duyên dó là: Nhãn sắc, nhĩ thanh, tỵ hương, thiệc vị, thân xúc, ý pháp. Do trí nhân duyên này nên Nhất Thiết Chủng Trí sinh ra (Nói trí nhân duyên nên sợ nhân duyên sinh).
Lúc bấy giờ, đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài bạch đức Phật rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Vô lượng Như Lai Đa Đà A Già Độ A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà với Nhất thiết trí nhãn? Nhất thiết trí sắc? Nhất thiết trí nhĩ? Nhất thiết trí thanh? Nhất thiết trí tỵ? Nhất thiết trí hương? Nhất thiết trí thiệc? Nhất thiết trí vị? Nhất thiết trí thân? Nhất thiết trí xúc? Nhất thiết trí ý? Nhất thiết trí pháp?
Hỏi như vậy rồi, đức Phật báo cho đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài rằng:
- Vô lượng tất cả chúng sinh với tất cả chúng sinh nhãn, tất cả chúng sinh sắc, tất cả chúng sinh nhĩ, tất cả chúng sinh thanh, tất cả chúng sinh tỵ, tất cả chúng sinh hương, tất cả chúng sinh thiệc, tất cả chúng sinh vị, tất cả chúng sinh thân, tất cả chúng sinh xúc, tất cả chúng sinh ý, tất cả chúng sinh pháp. Như vậy, này đồng tử Trí Luân ! Như Lai Đa Đà A Già Độ A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà với Nhất thiết trí nhãn, Nhất thiết trí sắc, Nhất thiết trí nhĩ, Nhất thiết trí thanh, Nhất thiết trí tỵ, Nhất thiết trí hương, Nhất thiết trí thiệc, Nhất thiết trí vị, Nhất thiết trí thân, Nhất thiết trí xúc, Nhất thiết trí ý, Nhất thiết trí pháp. Vô lượng Như Lai với Nhất thiết trí nhãn, Nhất thiết trí sắc, Nhất thiết trí nhĩ, Nhất thiết trí thanh, Nhất thiết trí tỵ, Nhất thiết trí hương, Nhất thiết trí thiệc, Nhất thiết trí vị, Nhất thiết trí thân, Nhất thiết trí xúc, Nhất thiết trí ý, Nhất thiết trí pháp. Như vậy tất cả chúng sinh cũng Nhất thiết trí nhãn, Nhất thiết trí sắc, Nhất thiết trí nhĩ, Nhất thiết trí thanh, Nhất thiết trí tỵ, Nhất thiết trí hương, Nhất thiết trí thiệc, Nhất thiết trí vị, Nhất thiết trí thân, Nhất thiết trí xúc, Nhất thiết trí ý, Nhất thiết trí pháp.
Đức Phật bảo ngài Trí Luân rằng:
- Ý ông thế nào? Vả có một sắc chẳng được mắt chúng sinh nhìn thấy chăng?
Ngài Trí Luân đáp rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Không có một sắc nào mà chẳng được nhìn thấy của mắt chúng sinh thì chỉ khiến cho sắc đó đều nhìn thấy hết !
Đức Phật dạy rằng:
- Này Trí Luân ! Mà trong thế gian có sắc như vậy cũng được mắt chúng sinh chẳng thấy chăng?
Ngài Trí Luân đáp rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Không như sắc này, chúng sinh chẳng thấy !
Đức Phật nói rằng:
- Này Trí Luân ! Không như sắc này, ở trong thế gian mà Nhất thiết trí nhãn chẳng thấy. Này đồng tử Trí Luân ! Phương tiện này sẽ biết vô lượng tất cả chúng sinh nhãn, như vậy là Nhất thiết trí nhãn. Biết vô lượng tất cả chúng sinh sắc, như vậy là Nhất thiết trí sắc.
Lại nữa, này đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài ! Ở trong thế gian vả có một thanh cũng được nhĩ thức của tất cả chúng sinh chẳng nghe chăng?
Ngài Trí Luân đáp rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Không thanh nào như vậy mà chẳng được tai của chúng sinh chẳng nghe !
Đức Phật dạy rằng:
- Này Trí Luân ! Không tiếng như vậy ở trong thế gian mà Nhất thiết trí nhĩ chẳng nghe ! Này đồng tử Trí Luân ! Phương tiện này sẽ biết vô lượng tất cả chúng sinh nhĩ, như vậy là Nhất thiết trí nhĩ. Biết vô lượng tất cả chúng sinh thanh, như vậy là Nhất thiết trí thanh.
Lại nữa, này đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài ! Ở trong thế gian vả có một thứ hương mà trong mũi của tất cả chúng sinh chẳng ngửi được chăng?
Ngài Trí Luân đáp rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Không có thứ hương như vậy, chẳng được mũi chúng sinh chẳng ngửi thấy !
Đức Phật dạy rằng:
- Này Trí Luân ! Không có thứ hương như vậy ở trong thế gian mà Nhất thiết trí tỵ (mũi) xông tỏa. Nàu đồng tử Trí Luân ! Phương tiện này sẽ biết vô lượng tất cả mũi của chúng sinh, như vậy là Nhất thiết trí tỵ. Biết vô lượng tất cả chúng sinh, như vậy là Nhất thiết trí hương.
Lại nữa, này đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài ! Ở trong thế gian, vả có một vị mà trong lưỡi của tất cả chúng sinh chẳng nếm được chăng?
Ngài Trí Luân đáp rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Không có vị như thế ! Vị chẳng được lưỡi của chúng sinh chẳng nếm.
Đức Phật dạy rằng:
- Này Trí Luân ! Không có vị như thế ở trong thế gian mà Nhất thiết trí thiệc chẳng nếm. Này đồng tử Trí Luân ! Phương tiện này sẽ biết vô lượng tất cả lưỡi chúng sinh, như vậy là Nhất thiết trí thiệc. Biết vô lượng tất cả vị của chúng sinh, như vậy là Nhất thiết trí vị.
Lại nữa, này đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài ! Ở trong thế gian vả có một thức xúc mà ở trong thân của tất cả chúng sinh chẳng biết chăng?
Ngài Trí Luân đáp rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Không có xúc như thế ! Xúc mà chẳng thân chúng sinh chẳng biết.
Đức Phật dạy rằng:
- Này Trí Luân ! Không có xúc như thế ở trong thế gian mà Nhất thiết trí thân chẳng biết. Này đồng tử Trí Luân ! Phương tiện này sẽ biết vô lượng tất cả thân chúng sinh, như vậy là Nhất thiết trí thân. Biết vô lượng tất cả xúc của chúng sinh, như vậy là Nhất thiết trí xúc.
Lại nữa, này đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài ! Ở trong thế gian vả có một pháp mà được trong ý của tất cả chúng sinh chẳng biết chăng?
Ngài Trí Luân đáp rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Không có pháp như thế ! Pháp mà chẳng được ý chúng sinh chẳng biết !
Đức Phật dạy rằng:
- Này Trí Luân ! Không có pháp như vậy ở trong thế gian mà Nhất thiết trí chẳng biết ! Này đồng tử Trí Luân ! Phương tiện này sẽ biết vô lượng tất cả tâm chúng sinh, như vậy là Nhất thiết trí tâm. Biết vô lượng tất cả pháp của chúng sinh, như vậy là Nhất thiết trí pháp. Như vậy, tất cả tâm chúng sinh là Nhất thiết trí tâm, tất cả pháp chúng sinh là Nhất thiết trí pháp. Hai thứ này là một, không có khác.
Lại nữa, này Trí Luân Đại Hải Biện Tài đồng tử ! Như tất cả chúng sinh nhãn, tất cả chúng sinh sắc... cho đến tất cả chúng sinh ý, tất cả chúng sinh pháp. Nhất thiết trí nhãn, Nhất thiết trí sắc... cho đến Nhất thiết trí ý, Nhất thiết trí pháp. Như vậy, cứ hai biên (bên) là một pháp giới. Này Trí Luân ! Như vậy vô lượng tất cả chúng sinh nhãn thì như vậy Nhất thiết trí nhãn... cho đến vô lượng tất cả chúng sinh ý, pháp thì như vậy Nhất thiết trí ý, pháp. Như vậy Như Lai Đa Đà A Già Độ A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà với nhãn trí, nhãn phiền não trí, nhãn tịch diệt trí, nhãn phiền não tịch diệt trí, sắc trí, sắc phiền não trí, sắc tịch diệt trí, sắc phiền não tịch diệt trí, nhĩ trí, nhĩ phiền não trí, nhĩ tịch diệt trí, nhĩ phiền não tịch diệt trí, thanh trí, thanh phiền não trí, thanh tịch diệt trí, thanh phiền não tịch diệt trí, tỵ trí, tỵ phiền não trí, tỵ tịch diệt trí, tỵ phiền não tịch diệt trí, hương trí, hương phiền não trí, hương tịch diệt trí, hương phiền não tịch diệt trí, thiệc trí, thiệc phiền não trí, thiệc tịch diệt trí, thiệc phiền não tịch diệt trí, vị trí, vị phiền não trí, vị tịch diệt trí, vị phiền não tịch diệt trí, thân trí, thân phiền não trí, thân tịch diệt trí, thân phiền não tịch diệt trí, xúc trí, xúc phiền não trí, xúc tịch diệt trí, xúc phiền não tịch diệt trí, ý trí, ý phiền não trí, ý tịch diệt trí, ý phiền não tịch diệt trí, pháp trí, pháp phiền não trí, pháp tịch diệt trí, pháp phiền não tịch diệt trí là một không có khác. Do không khác nên tất cả chúng sinh nhãn, Nhất thiết trí nhãn... cho đến tất cả pháp, Nhất thiết trí pháp là một pháp giới. Này đồng tử Trí Luân ! Ví như người trí tuệ ở thế gian tự biết khổ, tự biết vui, tự biết chẳng khổ, tự biết chẳng vui. Vì sao vậy? Vì tự thân họ thọ nhận. Này đồng tử Trí Luân ! Như vậy Như Lai Đa Đà A Già Độ A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà với tất cả chúng sinh nhãn trí, sắc trí, nhĩ trí, thanh trí, tỵ trí, hương trí, thiệc trí, vị trí, thân trí, xúc trí, ý trí, pháp trí, phiền não trí, tịch diệt trí thì cũng... phiền não tịch diệt trí, tận trí. Vì sao vậy? Vì Nhất thiết chủng trí có được mười hai nhập trí của tất cả chúng sinh. Như Lai danh này là danh của tất cả chúng sinh nhập. Như Lai sắc này là tùy theo trí tuệ hạnh cả thân nghiệp ba đời của Như Lai. Tất cả khẩu nghiệp, tất cả ý nghiệp của Như Lai cũng tùy theo trí tuệ hạnh ba đời. Tất cả thọ của Như Lai, Nhất thiết chủng trí hiện tiền đều biết, Như Lai Nhất thiết trí chánh tri, Nhất thiết chủng trí chánh tri, Như Lai dùng Nhất thiết chủng trí để biết hạnh hữu vi. Như Lai Nhất thiết trí, Nhất thiết chủng trí biết rồi thì trong đó cũng có bốn ấm của tất cả chúng sanh lìa khỏi sắc. Như Lai danh này thì danh cũng là sắc ấm của tất cả chúng sinh. Danh Như Lai sắc này là dùng danh sắc như vậy nên Như Lai Đa Đà A Già Độ A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà gọi là Nhất thiết trí, Nhất thiết kiến, Nhất thiết xúc, Nhất thiết giác.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 3 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.148.106.203 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập