Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Lão Nữ Nhơn Kinh [佛說老女人經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Lão Nữ Nhơn Kinh [佛說老女人經]


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (2) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.06 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.09 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Lão Nữ Nhân

Việt dịch: Nguyên Thuận

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
(Download file MP3 -5.36Mb
Font chữ:

Tôi nghe như vầy:
Một thuở nọ, Đức Phật đến thành Quảng Nghiêm và dừng nghỉ ở xứ Nhạc Âm, cùng với 800 vị Tỳ-kheo và 10.000 vị Bồ-tát.
Bấy giờ có một bà lão nghèo khổ đến chỗ của Phật, cúi đầu sát đất và đảnh lễ Đức Phật, rồi bạch Phật rằng:
"Bạch Thế Tôn! Con có việc muốn thưa hỏi. [Kính mong Như Lai cho phép.]"
Đức Phật bảo:
"Lành thay! Hãy cứ hỏi."
Bà lão thưa rằng:
"Thưa Thế Tôn!
- Sanh từ nơi nào đến và sẽ đi về đâu?
- Già từ nơi nào đến và sẽ đi về đâu?
- Bệnh từ nơi nào đến và sẽ đi về đâu?
- Chết từ nơi nào đến và sẽ đi về đâu?
- Sắc thọ tưởng hành thức từ nơi nào đến và sẽ đi về đâu?
- Mắt tai mũi lưỡi thân ý từ nơi nào đến và sẽ đi về đâu?
- Đất nước gió lửa với hư không từ nơi nào đến và sẽ đi về đâu?"
Đức Phật bảo:
"Lành thay! Câu hỏi rất hay.
- Sanh chẳng từ nơi nào đến và cũng chẳng đi về đâu.
- Già chẳng từ nơi nào đến và cũng chẳng đi về đâu.
- Bệnh chẳng từ nơi nào đến và cũng chẳng đi về đâu.
- Chết chẳng từ nơi nào đến và cũng chẳng đi về đâu.
- Sắc thọ tưởng hành thức chẳng từ nơi nào đến và cũng chẳng đi về đâu.
- Mắt tai mũi lưỡi thân ý chẳng từ nơi nào đến và cũng chẳng đi về đâu.
- Đất nước gió lửa với hư không chẳng từ nơi nào đến và cũng chẳng đi về đâu.
Các pháp đều như vậy. Ví như khi hai que củi cọ xát phát ra lửa, và lửa trở lại đốt cháy củi. Khi củi đã cháy hết, lửa liền tắt."

Đức Phật hỏi bà lão:
"Lửa này vốn từ nơi nào đến và khi tắt nó sẽ đi về đâu?"
Bà lão thưa rằng:
"Thưa Thế Tôn! Khi nhân duyên tụ hợp thì liền phát lửa. Khi nhân duyên ly tán thì lửa liền tắt."
Đức Phật bảo:
"Các pháp đều như vậy. Khi nhân duyên tụ hợp thì mới hình thành. Khi nhân duyên ly tán thì liền diệt mất. Các pháp chẳng từ nơi nào đến và cũng chẳng đi về đâu. Mắt thấy sắc tức là ý. Ý tức là sắc. Cả hai thảy đều không. Không có sự hình thành. Diệt mất cũng như thế.
Các pháp ví như cái trống. Nó không phải chỉ do một yếu tố mà được. Nếu có người cầm dùi đánh vào cái trống, cái trống sẽ vang ra âm thanh. Tuy nhiên, âm thanh đang vang ra từ cái trống đó cũng là không, âm thanh sẽ vang ra cũng là không, và âm thanh đã vang ra cũng là không. Âm thanh đó cũng chẳng phải vang ra từ gỗ, da, dùi, hay tay người đánh. Do hội đủ nhân duyên nên mới vang ra tiếng trống. Âm thanh từ không và tiêu tan về không.
Tất cả vạn vật cũng lại như thế. Bổn nguyên đều thanh tịnh và chẳng có một vật. Do nhân duyên mà từ không hiện hữu sanh ra các pháp. Các pháp cũng là không hiện hữu. Ví như mây đen kéo đến thì sẽ liền mưa. Mưa cũng chẳng từ thân rồng tuôn ra, và cũng chẳng từ tâm rồng lưu xuất. Đó đều là do nhân duyên việc làm của rồng nên mới có mưa này.
Các pháp chẳng từ nơi nào đến và cũng chẳng đi về đâu. Ví như họa sĩ trước tiên chuẩn bị bản vẽ trắng, rồi sau đó hòa hợp các màu sắc và vẽ theo ý muốn. Bức họa đó chẳng phải từ bản vẽ trắng mà hiện ra, và cũng chẳng phải từ tay người mà hiện ra. Nó tùy theo ý của họa sĩ mà mỗi chi tiết được vẽ ra.
Sanh tử cũng lại như vậy. Mỗi loài tùy theo nghiệp của mình tạo mà ứng hiện quả báo. Địa ngục, thiên thượng, hay nhân gian cũng thế. Ai có thể liễu giải tức là bậc trí tuệ, và không chấp trước cảnh hiện hư vọng."
Khi nghe Phật dạy, bà lão vui mừng khôn xiết và liền tự nói rằng:
"Nhờ ân đức của Phật mà con đắc Pháp nhãn. Tuy thân con đã già yếu, nhưng nay cũng được khai ngộ và liễu giải."
Bấy giờ ngài A-nan sửa sang y phục, rồi quỳ hai gối và thưa với Phật rằng:
"Thưa Thế Tôn! Khi vừa nghe lời Phật dạy, bà lão này liền hiểu rõ. Nhân duyên gì mà bà lão có trí tuệ dường ấy?"
Phật bảo ngài A-nan:
"Khi ta phát tâm học Đạo ở đời trước, bà lão đó chính là mẹ của ta."
Ngài A-nan hỏi Phật rằng:
"Thưa Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà bà lão này phải chịu bần cùng khốn khổ như thế?"
Đức Phật bảo:
"Vào thuở xa xưa ở nơi của Đức Phật Sở Ưng Đoạn, bấy giờ ta muốn làm Sa-môn, nhưng mẹ ta thuở đó do quá thương luyến nên không cho phép ta đi xuất gia. Thế là ta rất buồn bã và đã bỏ ăn một ngày. Bởi nhân duyên ấy mà suốt 500 đời sanh ra ở thế gian về sau, bà ấy phải chịu bần cùng.
Sau khi thọ mạng ở hiện đời chấm dứt, bà lão này sẽ sanh về quốc độ của Đức Phật Vô Lượng Thọ và ở cõi nước kia cúng dường chư Phật. Trải qua 68 ức kiếp về sau, thời sẽ thành Phật, hiệu là Puṣpakara. Quốc độ tên là Hóa Hoa. Nhân dân trong cõi nước ấy sẽ có y phục và ẩm thực để dùng như ở trên trời Tam Thập Tam, và đều sống lâu đến một kiếp."
Khi Phật thuyết Kinh này xong, bà lão và ngài A-nan, chư Bồ-tát, các vị Tỳ-kheo, cùng các quỷ thần, trời, rồng, người và phi thiên đều rất vui mừng. Họ cúi đầu đảnh lễ sát đất ở trước Phật, rồi cáo lui.
Phật Thuyết Kinh Lão Nữ Nhân

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đức Phật và chúng đệ tử


Có và Không


Chuyển họa thành phúc


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.139.81.58 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập