Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh [大方廣佛華嚴經] »» Bản Việt dịch quyển số 42 »»

Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh [大方廣佛華嚴經] »» Bản Việt dịch quyển số 42

» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.51 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.58 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm

Kinh này có 80 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 44 | 45 | 46 | 47 | 48 | 49 | 50 | 51 | 52 | 53 |
Việt dịch: Thích Trí Tịnh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Chư Phật tử! Thế nào là nhứt thiết chúng sanh sai biệt thân đại tam muội của đại Bồ Tát?
Đại Bồ Tát trụ tam muội nầy được mười thứ vô sở trước: những là nơi tất cả cõi vô sở trước, nơi tất cả phương vô sở trước, nơi tất cả kiếp vô sở trước, nơi tất cả chúng vô sở trước, nơi tất cả pháp vô sở trước, nơi tất cả Bồ Tát vô sở trước, nơi tất cả Bồ Tát nguyện vô sở trước, nơi tất cả tam muội vô sở trước, nơi tất cả Phật vô sở trước, nơi tất cả địa vô sở trước.
Chư Phật tử! Đại Bồ Tát nơi tam muội nầy, nhập thế nào? khởi thế nào?
Đại Bồ Tát nơi tam muội nầy, nội thân nhập ngoại thân khởi, ngoại thân nhập nội thân khởi, đồng thân nhập dị thân khởi, dị thân nhập đồng thân khởi, nhơn thân nhập dạ xoa thân khởi, dạ xoa thân nhập long thân khởi, long thân nhập a tu la thân khởi, a tu la thân nhập thiên thân khởi, thiên thân nhập phạm vương thân khởi, phạm vương thân nhập dục giới thân khởi, thiên trung nhập địa ngục khởi, địa ngục nhập nhơn gian khởi, nhơn gian nhập loài khác khởi, ngàn thân nhập một thân khởi, một thân nhập ngàn thân khởi, na do tha thân nhập một thân khởi, một thân nhập na do tha thânkhởi, trong chúng nam châu nhập trong chúng tây châu khởi, trong chúng tây châu nhập trong chúng bắc châu khởi, trong chúng bắc châu nhập trong chúng đông châu khởi, trong chúng đông châu nhập trong chúng ba châu kia khởi, trong chúng ba châu nhập trong chúng bốn châu khởi, trong chúng bốn châu nhập trong chúng tất cả biển sai biệt khởi, trong chúng tất cả biển sai biệt nhập trong chúng tất cả hải thần khởi, trong chúng tất cả hải thần nhập trong thủy đại khởi, trong thủy đại nhập trong địa đại khởi, trong địa đại nhập trong hỏa đại khởi, trong hỏa đại nhập trong phong đại khởi, trong phong đại nhập trong tất cả tứ đại khởi, trong tất cả tứ đại nhập trong pháp vô sanh khởi, trong pháp vô sanh nhập trong núi Tu Di khởi, trong núi Tu Di nhập trong bảy Bửu Sơn khởi, trong bảy Bửu Sơn nhập trong tất cả cây cỏ lùm rừng hắc sơn khởi, trong tất cả lùm rừng hắc sơn nhập trong tất cả diệu hương hoa bửu trang nghiêm khởi, trong tất cả trang nghiêm nhập trong tất cả chúng sanh thọ sanh nơi bốn châu thượng phương hạ phương khởi, trong tất cả chúng sanh thọ sanh nhập trong chúng sanh nơi Tiểu Thiên thế giới khởi, trong chúng sanh nơi Tiểu Thiên Thế Giới nhập trong chúng sanh nơi Trung Thiên Thế Giới khởi, trong chúng sanh nơi Trung Thiên thế giới nhập trong chúng sanh nơi Đại Thiên thế giới khởi, trong chúng sanh nơi trăm ngàn ức na do tha Đại Thiên thế giới nhập trong chúng sanh nơi vô số thế giới khởi, trong chúng sanh nơi vô số thế giới nhập trong chúng sanh nơi vô lượng thế giới khởi, nơi chúng sanh trong vô lượng thế giới nhập trong chúng sanh nơi vô biên thế giới khởi, trong chúng sanh nơi vô biên thế giới nhập trong chúng sanh nơi vô đẳng Phật độ khởi, trong chúng sanh nơi vô đẳng Phật độ nhập trong chúng sanh nơi bất khả sổ thế giới khởi, trong chúng sanh nơi bất khả sổ thế giới nhập trong chúng sanh nơi bất khả xưng thế giới khởi, trong chúng sanh nơi bất khả xưng thế giới nhập trong chúng sanh nơi bất khả tư thế giới khởi, trong chúng sanh nơi bất khả tư thế giới nhập trong chúng sanh nơi bất khả lượng thế giới khởi, trong chúng sanh nơi bất khả lượng thế giới nhập trong chúng sanh nơi bất khả thuyết thế giới khởi, trong chúng sanh nơi bất khả thuyết thế giới nhập trong chúng sanh nơi bất khả thuyết bất khả thuyết thế giới khởi, trong chúng sanh nơi bất khả thuyết bất khả thuyết thế giới nhập trong chúng sanh tạp nhiễm khởi, trong chúng sanh tạp nhiễm nhập trong chúng sanh thanh tịnh khởi, trong chúng sanh thanh tịnh nhập trong chúng sanh tạp nhiễm khởi, trong nhãn xứ nhập trong nhĩ xứ khởi, trong nhĩ xứ nhập trong tỹ xứ khởi, trong tỹ xứ nhập trong thiệt xứ khởi, trong thiệt xứ nhập trong thân xứ khởi, trong thân xứ nhập trong ý xứ khởi, trong ý xứ nhập trong thân xứ khởi, trong tự xứ nhập trong tha xứ khởi, trong tha xứ nhập trong tự xứ khởi, trong một vi trần nhập trong vô số thế giới vi trần khởi, trong vô số thế giới vi trần nhập trong một vi trần khởi, trong Thanh Văn mhập trong Độc Giác khởi, trong Độc Giác nhập trong Thanh Văn khởi, trong tự thân nhập trong Phật thân khởi, trong Phật thân nhập trong tự thân khởi, một niệm nhập ức kiếp khởi, ức kiếp nhập một niệm khởi, đồng niệm nhập biệt thời khởi, biệt thời nhập đồng niệm khởi, tiền tế nhập hậu tế khởi, hậu tế nhập tiền tế khởi, tiền tế nhập trung tế khởi, trung tế nhập tiền tế khởi, tam thế nhập sát na khởi, sát na nhập tam thế khởi, chơn như nhập ngôn thuyết khởi, ngôn thuyết nhập chơn như khởi.
Ví như có người bị quỷ phá thân họ rung động chẳng tự an được, quỷ chẳng hiện thân mà làm cho thân người kia như vậy.
Cũng vậy, đại Bồ Tát trụ nơi tam muội nầy tự thân nhập định tự thân khởi.
Ví như tử thi do chú lực mà hay chổi dậy mà đi, cùng làm được các việc. Tử thi cùng chú dầu đều khác nhau mà có thể hòa hiệp làm những việc trên.
Cũng vậy, đại Bồ Tát trụ nơi tam muội nầy, đồng cảnh nhập định dị cảnh khởi, dị cảnh nhập định đồng cảnh khởi.
Ví như Tỳ Kheo được tâm tự tại, hoặc một thân làm nhiều thân, hoặc nhiều thân làm một thân. Chẳng phải một thân mất mà nhiều thân sanh, cũng chẳng phải nhiều thân mất mà một thân sanh.
Cũng vậy, đại Bồ Tát trụ nơi tam muội nầy, một thân nhập định nhiều thân khởi, nhiều thân nhập định một thân khởi.
Ví như đại địa đồng một vị mà sanh cỏ cây có nhiều vị khác nhau. Đất dầu không khác mà vị có sai khác.
Cũng vậy, đại Bồ Tát trụ nơi tam muội nầy vẫn vô phân biệt, mà có một thứ nhập định nhiều thứ khởi, nhiều thứ nhập định một thứ khởi.
Chư Phậy tử! Đại Bồ Tát trụ nơi tam muội nầy được mười pháp xưng tán chỗ ngợi khen. Những là: vì nhập chơn như nên gọi là Như Lai, vì giác ngộ tất cả pháp nên gọi là Phật, vì được tất cả thế gian ngợi khen nên gọi là Pháp Sư, vì biết tất cả pháp nên gọi là nhứt thiết trí, vì được tất cả thế gian quy y nên gọi là chỗ sở y, vì rõ thấu tất cả pháp phương tiện nên gọi là đạo sư, vì dẫn tất cả chúng sanh vào đạo nhứt thiết trí nên gọi là đại đạo sư, vì là đèn của tất cả thế gian nên gọi là quang minh, vì tâm chí viên mãn, nghĩa lợi thành tựu, chỗ làm đều xong, trụ trí vô ngại, phân biệt biết rõ tất cả pháp nên gọi là thập lực tự tại, vì thông đạt tất cả pháp luân nên gọi là bực nhứt thiết kiến.
Chư Phật tử! Đại Bồ Tát trụ nơi tam muội nầy lại được mười thứ quang minh chói sáng. Những là được quang minh của tất cả Phật, vì cùng Phật bình đẳng. Được tất cả thế giới quang minh, vì có thể khắp nghiêm tịnh. Được tất cả chúng sanh quang minh, vì điều đến điều phục. Được vô lượng vô úy quang minh vì pháp giới làm trường thuyết pháp. Được vô sai biệt quang minh, vì biết tất cả pháp không các thứ tánh. Được phương tiện quang minh, vì nơi ly dục tế của các pháp mà chứng nhập. Được chơn thiệt quang minh, vì nơi ly dục tế của các pháp tâm bình đẳng. Được thần biến quang minh khắp tất cả thế gian, vì được Phật gia hộ hằng chẳng dứt. Được thiện tư duy quang minh, vì đến bờ tự tại của tất cả Phật. Được nhứt thiết pháp chơn như quang minh vì nơi trong một lỗ chưn lông khéo nói tất cả.
Chư Phật tử! Đại Bồ Tát trụ nơi tam muội nầy được mười thứ vô sở tác. Những là thân nghiệp vô sở tác, ngữ nghiệp vô sở tác, ý nghiệp vô sở tác, thần thông vô sở tác, rõ pháp vô tánh vô sở tác, biết nghiệp chẳng hoại vô sở tác, vô sai biệt trí vô sở tác, vô sanh khởi trí vô sở tác, biết pháp không diệt vô sở tác, tùy thuận nơi văn chẳng hoại nơi nghĩa vô sở tác.
Chư Phật tử! Đại Bồ Tát trụ nơi tam muội nầy, vô lượng cảnh giới nhiều thứ sai khác. Những là một nhập nhiều khởi, nhiều nhập một khởi, đồng nhập dị khởi, dị nhập đồng khởi, tế nhập thô khởi, thô nhập tế khởi, đại nhập tiểu khởi, tiểu nhập đại khởi, thuận nhập nghịch khởi, nghịch nhập thuận khởi, không thân nhập có thân khởi, có thân nhập không thân khởi, vô tướng nhập hữu tướng khởi, hữu tướng nhập vô tướng khởi, trong khởi mà nhập, trong nhập mà khởi. Đây đều là cảnh giới tự tại của tam muội nầy.
Ví nhà huyễn thuật trì chú được thành có thể hiện các thứ hình tướng sai biệt. Chú khác với huyễn, mà có thể làm ra huyễn. Chú chỉ là âm thanh, mà có thể làm ra các hình sắc cho nhãn thức biết, các thứ tiếng cho nhĩ thức biết, các thứ hương cho tỹ thức biết, các thứ vị cho thiệt thức biết, các thứ xúc cho thân thức biết, các cảnh giới cho ý thức biết.
Cũng vậy, đại Bồ Tát trụ nơi tam muội nầy, trong đồng nhập định trong dị khởi, trong dị nhập định trong đồng khởi.
Ví như Đao Lợi thiên lúc đánh với A Tu La. Chư Thiên thắng trận. Vua A Tu La thân cao lớn bảy trăm do tuần dùng sức huyễn thuật đem binh đội trăm ngàn người đồng thời chạy vào trong lỗ cộng sen để trốn.
Cũng vậy, đại Bồ Tát đã khéo thành tựu các huyễn trí địa. Huyễn trí tức là Bồ Tát, Bồ Tát tức là huyễn trí. Vì thế nên có thể trong pháp vô sai biệt nhập định trong pháp sai biệt khởi định. Trong pháp sai biệt nhập định trong pháp vô sai biệt khởi định.
Ví như nhà nông gieo giống trong ruộng, hột giống ở dưới còn trái sanh ở trên.
Cũng vậy, đại Bồ Tát trụ tam muội nầy, trong một nhập định trong nhiều khởi, trong nhiều nhập định trong một khởi.
Ví như xích bạch của nam nữ hòa hiệp, hoặc có chúng sanh thọ sanh trong đó, bấy giờ gọi là ca la lã. Từ đây tuần tự ở thai mẹ đủ mười tháng, do sức nghiệp lành nên tất cả chi phần đều được thành tựu, căn thân chẳng thiếu, tâm ý sáng suốt. Ca la lã kia với sáu căn thể trạng khác nhau, do nghiệp lực mà có thể làm cho kia thứ đệ thành tựu, thọ các thứ quả báo đồng dị loại.
Cũng vậy, đại Bồ Tát từ nhứt thiết trí ngôi ca la lã, do sức tín giải nguyện lần lần tăng trưởng, tâm Bồ Tát quảng đại nhiệm vận tự tại. Trong không nhập định trong có khởi, trong có nhập định trong không khởi.
Ví như long cung nương đất làm nền mà chẳng nương hư không. Rồng ở trong cung chẳng ở hư không mà có thể nổi mây đầy khắp hư không. Có người ngước xem hoặc thấy có cung điện, phải biết đó là thành càn thát bà chẳng phải long cung. Dầu rồng ở dưới mà mây nổi trên không.
Cũng vậy, đại Bồ Tát trụ tam muội nầy nơi vô tướng nhập nơi hữu tướng khởi nơi hữu tướng nhập nơi vô tướng khởi.
Ví như cung của Diệu Quang Đại Phạm Thiên Vương ở tên là nhứt thiết thế gian tối thắng thanh tịnh tạng. Trong cung lớn nầy thấy khắp Đại thiên thế giới: những tứ thiên hạ, cung của Thiên, Long bát bộ, chỗ ở của nhơn gian và ba ác đạo, các núi Tu Di Sơn vân vân, biển cả sông lạch, bờ đầm, nguồn suối, thành ấp tụ lạc, rừng cây, các thứ bửu. Những vật như vậy tột đến đại Luân Vi, nhẫn đến vi tế du trần trong hư không đều hiển hiện trong cung của Đại Phạm Vương, như bóng mặt hiện thấy trong gương sáng.
Cũng vậy, đại Bồ Tát trụ nơi nhứt thiết chúng sanh sai biệt thân đại tam muội nầy, biết các thứ cõi nước, thấy các thứ Phật độ, các thứ quả chứng, các thứ pháp thành, các thứ hạnh mãn, các thứ giải nhập, các thứ tam muội, khởi các thứ thần thông, được các thứ trí huệ, trụ các thứ sát na tế.
Đại Bồ Tát nầy đến mười thứ thần thông bỉ ngạn. Những là đến chư Phật tận hư không biến pháp giới: thần thông bỉ ngạn. Đến Bồ Tát rốt ráo vô sai biệt tự tại thần thông bỉ ngạn. Đến hay phát khởi bồ tát quảng đại hạnh nguyện nhập Như Lai môn Phật sự: thần thông bỉ ngạn. Đến hay chấn động tất cả thế giới tất cả cảnh giới đều làm cho thanh tịnh: thần thông bỉ ngạn. Đến hay tự tại biết tất cả chúng sanh nghiệp quả bất tư nghì đều như huyễn hóa: thần thông bỉ ngạn. Đến hay tự tại biết các tam muội thô tế nhập xuất tướng sai biệt: thần thông bỉ ngạn. Đến hay dũng mãnh nhập cảnh giới Như Lai mà ở trong đó phát sanh đại nguyện: thần thông bỉ ngạn. Đến hay hóa làm Phật, hóa chuyển pháp luân điều phục chúng sanh, khiến sanh Phật chủng, khiến nhập Phật thừa mau được thành tựu: thần thông bỉ ngạn. Đến hay rõ biết bất khả thuyết tất cả văn cú bí mật mà chuyển pháp luân, khiến trăm ngàn ức na do tha bất khả thuyết bất khả thuyết pháp môn đều được thanh tịnh: thần thông bỉ ngạn. Đến chẳng nhờ ngày đêm năm tháng kiếp số, một niệm đều có thể thị hiện khắp tam thế: thần thông bỉ ngạn.
Trên đây là trí thiện xảo nhứt thiết chúng sanh sai biệt thân đại tam muội thứ tám của đại Bồ Tát.
Chư Phật tử! thế nào là pháp giới tự tại tam muội của đại Bồ Tát?
Đại Bồ Tát nầy nơi tự nhãn xứ nhẫn đến tự ý xứ nhập tam muội, nên gọi là pháp giới tự tại.
Đại Bồ Tát nơi mỗi mỗi lỗ chưn lông của tự thân mà nhập tam muội nầy, tự nhiên biết được các thế gian, biết các pháp thế gian, biết các thế giới, biết ức na do tha thế giới, biết a tăng kỳ thế giới, biết bất khả thuyết Phật sát vi trần số thế giới. Trong tất cả thế giới thấy có Phật xuất thế, Bồ Tát chúng hội thảy đều đông đủ, quang ming thanh tịnh, thuần thiện không tạp, trang nghiêm rộng lớn, các thứ châu báu dùng để ngiêm sức.
Bồ Tát trong các thế giới nầy không ngớt tu hạnh bồ tát hoặc một kiếp, trăm kiếp, ngàn kiếp, ức kiếp, trăm ngàn ức na do tha kiếp, vô số kiếp, vô lượng kiếp, vô biên kiếp, vô đẳng kiếp, bất khả sổ kiếp, bất khả xưng kiếp, bất khả tư kiếp, bất khả lượng kiếp, bất khả thuyết kiếp, bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp, bất khả thuyết bất khả thuyết Phật sát vi trần số kiếp.
Bồ Tát lại ở trong vô lượng kiếp như vậy mà trụ nơi tam muội nầy: cũng nhập, cũng khởi, cũng thành tựu thế giới, cũng điều phục chúng sanh, cũng rõ khắp pháp giới, cũng biết khắp tam thế, cũng diễn thuyết các pháp, cũng hiện đại thần thông các thứ phương tiện vô trước vô ngại, vì nơi pháp giới được tự tại. Khéo phân biệt nhãn, khéo phân biệt nhĩ, tỷ, thiệt, thân, khéo phân biệt ý. Các thứ sai biệt chẳng đồng như vậy đều khéo phân biệt tột ngằn mé.
Bồ Tát khéo thấy và biết như vậy rồi, có thể sanh khởi mười ngàn ức đà la ni pháp quang minh, thành tựu mười ngàn ức hạnh thanh tịnh, chứng được mười ngàn ức thiện căn, viên mãn mười ngàn ức thần thông, hay nhập mười ngàn ức tam muội, thành tựu mười ngàn ức thần lực, trưởng dưỡng mười ngàn ức công lực, viên mãn mười ngàn ức thâm tâm, vận động mười ngàn ức lực trì, thị hiện mười ngàn ức thần biến, đầy đủ mười ngàn ức bồ tát vô ngại, viên mãn mười ngàn ức bồ tát trợ đạo, chức nhóm mười ngàn ức bồ tát tạng, chiếu sáng mười ngàn ức bồ tát phương tiện, diễn thuyết mười ngàn ức các nghĩa, thành tựu mười ngàn ức các nguyện, xuất sanh mười ngàn ức hồi hướng, tịnh tu mười ngàn ức bồ tát chánh vị, minh liễu mười ngàn ức pháp môn, khai thị mười ngàn ức diễn thuyết, tu trị mười ngàn ức bồ tát thanh tịnh.
Chư Phật tử! Đại Bồ Tát lại có vô số công đức, vô lượng công dức, vô biên công đức, vô đẳng công đức, bất khả sổ công đức, bất khả xưng công đức, bất khả tư công đức, bất bất khả lượng công đức, bất khả thuyết công đức, vô tận công đức.
Chư Phật tử! Bồ Tát nầy nơi công đức như vậy đều đã làm xong, đều đã chứa nhóm, đều đã trang nghiêm, đều đã thanh tịnh, đều đã suốt thấu, đều đã nhiếp thọ, đều đã xuất sanh, đều đáng khen ngợi, đều được kiên cố, đều đã thành tựu.
Chư Phật tử! Đại Bồ Tát trụ tam muội nầy được đông phương mười ngàn vô số Phật sát vi trần số danh hiệu chư Phật nhiếp thọ. Mỗi mỗi danh hiệu Phật nầy lại có mười ngàn vô số Phật sát vi trần số Phật đều riêng khác. Như đông phương, chín phương kia cũng như vậy.
Chư Phật đó đều hiện ra trước mặt Bồ Tát. Vì Bồ Tát mà hiện cõi thanh tịnh của chư Phật, vì nói vô lượng thân của chư Phật, vì nói nan tư nhãn của chư Phật, vì nói vô lượng nhĩ của chư Phật, vì nói tỹ thanh tịnh của chư Phật, vì nói thiệt thanh tịnh của chư Phật, vì nói tâm vô trụ của chư Phật, vì nói thần thông vô thượng của chư Phật, khiến t