Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Sư Tử Trang Nghiêm Vương Bồ Tát Thỉnh Vấn Kinh [師子莊嚴王菩薩請問經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Sư Tử Trang Nghiêm Vương Bồ Tát Thỉnh Vấn Kinh [師子莊嚴王菩薩請問經]


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.15 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.2 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Bồ Tát Sư Tử Trang Nghiêm Vương Thưa Hỏi

Việt dịch: Thích Thọ Phước

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Đúng thật như thế, chính tôi được nghe: Một thời, Đức Phật an trú trong núi Kì-xà-quật, thành Vương Xá. Bấy giờ có một nghìn hai trăm năm mươi vị đại tì-kheo, năm trăm vị đại bồ-tát và vô lượng tám bộ trời, rồng, càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lầu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-già, người, chẳng phải người v.v… cùng vây quanh nghe Đức Phật nói pháp.
Bấy giờ bồ-tát Sư Tử Trang Nghiêm Vương rời chỗ ngồi, đến chỗ Phật, đỉnh lễ dưới hai chân Ngài, đi quanh vô số vòng và bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Con đã từng tham sự các hội lớn của ức trăm nghìn na-do-tha các Đức Phật thời quá khứ, nhưng chưa từng chứng kiến những điều như hôm nay thấy được. Con có điều muốn hỏi, xin Phật cho phép.
Đức Phật nói:
- Ông có nghi ngờ gì cứ hỏi, Ta sẽ giải đáp thắc mắc cho ông.
Khi ấy, bồ-tát Sư Tử Trang Nghiêm Vương thưa Phật:
- Thưa Thế Tôn! Thuở xưa Như Lai tu hạnh thù thắng gì mà nay được tôn quí trong cõi người, trời như thế và được các chúng bồ-tát, thanh văn, trời, rồng, người v.v… vây quanh, cung dường, cung kính, tôn trọng, khen ngợi? Cúi xin Ngài nói cho con biết nhân duyên xưa và cũng là làm cho các chúng sinh đạt được lợi ích lớn.
Đức Phật nói với bồ-tát Sư Trang Nghiêm Vương:
- Quí thay! Quí thay! Nay ông vì muốn làm cho chúng sinh được an vui nên mới hỏi như thế. Ông hãy lắng nghe cho kĩ và suy nghĩ cho thật kĩ, Ta sẽ giải nói điều đó.
Này thiện nam tử! Ta nhớ cách đây vô lượng đời trước, lúc ấy có Đức Phật xuất hiện ở đời tên là Bất Khả Tư Nghị Quang Minh, Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Lúc ấy, có trưởng giả Thượng Thí ỷ mình giàu sang, không tin chính pháp, không qui kính Phật. Bấy giờ, có tì-kheo Tì-xà-da Tam-bà-bà thấy trưởng giả ấy sinh lòng cảm thương, bày phương tiện lớn, muốn làm cho người ấy phát tâm tu hành, thành tựu Chính giác. Suy nghĩ như thế rồi, tì-kheo kia đi đến nhà trưởng giả. Trưởng giả trông thấy tì-kheo hình dáng đẹp lạ, oai đức đầy đủ, các căn vắng lặng, vẻ mặt rạng ngời, tự nhiên sinh lòng kính trọng, đứng dậy tiếp rước. Sau khi đỉnh lễ tì-kheo xong, trưởng giả sắp đặt chỗ ngồi, mời tì-kheo ngồi và chắp tay thưa:
- Con xét biết mình đức mỏng, nay may mắn mới được ngài đến nhà.
Tì-kheo nói với trưởng giả:
- Có pháp môn lớn, gọi là Bát mạn-trà-la, công đức vô lượng, nay tôi muốn nói cho ông nghe, đồng thời, cũng muốn làm cho tất cả trời người được trí tuệ và lợi ích. Nếu chúng sinh nào nghe pháp môn này, rồi áp dụng tu hành thì dù sinh ra nơi nào cũng đều được bốn quả báo tốt. Đó là: 1. Cùng sinh một chỗ với thiện tri thức và bồ-tát lớn, có nhiều bà con, tài sản dồi dào, đầy đủ; 2. Bà con đông nhiều lại hòa hợp, không ngăn ngại; 3. Thân tướng tròn đủ, không có bệnh tật; 4. Vừa nghĩ đến các vật dụng thì tự nhiên xuất hiện, giả sử bị núi đè thân không đau đớn, biết được chúng sinh đang nghĩ gì, từ bi thương xót, bảo vệ, cứu giúp họ.
Trưởng giả Thượng Thí nghe pháp ấy xong, vui mừng khôn xiết, lại đỉnh lễ tì-kheo và khen ngợi:
- Quí thay! Xin thầy hãy nói rõ ràng pháp môn Bát mạn-trà-la tối thắng ấy, con sẽ tu học theo.
Tì-kheo nói:
- Nếu ông muốn biết pháp đặc biệt này thì phải phát nguyện trước như thế này: ‘Con muốn cúng dường các Đức Phật, bồ-tát lớn và thanh văn, duyên giác trong ba đời.’ Sau khi ông phát lời nguyện, thì đến đạo tràng lập thành phương đàn[1] tên là Mạn-đà-la, rộng hay hẹp tùy theo lúc. Đàn nhỏ nhất vuông vức bằng bốn ngón tay hoặc một gang tay, dùng các loại hương và những vật dụng khác để tạo. Đàn này, hoặc làm ở chỗ đất trống, hoặc làm trong sân, bày tám vòng tròn để cúng dường tám vị bồ-tát: Quán Thế Âm, Di-lặc, Hư Không Tạng, Phổ Hiền, Chấp Kim Cang Chủ, Văn-thù-sư-lợi, Chỉ Chư Chướng, Địa Tạng.
Như thế, trưởng giả, pháp môn Tám mạn-đà-la đặc biệt này do đức Bất Khả Tư Nghị Quang Minh Như Lai kia nói. Tôi đã thụ trì, nay nói cho ông nghe. Ông nên tu học theo và truyền bá pháp môn rộng rải; đồng thời, đem căn lành này hồi hướng về A-nậu-đa-la tam-miệu-tam bồ-đề.
Trưởng giả nên biết, nếu có người nào tu hành pháp Tám mạn-đà-la này, tức là cúng dường các Đức Phật, bồ-tát, duyên giác, thanh văn trong ba đời. Người ấy thường được các trời ủng hộ. Nếu quốc vương nào tự mình tu học, hoặc khuyến khích người tu học, thì các điều xấu trong nước đều dứt hết. Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân tu học pháp môn này thì sau khi qua đời sẽ không bị rơi vào đường ác, không sinh vào nơi biên địa, không bị tà kiến, không phạm bất thiện luật nghi, không sinh vào nhà nghèo khổ.
Vì thế nên biết, nếu người nào muốn đời này, đời sau được quả báo đặc biệt như trên thì phải học pháp môn Tám mạn-đà-la ấy. Nếu người nào muốn được thân hình xinh đẹp, thông minh, lanh lợi; hoặc muốn sinh lên trời Tứ Thiên, thì cũng nên tu học pháp môn Tám mạn-đà-la. Như thế, nếu người nào muốn sinh lên trời Tam Thập Tam, trời Dạ-ma, trời Đâu-suất-đà, trời Hóa Lạc, trời Tha Hóa Tự Tại, cho đến sinh lên trời Đế Thích, trời Phạm Vương, Quỉ Vương, Chuyển Luân Thánh Vương, thì cũng đều nên tu học pháp này. Nếu người nào muốn sinh vào gia đình dòng họ lớn trong đường trời-người, họ hàng thành đạt, tài sản dồi dào, thân tâm an vui, danh tiếng vang xa, dạy bảo điều gì mọi người đều tin theo, là người nổi bậc bậc nhất trong mọi người, thì cũng nên tu học pháp này. Nếu người nào muốn tu tập thành tựu quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, đạo Bích-chi-phật, vào giai vị Bồ-tát, cho đến đạt được A-nậu-đa-la tam-miệu-tam bồ-đề, thì cũng phải thu học pháp môn Tám mạn-đà-la cúng dường này.
Đức Phật nói với bồ-tát lớn Sư Tử Trang Nghiêm Vương:
- Khi ấy, tì-kheo Tì-xà-da Tam-bà-bà, là người lạ ư? Nay chính là bồ-tát Văn-thù-sư-lợi. Trưởng giả Thượng Thí thuở ấy, chính là Phật Thích-ca Mâu-ni. Từ đó đến này Ta đã trải qua nhiều kiếp, tu hành, cúng dường pháp môn ấy, đạt được tất cả công đức, lợi ích như nói ở trên. Ngoài ra, nếu chúng sinh nào tu học theo, thì cũng đều đạt được như những gì Ta đã được.
Này thiện nam tử! Từ khi Ta thực hành đạo bồ-tát đến nay đã trải qua ba a-tăng-kì-kiếp, tu đủ sáu độ và làm lợi ích chúng sinh, thành Đẳng Chính Giác; dùng thế lực quang minh, oai đức phá binh chúng của ma, ấy là sức của ai? Đó là nhờ công đức cúng dường đạo tràng Tám Mạn-trà-la . Vì thế, chúng sinh nào nghe được pháp môn như nói ở trên nên cố gắng tu học. Hoặc dùng hương, hoa, đèn, hoặc dùng thức ăn, thức uống, cờ, lọng, y phục, âm nhạc cúng dường, ca ngợi, lễ bái, phát nguyện sám hối; tùy theo khả năng của mỗi người mà đều được cứu giúp và phúc lợi.
Như tu hành sáu ba-la-mật, thì khi lập đạo tràng, dùng các loại nước thơm rưới nền, hoặc bùn thơm trét lên đất; hoặc lấy nước, đất làm đàn vuông, đàn tròn, là Bố thí ba-la-mật. Khi tu cúng dường, thì thân, khẩu, ý nghiệp không làm khổ não chúng sinh là Giới ba-la-mật. Khi tu cúng dường, hoặc có trùng, kiến, bò vào đạo tràng, dù đã đuổi nhưng chúng vẫn cứ vào; như thế mà nhẫn chịu được thì gọi là Nhẫn ba-la-mật. Khi tu cúng dường, tâm thiện khởi liên tục không gián đoạn, gọi là Tinh tấn ba-la-mật. Tâm không tán loạn, một lòng cúng dường, là Thiền ba-la-mật. Khi hành sự không được để đàn vuông, tràng tròn bị nghiêng lệch và phải biết rõ lúc nào nên lập, lúc nào nên phá, đó là Bát-nhã ba-la-mật.
Này thiện nam tử! Một pháp như thế tùy tâm biến hiện có thể làm đầy đủ sáu ba-la-mật. Ông nên giáo hóa cho tất cả chúng sinh, làm lợi ích lớn, cho đến thành Phật.
Khi Đức Phật nói kinh ấy xong, bồ-tát Sư Tử Trang Nghiêm Vương và các trời, rồng, dạ-xoa, càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lầu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-già, người, chẳng phải người v.v… đều vui vẻ,tin nhận thực hành.


Chú thích:
[1] Phương đàn 方壇: đàn hình vuông. Hình vuông là hình của Địa đại (mặt đất), biểu thị cho sự sinh trưởng của vạn vật. Đàn này được sử dụng trong các pháp Tăng ích, pháp Tức tai, pháp Kính ái.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyện Vãng Sanh - Tập 2


Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)


Vì sao tôi khổ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.36.141 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập