Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch A Nan Thất Mộng Kinh [阿難七夢經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch A Nan Thất Mộng Kinh [阿難七夢經]


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (2) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.04 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.09 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Bảy Giấc Mộng Của A Nan

Việt dịch: Huyền Thanh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

A-Nan (Ānanda) ở tại nước Xá Vệ (Śrāvastī) có bẩy giấc mộng, nên đi đến thỉnh hỏi Đức Phật.
Giấc mộng thứ nhất: Ao nước bốc lửa tràn đầy bầu trời.
Giấc mộng thứ hai: Mặt trời, mặt trăng, mặt trời biến mất. Tinh Tú cũng biến mất.
Giấc mộng thứ ba: Vị Tỳ Khưu xuất gia đi lòng vòng ngay ở trong hầm hào dơ bẩn (bất tịnh). Vị Bạch Y (người cư sĩ) tại gia ló đầu lên đi ra.
Giấc mộng thứ tư: Một đàn heo đi đến xung đột với con yêu quái ở rừng Chiên Đàn.
Giấc mộng thứ năm: Đầu đội núi Tu-Di, nhưng chẳng lấy làm nặng nề.
Giấc mộng thứ sáu: Con voi lớn vứt bỏ con voi nhỏ.
Giấc mộng thứ bảy: Vua Sư Tử Vương tên là Hoa Tản, trên đầu có bẩy sợi lông nhỏ, nằm chết trên mặt đất. Tất cả loài cầm thú nhìn thấy đều sợ hãi. Lại nhìn thấy sâu bọ trong thân đi ra, sau đó ăn nuốt cái xác.
Do mộng ác này, nên đi đến thưa hỏi Đức Phật. Lúc đó, Đức Phật ngự trên giảng đường Phổ Hội tại nước Xá Vệ cùng với vua Ba Tư Nặc (Prasenajit) nói Pháp Khổ (Duḥkha), Tập (Samudaya), Diệt (Nirodha), được Đạo (Mārga)… làm sự ưa thích.
Nhìn thấy A Nan có vẻ lo âu, buồn khổ nên Đức Phật liền nói rằng: “ Ôi ! Giấc mộng của ông đều là việc xảy ra trong đời ác năm Trược [Pañca-kaṣāyāḥ: gồm có Kiếp Trược (Kalpa–kaṣāya), Kiến Trược (Dṛṣṭi-kaṣāya), Phiền Não Trược (Kleśa¬kaṣāya), Chúng Sinh Trược (Satva-kaṣāya), Mệnh Trược (āyuskaṣāya)] thuộc thời đương lai, chẳng tổn hại gì đến ông. Vì sao lại có vẻ lo âu ?”
Giấc mộng thứ nhất: Ao nước bốc lửa tràn đầy bầu trời là thời đương lai, Tỳ Khưu: Tâm lành chuyển ít, ác nghịch lớn mạnh, cùng giết hại nhau chẳng thể xưng tính.
Giấc mộng thứ hai: Mặt trời, mặt trăng, mặt trời biến mất. Tinh Tú cũng biến mất là sau khi Phật vào Nê Hoàn (Nirvāṇa:Niết Bàn) thì tất cả Thanh Văn (Śrāvaka) cùng tùy theo Đức Phật vào Nê Hoàn (Niết Bàn), chẳng trụ ở đời, cho nên con mắt của chúng sinh bị diệt mất.
Giấc mộng thứ ba: Vị Tỳ Khưu xuất gia đi lòng vòng ngay ở trong hầm hào dơ bẩn (bất tịnh). Vị Bạch Y tại gia ló đầu lên đi ra là thời đương lai, Tỳ Khưu ôm giữ sự ganh ghét độc ác, giết hại lẫn nhau, bị Đạo Sĩ chém đầu. Người Bạch Y nhìn thấy, khuyên can nhưng chẳng thuận theo, (Tỳ Khưu) khi chết bị rơi vào Địa Ngục. Người Bạch Y tinh tiến, nên khi chết được sinh lên cõi Trời.
Giấc mộng thứ tư: Một đàn heo đi đến xung đột với con yêu quái ở rừng Chiên Đàn là thời đương lai, người Bạch Y đi vào chùa tháp, chê bai chúng Tăng, tìm cầu chỗ hay (trường) chỗ dở (đoản) của vị ấy, phá Tháp, hoại Tăng.
Giấc mộng thứ năm: Đầu đội núi Tu-Di, nhưng chẳng lấy làm nặng nề là sau khi Đức Phật vào Nê Hoàn (Niết Bàn) thì A Nan sẽ vì một ngàn vị A La Hán, làm vị Thầy đưa ra Kinh Điển, một câu chẳng quên. Người thọ nhận tỏ ngộ cũng nhiều, cho nên chẳng lấy làm nặng nề.
Giấc mộng thứ sáu: Con voi lớn vứt bỏ con voi nhỏ là thời tương lai, Tà Kiến lớn mạnh làm hư hoại Phật Pháp của Ta. Người có Đức đều ẩn mất, chẳng hiện ra.
Giấc mộng thứ bảy: Sư Tử chết là sau khi Đức Phật vào Nê Hoàn (Niết Bàn) một ngàn bốn trăm bảy mươi năm, các Đệ Tử của Ta, tu Tâm của Đức thì tất cả Ma ác chẳng thể gây nhiễu loạn được.
Bảy sợi lông nhỏ là việc xảy ra sau bảy trăm năm.
KINH BẢY GIẤC MỘNG CỦA A NAN _Hết

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 13.59.243.64 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập