Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bách Dụ Kinh [百喻經] »» Bản Việt dịch quyển số 4 »»

Bách Dụ Kinh [百喻經] »» Bản Việt dịch quyển số 4


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Việt dịch (2) » Việt dịch (3) » English version (1) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.42 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.51 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Bách Dụ

Kinh này có 4 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 | Quyển cuối
Việt dịch: Thích Nữ Viên Thắng

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Chuyện 66
Đơm hoa mà không kết trái

Ngày xưa có một người chuyên nghiên cứu học vấn đi biển. Nếu như giảng nói về việc đi trên biển thì hắn nói rõ tường tận "khi gặp gió lớn phải lái thuyền đi như thế nào; gặp nước chảy xiết phải lái thuyền làm sao; khi thuyền cập bến; hoặc thuyền chạy ngược dòng phải ứng phó như thế nào v.v…hắn đều thuộc làu, nói thao thao bất tuyệt" giống như thủy thủ lái tài vĩ đại, làm cho mọi người vô cùng khâm phục.
Gặp việc đúng lúc, khi các thủy thủ ra biển chưa được một tháng thì thủy thủ lái tàu ngã bệnh, bệnh càng ngày càng nặng, cuối cùng anh ta vĩnh viễn ra đi. Vị thuyền trưởng nhìn biển cả mênh mông, chỉ trong thời gian ngắn mất đi thủy thủ lái tàu, mọi người đều buồn lo nhưng không dám nói ra. Lúc đó, gã chuyên nghiên cứu đi biển hùng hồn nói với các thủy thủ:
- Các anh đừng sợ có tôi đây, tôi sẽ lái tàu bảo đảm an toàn.
Mọi người không còn cách nào khác, đành phải giao buồng lái cho hắn điều khiển.
Lúc này, hắn gánh trách nhiệm nặng nề, biết bao mạng người nằm trong tay hắn. Hắn ngồi chễm chệ trong buồng lái ra vẻ ta đây tài giỏi, cũng lái tàu chạy bên này, quẹo bên kia. Tàu chạy được một đoạn thì bị chòng chành, dường như hắn cũng chưa quen điều khiển. Khi tàu sắp cập bến, hắn không phanh tàu dừng lại được, lại chạy thẳng ra ngoài khơi, lao vào đá ngầm. Kết quả, thuyền bị vỡ tan tành, chìm xuống đáy biển, mọi người trên thuyền không còn ai sống sót.
Chuyện 67
Vợ chồng giành ăn

Ngày xưa có cặp vợ chồng nọ rất ham ăn. Một hôm, bà hàng xóm đi chợ mua thức ăn, sẵn dịp bà mua luôn một bao bánh, gặp vợ chồng này bà cho họ ba cái. Vợ chồng chia mỗi người ăn một cái, còn lại một cái, vợ muốn cầm lên ăn, nhưng chồng bảo:
- Ta là chồng của nàng, là trụ cột trong gia đình, nên ta đáng ăn cái bánh này.
Do đó, gã chồng định cầm bánh lên ăn. Mụ vợ liền ngăn lại:
- Đàn ông các anh thường bù khú bên ngoài nhậu nhẹt ăn uống, nên cái bánh này phải nhường cho thiếp.
- Làm phận đàn bà phải biết tam tòng tứ đức[1] bất cứ việc gì đều phải nhường cho chồng, mới là vợ hiền; nàng hãy nhường cho ta ăn cái bánh này.
- Chàng làm chồng phải biết thương yêu vợ, phải quý thân liễu tay yếu chân mềm, mới là người chồng tốt; cho nên, chàng để thiếp ăn cái bánh này.
- Chỉ một cái bánh mà chúng ta tranh cãi hoài, cũng chẳng giải quyết được gì, chi bằng chúng ta thi cá độ một lần nàng bằng lòng không?
- Thi cá độ là như thế nào?
- Chúng ta hãy đặt cái bánh ở giữa, ta ngồi một bên, nàng ngồi một bên, không được cựa quậy, cũng không được nói. Người nào động đậy hay nói trước là thua, người thắng được ăn bánh. Như thế có được không?
- Được! Lời nói như đinh đóng cột nhé!
Do đó, hai vợ chồng ngồi im từ sáng đến tối vẫn không ăn uống, cũng không đi đại tiểu tiện. Lúc đó, có tên trộm đi ngang qua, nhìn thấy vợ chồng ngồi cứng đơ một chỗ, liền lén vào nhà trộm đồ.
Cả vợ chồng đều thấy tên trộm vào, nhưng vì thi cá độ ăn bánh nên ai cũng giả như không thấy, cũng không hỏi không nghe. Tên trộm lấy hết đồ đạc, của cải trong nhà bỏ vô bao, hắn lặng lẽ đi ra, cả hai đều thấy. Lúc này, mụ vợ nhịn không được, quát to lên:
- Thằng chó chết! Đồ đạc trong nhà của chúng ta để tên trộm lấy đi hết mà còn ngồi lì ra đó, mau chạy ra bắt tên trộm đi!
Chồng vui mừng reo lên:
- Hay quá! Ta thắng rồi!
Gã chẳng đếm xỉa đến chuyện bắt tên trộm, chỉ lo đưa bánh vào miệng nhai, còn vênh váo hét to:
- Ta thắng rồi! Ta thắng rồi!
Chuyện 68
Hận thù khó quên

Ngày xưa có anh A. Một hôm trong buổi đãi tiệc, anh bị một đại thần hủy nhục ngay tại chỗ làm cho anh không chịu được. Hắn khinh khi nói:
- Hôm nay, khách của ta đến, đều là những người có địa vị uy tín và biết lịch sự, lễ phép. Chỉ có những kẻ thấp hèn không biết lễ phép, lịch sự không mời mà đến ngồi trong bữa tiệc như thế này; quả thật làm cho chúng ta vô cùng xấu hổ. Kẻ thấp hèn này lại ngồi đối diện với ta, làm cho ta nôn mửa, ăn không vô. Các bạn thấy có xui xẻo không? Ha ha…
Anh giận run lên quát:
- Mày hơn tao được bao nhiêu? Chẳng qua mày được làm quan đương triều, giàu có ở vùng này, nên tỏ ra ta đây chứ gì?
- Mày ở đây mà không phục tao phải không? Không phục thì hãy nếm quả đấm của ông đây!
Do đó, anh A vô duyên vô cớ bị đánh một trận. Anh ta hét lên:
- Mối hận này ta không bao giờ quên.
Vì thế, trải qua hơn mười mấy năm anh ta ăn không ngon, ngủ không yên giấc luôn nghĩ đến mối hận, nhưng chưa tìm được cơ hội báo thù; cho nên, anh ta đau khổ suốt mười mấy năm, lại bị lửa sân hận thiêu đốt ngần ấy thời gian.
Một hôm, tình cờ anh gặp người bạn hỏi:
- Anh A sao thế? Tôi nhìn thấy sắc mặt anh sầu khổ suốt ngày. Anh có tâm sự gì không? Nếu có tâm sự nói ra thử xem, không chừng tôi nghĩ cách giúp được anh đó.
Anh ta được dịp trút hết nỗi oán hờn, ôm hận suốt mười mấy năm; anh ta kể lại đầu đuôi câu chuyện cho người bạn nghe. Người bạn hỏi:
- Vậy anh muốn trả thù phải không?
Anh A đáp:
- Đúng thế! Suốt mười mấy năm, tôi luôn nhớ đến mối thù này. Anh có cách nào giúp tôi không?
- Có rồi, nhưng anh cũng phải trả giá rất đắt.
Người bạn ấp úng không dám nói ra. Anh A hối thúc:
- Anh cứ nói ra đi, cho dù trả giá như thế nào tôi cũng bằng lòng.
Người bạn nói:
- Có một loại ma chú, gọi là chú Tì-đà-la, uy lực rất mạnh, có thể hại được kẻ khác. Nhưng khi anh trì chú, tuy hại được đối phương mà đồng thời cũng hại chính mình. Anh hãy suy nghĩ kĩ có nên đem đau khổ của mình để hại kẻ thù; hoặc đem sinh mạng của mình để hại sinh mạng đối phương.
- Bất cứ giá nào tôi cũng phải trả thù, tôi bằng lòng làm thử việc này.
Do đó, anh ta trì chú Tì-đà-la để trả thù đối phương cũng là hại mình. Kết quả, hai bên cùng chết, tâm sân hận hại người thật là khó trừ.
Chuyện 69
Tính xấu khó sửa

Thuở xưa có một gã thanh niên nhờ cần cù làm việc, sống tiết kiệm trở nên khá giả. Nếu như hắn tiếp tục siêng năng làm việc như thế thì nhất định sẽ giàu nứt đố đổ vách. Nhưng con người có nhược điểm "khi có tiền rủng rỉnh trong túi thì ra tệ nạn". Nếu như hắn lập gia đình chí thú làm ăn thì chẳng có chuyện gì để nói. Nhưng tính xấu của con người đường thẳng không chịu đi lại vào đường gập ghềnh quanh co. Con người khi nghèo thiếu thì lo phấn đấu làm việc tìm cơm ăn, áo mặc, nhà ở; khi cuộc sống đầy đủ, sinh ra cờ bạc, nhậu nhẹt bê tha. Chúng ta học điều tốt thì rất khó, nhưng học theo thói hư tật xấu lại rất dễ dàng. Nếu cứ sống buông thả theo thói quen, nhiễm lâu ngày thật khó bỏ.
Gã thanh niên này, không chỉ biết nhậu nhẹt bê tha mà tất cả thói hư tật xấu của con người hắn đều có đủ, như việc làm thì tự tư tự lợi chỉ biết bản thân mình, một chút cảm thông với mọi người cũng chẳng có, muốn bóc lột mọi người để mình được lợi, dễ nổi giận, tính tình nhỏ mọn, không biết phải trái, thường tranh cãi với mọi người. Nói tóm lại, tất cả thói xấu ở đời, hắn đều hội đủ. Đây là bản tính tự nhiên, hay là thói quen? Là do tiêm nhiễm từ đời này, hay do tích tập từ đời trước?
Chuyện 70
Nếm thử hết trái cây

Ngày xưa có một trưởng rất giàu, thường ngày ông rất thích ăn trái cây. Có một vườn trái cây cách nhà ông không xa, nên ông thường sai người đến đó mua về. Một hôm, ông gọi người hầu mới đến đi mua trái cây. Ông dặn:
- Con hãy lựa những trái chín thơn ngọt, đừng lấy những trái sống chua chát.
Tên hầu ngoan ngoãn đáp:
- Thưa ông chủ! Nhất định con sẽ mua những trái chín thơm ngọt về cho ông.
Tên hầu đến vườn trái cây, liền hỏi chủ vườn:
- Ông ơi! Trái cây ở đây có chín thơm ngọt không?
Chủ vườn đáp:
- Đúng thế! Ở đây chúng tôi bán trái cây đều chín thơm ngọt.
- Ông vui lòng cho tôi nếm thử được không?
- Được! Xin mời anh!
Thế là, tên hầu hái xuống, cắn nếm hết trái này đến trái khác. Kết quả, một đống trái cây, hắn hái xuống đều cắn nếm thử hết. Nếu như hắn nếm thử một, hai trái thì chủ vườn sẽ không tính. Nhưng hắn cắn nếm thử hết một đống trái cây, nên chủ vườn bắt hắn mua hết. Vì thế, hắn mua hết chở về nhà.
Khi hắn về đến nhà, trưởng giả thấy đống trái cây đều cắn qua hết, liền hỏi:
- Việc này là thế nào?
Hắn trả lời:
- Thưa ông chủ! Chẳng phải ông đã dặn con mua tất cả trái cây chín thơm ngọt?
- Đúng vậy!
- Vì thế, mỗi trái con đều cắn nếm thử, bảo đảm với ông đều thơm ngọt tuyệt vời.
- Trái cây mà ngươi đem cắn hết, làm sao ăn được?
- Con không cắn làm sao biết được nó thơm ngọt.
Trưởng giả tức giận đùng đùng nhưng không nói được, ông cũng không biết xử lý đống trái cây này như thế nào cho ổn thỏa, đành sai người ném hết vào đống rác.
Chuyện 71
Nỗi khổ đa thê

Ngày xưa có một ông chồng cưới hai bà vợ. Tục Ngữ có câu: "Nếu như trong nhà lục đục, vì cưới thêm vợ nhỏ", chẳng sai tí nào. Bởi vì, phần đông phụ nữ đều có tính ích kỉ hẹp hòi, lại nổi máu Hoạn Thư rất dữ dằn; đặc biệt là chồng mình muốn chiếm làm sở hữu. Vậy làm chồng cưới thêm vợ nhỏ thì làm sao ăn ngon ngủ yên?
Nhưng ông chồng này có tính nhẫn nại rất giỏi, thường xử sự khéo léo, lo chu đáo cho hai bà vợ, khuyên bà này, an ủi bà kia. Nhưng hai bà vẫn không thông cảm cho ông.
Nếu như hôm nay, ông gần gũi bà lớn thì bị bà nhỏ hờn dỗi nói:
- Chàng là kẻ vô tình vô nghĩa, nếu chàng không yêu thiếp thì đừng cưới. Cưới về lại bỏ rơi thiếp, thật là người vô lương tâm; chúng ta chia tay nhau.
Thế là, ả than khóc ầm ĩ, đòi chia tay. Ông chồng vội an ủi:
- Chẳng phải ta yêu nàng nhất trên đời đó sao? Ta làm điều gì nàng không hài lòng?
Vợ nhỏ ấm ức nói:
- Vợ lớn mới là người chàng yêu nhất, thiếp có gì đâu mà chàng thương.
- Ôi! Té ra nàng đang ghen. Được rồi, được rồi! Người ta yêu chính là nàng.
Ông vừa an ủi bà nhỏ xong. Bà lớn ở bên lại trách:
- Chàng có vợ nhỏ không đoái hoài đến thiếp nữa phải không? Nhớ lại ngày xưa, chúng ta cùng nhau chịu cực khổ, ra sức gầy dựng cơ nghiệp, mới thành tựu cơ ngơi này. Ngày nay, chàng có tiền rủng rỉnh trong túi, đi cưới vợ nhỏ. Qua cầu rút ván phải không?
Ông chồng khổ sở nói:
- Nàng đừng nói thế! Không phải ta rất yêu nàng đó sao?
- Ai mà thèm yêu chàng!
Ông ta vỗ về bà này, bà kia tức giận, dỗ dành bà nọ, bà kia nổi tam bành. Thật là hai bà làm khổ một ông.
Ông gần gũi bà lớn thì bà nhỏ hờn giận, âu yếm với bà nhỏ thì bà lớn nổi máu Hoạn Thư. Một hôm, trong lúc ăn cơm. Bà lớn nói:
- Chàng là kẻ vong ân bội nghĩa, lúc đầu theo đuổi thiếp chàng thề thốt những điều gì. Chàng nói trọn đời chỉ yêu mình thiếp, thiếp mới một lòng chung thủy yêu chàng, không quản cực khổ, ra sức làm việc cùng chàng xây dựng vun bén gia đình ấm êm hạnh phúc. Nay chàng giàu sang, chẳng cần thiếp nữa phải không? Mọi việc đều do con hồ li tinh này mê hoặc, chàng mới đánh mất lương tâm như vậy.
Vợ nhỏ quát ầm lên:
- Ai là con hồ li tinh? Bà ăn nói cẩn thận một chút, bằng không con này không khách sáo đâu nhé!
- Không khách sáo gì? Muốn đánh nhau phải không? Đến đây! Mày không dám đến là con điếm giựt chồng bà.
- Có gì mà sợ chứ! Bà xem đây!
Vợ nhỏ lao vào cấu xé bà lớn. Ông chồng đứng ở giữa không biết xử sự như thế nào, can bà lớn cũng không được, bỏ bà nhỏ cũng không xong. Ông kéo bà lớn ra thì bà nói:
- Ông muốn bên vực con hồ li này phải không?
Ông kéo bà nhỏ cũng la quát:
- Này! Ông muốn bên bà già này đánh tôi phải không?
Thế là, xảy ra cuộc chiến ẩu đả loạn xạ, bà nhỏ lao tới đánh ông chồng, ông chồng với bà lớn đánh bà nhỏ; một lúc sau, ông chồng với bà nhỏ đánh bà lớn. Thật khó phân biệt ai ta, ai địch; cuộc chiến bất phân thắng bại. Đúng là hai bà làm khổ một ông.

Chuyện 72
Che giấu sai lầm

Ngày xưa có một đôi vợ chồng trẻ. Một hôm, vợ muốn trở về nhà mẹ đẻ, nên rủ chồng cùng đi. Vợ nói:
- Chàng ơi! Lần này chúng mình về thăm quê, chàng nhớ lịch sự, lễ phép nhã nhặn với cha mẹ, bà con, bạn bè; không được nói năng cộc lốc, làm mất mặt thiếp nhé!
Chồng đáp:
- Ta biết rồi! Nhất định không làm nàng thất vọng đâu.
Về đến nhà vợ, chồng liếc đông, ngó tây, đi chỗ này, đến chỗ kia. Bất giác anh ta đến kho gạo, nhìn thấy gạo trắng nõn nà, thơm phức; bỗng anh ta cảm thấy đói bụng, liền vốc một nắm bỏ vào miệng. Ngay lúc đó, vợ đi vào, anh ta nuốt không được mà nhả ra cũng không ổn.
Vợ nhìn thấy chồng mặt mày nhăn nhó khổ sở, liền lo lắng hỏi:
- Chàng sao thế? Trong người không được khỏe hả?
Chồng ngậm một miệng gạo không trả lời được. Vợ nghi ngờ bước đến thấy hai bên má của chồng sưng vù, nên hốt hoảng hỏi:
- Chàng bị đau răng phải không? Thiếp mời thầy thuốc đến khám nhé!
Vợ lập tức lôi chồng đến gặp cha nói:
- Thưa cha! Chồng con không biết bệnh gì mà hai bên má sưng vù; cha mau cho người mời thầy thuốc đến khám bệnh cho chàng.
Vợ luôn theo sát chồng, cho nên anh ta không có cách nào nhổ gạo ra được. Anh ta lo lắng nghĩ: "Tiêu rồi! Ta phải làm cách nào?".
Thầy thuốc đến khám bệnh cho anh ta xong, bảo:
- Anh ta vô cớ bị trúng độc phải phẫu thuật gấp, bằng không nguy hiểm đến tính mạng.
Thầy thuốc mổ ra chỉ có gạo, mọi người mới biết anh ta ăn vụng. Cả ba người đều lâm vào cảnh khó xử. Cha vợ nói cũng không được –vì một nắm gạo, có đáng giá gì mà nói anh ta; không nói cũng không đúng, tại sao anh ta không nói sớm, báo hại mọi người một phen hoảng hồn. Chàng rể cũng xấu hổ -vì ăn vụng gạo; lại làm cho mọi người lo lắng vô ích. Thầy thuốc cũng quê độ -thầy nói anh ta vô cớ trúng độc, mổ ra chỉ có gạo. Cho nên, mọi người đều không dám nói ra, kết quả ai nấy đều bực mình mà giải tán.
Chuyện 73
Anh hùng giả chết

Ngày xưa có một kị sĩ rất thích cưỡi ngựa, nhìn tướng mạo bên ngoài, hắn có chút uy phong lẫm liệt. Nhưng thật ra, hắn chưa học qua võ thuật mà lại đi khoác lác xưng ta là anh hùng vô địch trong thiên hạ. Lúc đó, trong thôn thường bị bọn giặc cướp rừng xanh lộng hành, làm cho nhân dân trong thôn đều rất sợ hãi; ai nấy đều lo sợ bọn chúng xông đến nhà mình. Vì thế, thôn trưởng liền mời các vị anh hùng để chỉ huy dân chúng đánh bọn giặc. Gã thanh niên này hùng hồn tuyên bố: "Có gì mà sợ, tôi sẽ đánh bọn chúng tan tác tả tơi".
Một đêm, hắn chỉ huy một đội dân làng, xông thẳng vào sào huyệt của bọn địch. Nhưng đi giữa đường thì chạm trán bọn chúng, bọn chúng sắp đột nhập vào thôn để cướp bóc. Hắn liền hô lớn: "Nào các anh em! Xung phong…Chúng ta hãy giết sạch bọn cướp này". Nhưng hắn lại sợ hãi lén lùi lại phía sau để mọi người xông lên; nhưng bọn thổ phỉ chém càn tiến lên phía trước, không để mọi người chống đỡ. Hắn đành phải giả té xuống ngựa, nằm giả chết trong đống tử thi. Khi trận chiến kết thúc, hắn chặt đuôi một con ngựa chết, trở về thôn nói với mọi người:
- Trong đêm tối đánh nhau với bạn cướp, bị tan rã hàng ngũ; chỉ còn mình tôi đuổi giết bọn cướp, bọn cướp bắn chết ngựa của tôi, nên tôi không thể đuổi theo bọn chúng, đành phải chặt đuôi con ngựa yêu quý đem về.
Trong đó, có một thanh niên hỏi:
- Thủ lĩnh! Khi xuất phát, ngựa của ông màu trắng; vì sao ông lại đem về đuôi ngựa màu đen?
Hắn ấp a ấp úng không trả lời được. Mọi người mới biết hắn chỉ có danh hư bề ngoài, thực chất không có tài cán gì, lại rất sợ chết.
Kẻ giả tài giỏi, giả quân tử, giả anh hùng; cuối cùng cũng bị mọi người biết rõ. Việc gì phải chuộng chút sĩ diện một lúc, mà bị mọi người xa lánh mãi mãi?
Chuyện 74
Gỉa làm trang nghiêm

Thuở xưa, người dân Ấn Độ đa số đều tin theo bà-la-môn giáo. Bọn tăng lữ của bà-la-môn giáo được mọi người cúng dường đầy đủ, nên về sau họ dần dần lười biếng tu hành, sống bừa bãi. Có rất nhiều người không giữ quy củ của đạo, làm ô uế tăng lữ. Có người hình dáng tu hành nhưng không trang nghiêm. Có người sống tùy tiện vô kỷ luật. Có người y phục rách rưới và dơ bẩn, giống như dòng dõi thấp hèn. Bà-la-môn vốn là dòng dõi cao sang quý tộc. Như thế, có khác gì dòng dõi thấp hèn.
Nhà vua nghe được tin này, liền truyền lịnh: "Tất cả tăng lữ của bà-la-môn giáo phải tinh tiến học đạo tu hành, phải trang nghiêm thanh tịnh; nếu không thì trở về thế tục, để họ sống theo dòng họ thấp hèn". Nhà vua vừa ban lịnh, bọn chúng khẩn trương thực hành. Những kẻ ăn mặc rách rưới thì mặc y phục mới. Kẻ sống dơ bẩn thì lo đi tắm rửa sạch sẽ. Kẻ lười biếng lo tinh tiến tu hành. Nhưng thói quen lâu ngày khó sửa, bọn chúng làm theo mệnh lịnh bề ngoài, bên trong vẫn lén lút sống dơ bẩn, vô kỉ luật.
Có tên oán trách nhà vua nói: "Nhà vua không lo việc lớn, lại đi lo ba chuyện lặt vặt của chúng ta. Chúng ta sống dơ hay sạch liên gì đến vua chứ; làm sao vua có thể mỗi ngày theo giám sát sự sinh hoạt của chúng ta?". Do đó, bọn chúng vẫn sống vô kỉ luật và dơ bẩn như cũ.
Mỗi khi đi ra ngoài, hoặc ở trước mọi người, bọn chúng giả làm ra vẻ trang nghiêm, đĩnh đạc, nhưng bên trong thì ngược lại. Bọn chúng vốn là thầy tôn giáo phải trang nghiêm thanh tịnh, phải làm mẫu mực cho mọi người, làm tấm gương ở thế gian. Nhưng có người chỉ vì cuộc sống, vì sự cúng dường của mọi người mà bọn chúng giả tạo bề ngoài. Thật sự là dối mình lừa người.
Chuyện 75
Sai một ly đi một dặm

Ngày xưa có một gã nông dân nuôi một con lạc đà, nó giúp hắn vận chuyển hàng hóa. Tính tình lạc đà hiền lành và nhẫn nại, gặp lúc đi đường xa nó vẫn chịu đói khát, suốt mấy ngày nó không có gì ăn vẫn không hề gì; cho nên, gã nông dân chăm sóc nó rất kĩ. Lúc đầu, hắn cho nó ăn cỏ tươi, nhưng sau đó hắn thấy đối xử với nó như vậy là không công bằng, vì nó chịu cực khổ như thế, phải cho nó ăn lúa gạo mới đúng. Hắn nghĩ phải đem cái vò báu của ông bà để lại, đựng lúa gạo cho nó ăn, để bày tỏ lòng yêu thương nó.
Sáng kiến đã định, hắn đem cái vò báu của ông bà để lại, đựng lúa gạo cho lạc đà ăn, cho rằng như thế là thương yêu nó. Hắn không biết, khi con lạc đà duỗi đầu vào trong cái vò để ăn thì nó không rút ra được. Hắn lo lắng nói:
- Phải làm thế nào bây giờ? Ai có thể kéo đầu con lạc đà ra được?
Mọi người kéo đến xem sự việc xảy ra. Trong đó, có một ông cụ bảo:
- Chú mày hãy cầm búa đập vào đầu nó, có thể kéo ra được không?
Hắn cho là có lý, nên đi vào nhà cầm búa ra đập đầu con lạc đà. Nhưng đầu lạc đà kéo ra được thì cái vò báu bị bể và con lạc đà cũng chết ngay tại chỗ "làm một việc mất cả hai". Từ đó, hắn không còn lạc đà giúp hắn làm việc "làm một việc mất cả ba". Bắt đầu từ đó, hắn lâm vào cảnh khốn khổ "làm một việc mất cả bốn". Cuối cùng, hắn lưu lạc khắp nơi, lang thang khắp đầu đường xó chợ "làm một việc mất nhiều thứ".
Gã nông dân này, tự cho mình thông minh, chỉ cần một câu nói hại người dễ dàng. nhưng hắn không có trí huệ, không biết đúng-sai, không biết khinh-trọng, mới dẫn đến kết cục như vậy.
Chuyện 76
Si mê công chúa

Thuở xưa có gã thanh niên ở vùng nông thôn, chất phác thật thà, quanh năm cần cù cày sâu cuốc bẩm, nên trở thành người khá giả, cuộc sống của hắn trôi qua bình yên. Nhưng ở đời khi người ta đầy đủ vật chất thì sinh ra thói hư tật xấu. Gã thanh niên này có đầy đủ cơm ăn, áo mặc, nhà ở nên nghĩ đến chuyện lập gia đình, lập nghiệp. Nhưng hắn nhìn kĩ trong thôn chẳng có cô gái nào hợp ý. Mặc dù hắn chưa đạt được giàu sang nổi tiếng, nhưng cuộc sống cũng yên ổn, an cư lạc nghiệp.
Gã thanh niên quanh quẩn trong thôn đã lâu, nên đi nơi khác để thư giãn tâm hồn, ngắm nhìn phong cảnh mọi nơi. Một hôm, hắn đi đến thành phố. Khi đi ngang qua hoàng cung, hắn chợt thấy công chúa, dung nhan xinh đẹp tuyệt trần. Hắn bị sắc đẹp của công chúa cuốn hút, quên mất thân phận mình là ai? Hắn đứng ngơ ngẩn rất lâu, công chúa đi rồi, hắn mới chợt tỉnh. Tuy hắn đã trở về làng quê, nhưng ngày đêm hắn cứ mơ tưởng đến hình ảnh công chúa đang hiện trước mặt. Từ đó, hắn luôn dệt mộng đẹp ái tình.
Trước đây, khi chưa gặp được công chúa, hắn vui thích sống cảnh đồng ruộng, vui mừng khi lúa được mùa. Sau khi, thấy được công chúa, hắn không còn thích thú công việc đồng áng và hớn hở khi được mùa. Suốt ngày đêm, hắn chỉ nghĩ nhớ đến công chúa là niềm hạnh phúc của hắn. Nhưng hạnh phúc ảo tưởng làm sao đạt được? Ban ngày hắn nằm dài trên giường ngắm nhìn bức tranh treo trên tường, giống như công chúa đang mỉm cười với hắn; ban đêm, hắn nằm mộng thấy cùng công chúa chạy nhảy vui đùa. Vì thế, làm cho hắn lúc nào cũng dệt mộng đẹp, cuộc sống vinh hoa phú quý, bên người vợ kiều diễm xinh đẹp.
Khi con người đang sống trong cơn mộng tình ái thì không có quan niệm sang hèn; huống gì hắn đang si tình đơn phương, đối tượng hắn nghĩ đến là công chúa con nhà hoàng tộc, còn hắn là nông dân cày sâu cuốc bẩm nghèo cùng. Do đó, sức khỏe hắn ngày càng tiều tụy, luôn sống trong mộng đẹp tình ái. Hắn hạnh phúc hay đau khổ cũng chưa biết rõ. Có người bạn thức tỉnh hắn nói:
- Anh đừng có si mê như vậy, phải biết thân phận của mình là gì? Nếu như anh thích cô nào trong thôn thì chúng tôi sẵn sàng giúp anh làm mai mối. Còn công chúa thì anh không nên yêu cuồng si, ảo tưởng như vậy.
Nhưng con người là một động vật rất kì lạ, những thứ người ta không đạt được thì càng muốn chiếm hữu. Kết quả, hắn mắc bệnh cuồng si.
Một hôm, những người bạn thân họp lại để bàn bạc cứu chữa bệnh si tình của hắn. Có người nói:
- Đây là tâm bệnh, thầy thuốc đành bó tay.
Có người bảo:
- Tâm bệnh vẫn có thuốc chữa được.
Có người đưa ý kiến:
- Chỉ cần chúng ta biết mở sợi dây tình cảm trói buộc là được.
Cuối cùng mọi người thống nhất ý kiến nói với anh ta: "Chúng tôi đã cử người đến hoàng cung bàn chuyện cầu hôn, công chúa đã bằng lòng lấy anh; chỉ là công chúa còn đi học, nàng bảo anh hãy giữ gìn sức khỏe, vài ba năm sau sẽ tính chuyện cưới hỏi". Như thế, làm cho tinh thần hắn ổn định sau đó tính nữa".
Hắn nghe công chúa đồng ý lấy mình, nên vui mừng khôn xiết, liền ngồi dậy nói:
- Cảm ơn các bạn nhiều lắm! Mặc dù hiện tại tôi không thể gặp mặt công chúa, nhưng nàng đồng ý lấy tôi; tương lai tôi được sống mãi mãi bên nàng, sẽ hưởng hạnh phúc ngọt ngào, những tháng ngày ân ái thỏa thích. Tôi còn mong ước điều gì nữa?
Từ đó, hắn khỏi bệnh. Nhưng ngày tháng trôi qua, tin tức về công chúa vẫn mịt mù tăm cá, hắn chỉ mơ tưởng mà thôi.
Chuyện 77
Cầu linh dược

Ngày xưa có một gã nông dân, không biết hắn nghe tin đồn nhảm từ đâu, nói sữa lừa có thể trị bá bệnh, lại còn làm cho thân thể mạnh khỏe "có bệnh trị bệnh, không bệnh bồi dưỡng thân". Cũng có người nói hùa theo: "Sữa lừa chẳng những bồi dưỡng sức khỏe mà còn trị những bệnh nan y như ung thư, tai biến mạch máu, bệnh xơ gan v.v…đều chữa khỏi. Trẻ con mắc bệnh đậu mùa, muốn đề phòng bệnh này thì uống sữa lừa có thể ngăn ngừa được vạn bệnh". Mỗi người thêm một câu, miêu tả giống như thuốc tiên trên trời, uống một viên có thể trẻ mãi không già.
Có người thêu dệt thêm, nói: "Sữa lừa giống như linh đan diệu dược, người bị tai điếc uống vào liền nghe được; người bị mù liền sáng; người điên được tỉnh; người chết sống lại v.v…". Họ nói đủ điều tốt đẹp suốt cả ngày, giống như thuốc tiên trên trời linh nghiệm cũng không bằng sữa lừa. Có người nghe như vậy muốn có liền, nên nói: "Chúng ta phải làm thế nào có được sữa lừa?". Ngay lúc đó, có người dắt một con lừa đi ngang qua. Mọi người nhìn thấy con lừa, liền chạy đến bao vây nó.
Có người vắt tai con lừa để lấy sữa. Có người vắt đuôi nó. Có người vắt khắp thân, nhưng chẳng ai được sữa. Trong đó, có một người vắt bộ phận sinh dục của nó chảy ra được một chút nước tiểu. Hắn hớn hở vui mừng hét to: "Vắt được rồi! Vắt được rồi! Đây chính là sữa lừa thật sự". Mọi người cho là sữa lừa nên tranh nhau vắt. Cuối cùng được một li rất nhỏ, nhưng bán ra được mấy trăm lượng vàng mà cung vẫn không đủ cầu. Khi mọi người uống nước tiểu lừa thì như thế nào? Chẳng có người nào đạt được hiệu quả, nhưng không dám nói. Người tác dụng tâm lý, nên có chút linh nghiệm, liền loan truyền thêu dệt thêm: "Sữa lừa thật là linh, tôi mắc bệnh nan y kia, uống sữa lừa vào khỏi liền". Ai nấy đều hùa theo, một đồn mười, mười đồn trăm. Tục Ngữ có câu: "Một thằng mù dắt một đám người mù". "Một con chó sủa bóng, trăm con chó sủa theo". "Một người truyền hư, trăm người truyền thực". "Lời có ích không ra khỏi cửa, lời nói bậy truyền đi nghìn dặm". Càng đồn càng đi xa.
Chuyện 78
Uổng công đi và về

Ngày xưa có một ông già giàu nứt đố đổ vách. Ông có một người con trai rất thông minh và hiếu thuận. Bất kì anh ta làm việc gì cũng được cha khen ngợi. Như khi ông đi xa trở về nhà mệt mỏi, anh ta chuẩn bị giường nằm sạch sẽ để ông nằm nghỉ. Lúc ông khát nước, anh ta liền đem ly trà đá đến. Mùa đông lạnh rét, anh ta đem áo lạnh cho ông mặc; mùa hè nóng bức thì anh ta bưng thau nước mát đến để ông lau rửa v.v…Anh ta hầu cha rất tỉ mỉ, làm ông hài lòng vô cùng. Vì thế, người cha và mọi người trong thôn luôn khen ngợi anh ta.
Một hôm, người cha bảo:
- Này con! Cha đã già rồi, tương lai con sẽ kế thừa tài sản cha để lại. Cha có rất nhiều đất đai và cơ sở xây dựng ở vùng khác, cho nên mỗi năm phải đi ghi sổ và thu thuế, đợi đến ngày mai cho đem con đi để biết cách làm việc và biết đất đai ở các nơi, sẵn dịp cha con mình thu tiền thuế luôn.
Đến sáng hôm sau, khi trời chưa sáng, người con tự ý một mình đi thu thuế. Nhưng anh ta đến nơi, không có sổ sách ghi tên người, cũng không biết người nào mắc nợ; cho nên anh ta lêu lỏng cả ngày rồi về nhà. Người cha ở nhà tìm con hoài không biết đi đâu, đến tối thấy anh ta trở về, người cha liền hỏi:
- Ngày nay con đi đâu?
Anh ta đáp:
- Thưa cha! Con sợ cha tuổi cao, sức yếu đi đường xa cực nhọc, nên con đi một mình đến đó thay cha thu thuế và tìm hiểu tình hình công việc.
- Không có cha cùng đi, làm sao con thu thuế được? Vả lại không có cha giới thiệu, giải thích, con cũng không thể nào biết rõ tình hình công việc.
Người con này chẳng phải uổng công đi và về?
Người con tự cho mình là thông minh, có thể thay cha làm việc. Kì thật, có việc cũng cần sự giúp đỡ của người khác, bằng không uổng công một chuyến đi.
Chuyện 79
Công tử bưng ghế

Ngày xưa có một hoàng tử sống trong nhung lụa, nên cho rằng công việc bưng ghế cực nhọc là việc của những người nô lệ thấp hèn. Ta là hoàng tử được quyền hưởng hạnh phúc vinh hoa, phú quý nhất ở cõi trần.
Một đêm, mọi người trong cung đã ngủ say, nhà vua ra vườn ngự uyển ngắm nhìn cảnh đẹp ban đêm, liền bảo hoàng tử bưng ghế đến cho vua ngồi. Hoàng tử thưa:
- Tâu phụ hoàng! Bưng ghế là việc của bọn nô bộc hạ tiện, con là hoàng tử, làm sao có thể bưng ghế được?
Nhà vua bảo:
- Nô bộc cũng là người, hoàng tử cũng là người; tại sao nô bộc bưng ghế được, hoàng tử thì không bưng ghế được?
- Tâu phụ hoàng! Con người có sang-hèn, vật có thật-giả, tốt-xấu. Làm sao giống được?
- Được rồi! Ngươi không bưng thì thôi.
Nhà vua cũng không ép buộc hắn.
Không lâu, nhà vua đem binh chống lại quân địch. Chẳng may, trong một trận càn đánh nhau khốc liệt, vua bị tử trận và đất nước cũng bị diệt vong. Hoàng tử tôn quý ngày nào, cũng lo chạy trốn trong đám người tị nạn. Lúc đầu ở trại tị nạn, ai cũng ăn uống đạm bạc kham khổ. Hoàng tử sống trong cung quen ăn ngon mặc đẹp, tất nhiên ăn không nổi. Trải qua vài ngày chàng đói mờ mắt, than trời không linh, trách đất không ứng, đành phải cố gắng nuốt một ít. Qua một thời gian, chàng ta cũng thích ứng cuộc sống hiện tại.
Trước đây, hoàng tử không hề làm việc gì, có kẻ hầu người hạ đem cơm nước dâng đến tận răng. Nay không đi làm thì phải chết đói; cuối cùng, chàng tìm đến một xí nghiệp sản xuất ghế, công việc của chàng làm là bưng ghế, mới có thể duy trì được cuộc sống. Bưng ghế là công việc mà trước đây mà chàng không đồng ý làm, không ngờ hiện nay chàng là công nhân bưng ghế. Rốt cuộc là tạo hóa trêu người phải không? Hay là số phận an bày? Hay là nhân quả tuần hoàn? Chúng tôi để các vị tự đoán nhé!
Chuyện 80
Dùng phương pháp đảo lộn

Ngày xưa có một thanh niên rất mạnh khỏe, bất kì công việc nặng nhọc nào, anh ta đều làm nhanh gọn; nhưng không biết vì sao anh ta mắc chứng bệnh trĩ nội. Khi bệnh phát tác làm anh ta đau đớn vô cùng, không còn tha thiết sống. Anh ta bảo các bạn:
- Quả thật tôi rất đau đớn, không cách gì chịu đựng nổi. Các anh hãy làm cho tôi chết, tôi van xin các anh đó!
Mọi người khuyên:
- Anh hãy cố gắng chịu đau một chút, chúng tôi đã cử người đi mời thầy thuốc rồi.
Một lúc sau, thầy thuốc đến, khám bệnh cho anh ta rồi hỏi:
- Bệnh của anh ta khi phát tác rất đau đớn phải không?
Mọi người đáp:
- Thưa thầy, đúng vậy! Xin thầy hãy bán thuốc hay nhất để trị bệnh cho anh ta.
- Bệnh này phải dùng phương pháp nhét thuốc vào, mới có hiệu quả; nhưng tôi có thuốc mà quên mang dụng cụ để nhét vào. Các anh đợi tôi về nhà lấy nhé!
Thầy thuốc vừa đi thì bệnh lại phát tác, anh ta lăn lộn trên giường rên la:
- Các anh hãy đem thuốc nhanh lên cho tôi uống đi, nếu không tôi sắp chết mất.
Mọi người không nỡ nhìn thấy anh ta đau đớn như thế, nên đem thuốc đến và nói:
- Thầy thuốc dặn thuốc này nhét vào hậu môn mới có hiệu quả.
Anh ta bảo:
- Mặc kệ, các anh cứ cho tôi uống trước, rồi tính sau.
Thuốc này có công dụng chỉ xức bên ngoài mà anh ta đem uống vào, nên vừa uống xong, bụng to như cái trống chầu. Anh ta vốn đau ở hậu môn, hiện tại lại đau thêm trên bụng, khổ càng thêm khổ, muốn sống không được, cầu chết cũng không xong. Lúc này, thầy thuốc trở lại. Anh ta réo lên:
- Thầy ơi! Nhanh lên, tôi đau bụng quá, không chịu nổi.
Thầy thuốc ngạc nhiên hỏi:
- Ủa! Không phải anh mắc bệnh trĩ à? Vì sao lúc này lại đau bụng?
- Vì tôi uống thuốc của thầy nên mới ra nông nỗi này.
- Tôi đã dặn rồi, thuốc này dùng để nhét mới có hiệu quả. Vì sao anh lại đem nó uống?
Vì thế, thầy thuốc phải cho anh ta uống thuốc súc ruột. Vừa uống xong, anh ta nôn ói và tiêu chảy ra hết. Sau khi, để anh ta nằm nghỉ ngơi một lúc, thầy thuốc lại nhét thuốc vào hậu môn. Anh anh tốn phí rất nhiều sức lực bệnh mới thuyên giảm.
Chuyện 81
Trút giận sang người khác

Ngày xưa có một nông dân cần cù chăm chỉ làm việc đồng áng. Một hôm, ông dắt con trai đi thăm ruộng nhà. Ông có dụng ý vừa muốn con trai biết ruộng nhà, vừa đi giải khuây. Vô tình, hai cha con đi vào rừng, người cha ngồi bên gốc cây nghỉ ngơi, con trai lại đi thẳng vào rừng sâu. Bỗng chú bé chợt thấy mèo rừng, cáo rừng, lại thấy con cọp đuổi theo heo rừng; cuối cùng chú gặp một con gấu đen, vì sợ quá nên chú bỏ chạy. Do chú bỏ chạy, gây lên tiếng động, con gấu biết có người nên đuổi theo, nó lao tới vồ trên vai chú bé. Chú sợ hãi chạy lao về phía trước, vừa chạy vừa la lớn: "Gấu đen đến rồi! Gấu đen đến rồi! Hãy cứu tôi với!".
Chú bé la vang cả khu rừng, gặp cha chú thở hổn hển nói:
- Cha ơi! Con vừa bị gấu đen vồ trên vai. Cha xem thử trên vai con có bị chảy máu không?
Người cha nhìn thấy trên bả vai con bị thú dữ cào bị thương, ông ta tức giận vô cùng liền cầm cung tên đi thẳng vào rừng. Ông không thấy loài thú dữ nào mà gặp tiên nhân tu đạo, râu tóc dài trắng xóa. Ông ta không hỏi rõ đầu đuôi, liền lắp tên vào cung chuẩn bị bắn vào tiên nhân. Chú bé chạy theo sau, liền ngăn lại nói:
- Cha ơi! Vị này không phải thú dữ đã hại con bị thương.
Người cha hỏi:
- Chẳng phải người này râu, tóc dài đó sao?
- Cha à! Bờm, lông dài là loài thú. Ông này là người, lại là người tốt tu đạo. Tại sao cha lạị giết một người tốt như thế?
Gã nông dân này không biết lại hồ đồ, hoặc trút giận vào người khác. Ông muốn giết tiên nhân mà không phân biệt đúng sai.
Chuyện 82
Người rừng gieo lúa

Thuở xưa có một người rừng không biết cách làm ruộng. Một hôm, hắn xuống vùng người kinh, hắn nhìn thấy đồng ruộng lúa non xanh mơm mởm thẳng cánh cò bay thật là đẹp mắt. Hắn vô cùng ngưỡng mộ, tự nói: "Đồng lúa này thật là xinh đẹp, nhất định có người gieo trồng, mới đẹp như thế. Nếu như ta học cách gieo lúa thì sẽ có một đồng lúa xanh mơm mởm như thế chăng?". Do đó, hắn đi tìm nông dân để chỉ bày phương pháp làm ruộng.
Người nông dân nói:
- Việc này chỉ cần anh cày ruộng, ban đất cho bằng phẳng, gieo lúa giống xuống, rồi bón phân. Nếu khi có cỏ mọc thì anh phải nhổ sạch cỏ, qua một thời gian lúa sẽ lớn lên, xanh mơm mởm.
Người rừng nghe nói như vậy rất vui mừng. Hắn trở về nhà, bắt đầu cày ruộng, ban cho bằng phẳng, đất bằng phẳng rồi, đáng lẽ gieo lúa giống xuống thì hắn lại thuê rất nhiều người đến giẫm đạp xuống, lại dùng khúc gỗ tròn lăn trên đất, làm cho đất cứng lại.
Việc gieo lúa giống xuống, đối với người nông dân rất dễ dàng; nhưng hắn lại suy nghĩ rất nhiều thời gian. Hắn cho rằng tự mình lội xuống ruộng gieo lúa giống sẽ để lại nhiều dấu chân, lại sợ đạp lún lúa giống xuống, nên hắn không dám lội xuống ruộng. Hắn đi thuê bốn người khiêng một cái giường, hắn ngồi trên đó gieo lúa giống xuống ruộng. Hắn không biết tuy mình không lội xuống ruộng, nhưng bốn người khiêng chiếc giường có tám chân phải lội xuống ruộng khiêng hắn, tất nhiên phải giẫm đạp xuống. Như thế ruộng có bằng phẳng không? Đất càng giẫm càng cứng, lúa giống gieo xuống khó mà nảy mầm được, phơi nắng tất nhiên sẽ chết.
Chuyện 83
Mạnh hiếp yếu

Ngày xưa, có một người nuôi một con khỉ. Khỉ là động vật rất thông minh và lanh lợi, chỉ cần chúng ta đối xử tốt và thân thiện với nó thì nó hiểu được. Bất kì chúng ta dạy nó mặc áo, đội mũ; hoặc phụ trèo cây hái trái, nó đều làm rất tốt; cho nên, chủ nhân rất hài lòng nó. Ông chủ này trồng rất nhiều cây ăn trái, nên ông huấn luyện khỉ trèo cây hái trái, nó cũng hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.
Con khỉ biết quan sát sắc mặt vui-buồn của ông chủ. Có lúc trèo hái cây, nó chuyền từ cây này sang cây khác, nghịch ngợm vui đùa với ông chủ, không chịu làm việc. Khi đó, nếu như ông chủ nạt một tiếng, nó ngừng đùa giỡn, vội đi hái trái cây.
Khi hái trái cây, nó biết phân biệt trái nào chín, trái nào sống. Một hôm, nó cố ý hái trái sống, ông chủ liền cầm trái cây gọi nó xuống, nó nhìn qua biết ông chủ đang giận, biết mình phạm lỗi nó vội tụt xuống, ông chủ cầm hai trái đặt trước mặt nó nói: "Ngươi xem! Trái cây này còn sống, vì sao lại hái xuống?". Ông chủ véo mạnh vào tai nó, nó đành phải ôm đầu chạy. Người có tâm oán hận, con khỉ thông minh cũng như vậy. Nó cũng đành chịu, nhưng trong lòng luôn nhớ.
Lúc trở về nhà, có chú bé chạy ngang qua, khỉ còn giận, nên véo vào tai chú bé hai cái. Đây có phải là mạnh hiếp yếu không?
Chuyện 84
Nguyệt thực đánh chó

Thuở xưa ở một địa phương nọ, nếu gặp lúc nguyệt thực thì liền đánh chó làm cho mọi người không hiểu gì cả. Vì sao họ lại đánh chó? Theo truyền thuyết, chó ăn mặt trăng; cho nên mới bị nguyệt thực. Tại sao chó nuốt được mặt trăng? Đây là một loại truyền thuyết mê tín.
A-tu-la là người, đại biểu hung ác và tàn bạo nhất thế gian, phúc báo của họ cũng rất lớn, chuyện cơm ăn, áo mặc, đi đứng họ giống như người ở cõi trời, chỉ là tâm sân hận và ganh tị thì rất nặng. Thần thông của họ có thể lớn thu nhỏ, nhỏ hoá lớn. Vì thế, mỗi lần họ đánh nhau với chư thiên; nếu bị thua, họ ẩn trốn trong lỗ ngó sen dưới đáy nước, mới thoát được khổ nạn bị chư thiên đuổi theo giết chết.
Nếu a-tu-la không đánh với chư thiên thì phúc báo của họ lớn vô cùng. Có lúc, vua a-tu-la mời thần đến cung điện uống rượu, nghe nhạc và nghe con gái của a-tu-la ca hát, nhảy múa, cũng là cách hưởng thú vui.
Một hôm, a-tu-la ở trong cung đang xem ca múa, bất giác mơ màng ngủ mê, bỗng nhiên tỉnh lại, cảm thấy mặt trăng chiếu thẳng vào mắt. A-tu-la liền lớn tiếng bảo: "Mặt trăng chiếu thẳng vào mắt ta, các người mau đi che lại cho ta". Bộ hạ của vua a-tu-la và các hạ thần vội vàng đến che mặt trăng.
Mặt trăng chiếu sáng khắp trần gian, bỗng nhiên bị tối sầm lại, mọi người nhìn thấy đám mây đen giống như con chó nuốt mặt trăng; cho nên bảo nhau: "Chó cõi trời nuốt mặt trăng, trăng sáng mới bị nguyệt thực". Do đó, mọi người liền đánh chó. Nhưng chó cõi trời nuốt mặt trăng có liên quan gì đến chó cõi người không? Từ đó, ở trần gian trở thành phong tục tập quán "Nguyệt thực đánh chó".
Chuyện 85
Đau khổ vì bệnh mắt

Ngày xưa, có một phụ nữ, vì không được sự giúp đỡ của gia đình, nên không được học hành đến nơi chốn, chẳng có nghề nghiệp để mưu sinh. Do đó, nàng sống qua ngày bằng nghề ai thuê gì làm nấy. Nhưng không may nàng mắc bệnh đau mắt rất nặng, rốt cuộc việc đi làm thuê cũng không làm được. Thường ngày, nàng bị mọi người mắng chửi, ức hiếp đau khổ vô cùng, nhưng không biết tỏ nỗi lòng cùng với ai.
Một hôm, nàng gặp một cô gái có học vấn, hiểu biết, liền than thở:
- Em ơi! Làm người có đôi mắt sáng, thật hạnh phúc biết bao!
Cô gái khuyên:
- Này chị! Không hẳn là như thế. Người có đôi mắt sáng, hàng ngày nhìn thấy những chuyện giả dối, lừa đảo tạo ác nghiệp ở thế gian; nhìn thấy những kẻ gian trá, nham hiểm mà muốn tránh xa; lại thấy những kẻ quan chức tham ô tự đánh mất nhân cách và đạo đức, ba ngày ăn cơm không nổi. Chi bằng không thấy là tốt hơn.
- Em ơi! Chị mong ước được có đôi mắt sáng để nhìn mặt tốt đẹp cuộc đời, ai nấy đều lương thiện, ai cũng đối xử với nhau tình cảm đậm đà, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp hoạn nạn. Còn những kẻ làm chuyện phạm pháp, gian trá thì chị như không nhìn thấy, để họ "ngựa dữ gặp kị sĩ hung". Chị luôn thương xót họ, tương lai phải chịu báo ứng; lại còn, nhiều đời nhiều kiếp khó mà được siêu thăng. Em nói đi, họ có đáng thương không?
- Em là người sáng mắt, nhưng vẫn hay bị đau, thường đau dữ dội.
- Em bị đau mắt suốt cả ngày, hay đau từng cơn?
- Tất nhiên là không đau liên tục, có lúc đau, có lúc không.
- Sự thật có mắt phải có bệnh, nhất định phải đau đớn. Chuyện này không còn biện pháp, có thân, có tâm thì có khổ, giống như có sinh thì có tử. Nhưng con người có thể nhờ đôi mắt mà xem kinh, ngắm nhìn tượng Phật, nhìn thấy mặt tốt ở đời. Nếu như thấy mặt xấu, những chuyện phạm pháp thì cũng làm cho mình thức tỉnh. Vì thế, mắt giúp chúng ta rất nhiều, đúng không?
- Chị à! Người có mắt sáng tuy có đau khổ thời gian ngắn, nhưng người mù lại đau khổ suốt đời.
- Em ạ! Người có đôi mắt sáng nhìn về tương lai rộng lớn, dự định làm những việc lâu dài cho tương lai. Người bị mù chỉ thấy việc hiện tại, nhưng không biết tương mình sẽ ra sao; đó là nỗi đau khổ nhiều đời nhiều kiếp ở tương lai .
Nói như thế, người mắt sáng tốt? Hay người mù tốt? Chúng tôi nghĩ kẻ ngu cũng biết chọn cho mình phải không?
Chuyện 86
Quý của hơn con

Ngày xưa có hai cha con. Một hôm, họ nghiên cứu bàn bạc cách làm ra tiền như thế nào? Người con trai nói:
- Thưa cha! Con nghĩ làm nghề buôn bán dễ kiếm lời nhanh nhất.
Người cha bảo:
- Cách kiếm tiền tốt nhất là chúng ta bán kẹo.
- Là sao hả cha?
- Bởi vì, chúng ta bán kẹo vốn ít mà lời nhiều, gánh kẹo đến các thôn quê bán, trẻ con rất thích ăn kẹo, chỉ cần bỏ ít tiền vốn mà dễ kiếm được nhiều tiền lời.
Người làm nghề buôn bán, xuất nhập hàng hóa, có người thách giá bán rất cao; từ đó suy ra, cha con họ nghiên cứu là có kinh nghiệm. Trẻ con ở thôn quê đều thích ăn kẹo, họ đem kẹo bán ở thôn quê, chẳng những bán giá đắt mà còn bán rất chạy; cho nên kiếm được nhiều tiền lời. Sau khi, hai cha con bàn bạc xong; họ liền quyết định làm nghề bán kẹo. Thật sự, nghề buôn bán rất dễ phát tài, buôn bán tuy ít, nhưng được lợi nhuận cao. Do đó, không bao lâu, hai cha con kiếm được rất nhiều tiền.
Một hôm, hai cha con bỏ kẹo trong túi vải mang đi, họ muốn đến làng quê để bán. Đến chiều tối, họ đang trên đường trở về. Bỗng gặp bọn thổ phỉ hung ác. Một tên hỏi:
- Bọn mày làm nghề gì?
Người cha đáp:
- Cha tôi bán kẹo lặt vặt.
- Buôn bán lặt vặt hay buôn lậu đều giống nhau, bọn mày đi lừa gạt, bóc lột tiền của dân chúng, lòng dạ độc ác so với bọn cướp chúng ta nào có khác gì. Hôm nay, bọn mày gặp chúng tao là còn may đó. Này nhé! Bọn tao bảy phần, mày ba phần, cùng chia của ăn cướp mà.
- Đây là kẹo của chúng tôi, làm sao chia cho các ông được?
- Bọn tao bảy phần, mày ba phần, kể ra chúng ta còn khách sáo với mày. Mày không biết tốt xấu, bọn tao ăn hết.
Bọn thổ phỉ giật lấy hết kẹo. Lúc đó, người cha nhìn thấy trên tai con trai có đeo hoa tai bằng vàng, không thể để cho bọn chúng cướp đi, nên ông bẻ mạnh đôi hoa tai, nhưng cái móc rất chặt không gãy; trong lúc hốt hoảng, ông cầm dao chặt đầu con trai. Trong đêm tối, bọn chúng không thấy hành động của ông. Chúng lấy hết kẹo và của cải cướp vừa được, vui mừng hò hét kéo nhau đi.
Người cha cẩn thận bế thân con trai lên, đem đầu đặt lại, nhưng thân con đã mềm nhũn, ông buông tay, đầu con rớt xuống đất. Ông lại đặt đầu lại lên cổ, cũng rớt xuống lại thì ông mới biết con trai đã chết rồi.
Chuyện 87
Kẻ cướp có nghĩa

Thuở xưa, có một bọn cướp khét tiếng. Bọn cướp này đều là cướp đoạt tài sản của người khác. Chẳng những bọn chúng mạnh mẽ, gan dạ, dũng cảm không sợ chết mà còn độc ác. Vì thế, trong đó có một tên cảm thấy làm nghề này trái với lương tâm, nhưng không làm thì không dễ gì nghỉ được. Một hôm, bọn chúng sắp đi cướp của thì tên này nói:
- Thưa thủ lĩnh! Các anh gan dạ, lại lanh lợi; còn em thì chậm chạp, em đi với các anh chỉ gây phiền phức; chi bằng để các anh đi, cho em ở lại giữ trại tốt hơn. Xin đại ca định đoạt.
Tên tướng cướp nói:
- Được rồi! Chúng ta đi cũng phải có người ở nhà giữ trại, ngươi ở lại nhé!
- Dạ! Em đội ơn đại ca.
Đêm hôm đó, bọn chúng thi hành phi vụ, đối tượng là một gã nhà giàu nứt đố đổ vách, chẳng những hắn trùm sò keo kiệt mà còn làm giàu bằng mồ hôi nước mắt của dân nghèo. Nếu thấy người nghèo khổ đến xin thì hắn ghét cay ghét đắng; còn hắn bố thí chút ít, giống như cắt thịt thân hắn. Cho nên, mọi người trong thôn gọi hắn là trùm sò keo kiệt. Nửa đêm, bọn cướp mò vào nhà hắn, bắt hắn trói chặt lại, tên tướng cướp bảo:
- Này trùm sò! Thường ngày ngươi ức hiếp dân lành. Hôm nay, đến lượt bọn tao cho mày nếm mùi cay đắng. Nếu mày biết điều hãy đem hết của cải ra đây nộp cho bọn tao, bằng không bọn tao không tha mạng đâu nhé!
Tên tướng cướp kề dao ngay cổ hắn, làm cho hắn hồn xiêu phách lạc. Hắn run rẩy nói:
- Ông…ông trói tôi chặt cứng thế này, làm sao tôi lấy của cải được?
- Được! Bọn tao mở trói cho mày.
Tên tướng cướp ra lịnh mở trói cho hắn. Hắn ngoan ngoãn đem hết của cải trong nhà, mãi đến khi hết sạch, bọn cướp khoái chí, liền trói hắn lại bảo:
- Này trùm sò! Trước đây mày ỷ thế có tiền áp bức dân lành. Sau này, thế nào? Vẫn chứng nào tật ấy phải không?
Hắn van xin:
- Nay tôi đã trắng tay rồi, xin các ông hãy mở trói cho tôi. Từ nay về sau, tôi không dám ỷ thế hiếp người.
- Bọn tao không cho mày bài học thì mày không biết lễ độ.
Vì thế, hắn bị bọn cướp ẵm ném xuống hầm phân. Trước khi hắn sắp chết, vô cùng hối hận nói với người nhà: "Thường ngày ta chưa hề làm điều gì lợi ích cho ai, cho nên mới có quả báo ngày hôm nay. Ta nguyện kiếp sau làm nhiều việc thiện có lợi ích cho mọi người". Trăn trối xong, hắn trút hơi thở cuối cùng. Dân chúng nghe tin, vô cùng hả dạ. Cho nên, bọn cướp có lúc cũng làm việc tốt.
Bọn cướp lần này trúng mánh đậm, chúng cướp rất nhiều tiền của, châu báu; nhưng bọn chúng phân chia của cải cướp được cũng rất công bằng. Tên ở lại giữ trại cũng được chia một phần. Còn lại một bộ y phục vải lụa rất quý, tuy màu sắc sặc sỡ, nên không ai lấy, tên tướng cướp cho tên giữ trại. Chẳng bao lâu, gã đem ra chợ bán; không ngờ, bán được giá tiền rất cao. Kể ra, lần này gã được chia của cải cũng rất nhiều.
Chuyện 88
Khỉ bắt chước người

Ngày xưa có một con khỉ sống trong rừng sâu, khi đói nó tha hồ hái trái cây ăn thỏa thích, khi mệt nó nằm ngủ trên cây, cuộc sống của nó trôi qua bình yên vui vẻ. Nhưng con người có tính kỳ lạ " động quá muốn tĩnh, tĩnh quá muốn động". Con khỉ này cũng không ngoại lệ, nó muốn kết bạn với con người. Một hôm, nó nghĩ: "Nếu như ta được sống chung với con người cao thượng thì hay biết mấy". Vì thế, trước đây nó sống trong rừng sâu, nay nó dời đến ở ngoài bìa rừng. Bởi vì, ở ngoài bìa rừng, nó dễ dàng tiếp cận chỗ ở của con người.
Mọi người ở đây, đa số sinh sống bằng nghề nông. Con khỉ nhìn kỹ thấy con người đi bằng hai chân, nó cũng bắt chước đi bằng hai chân; nó thấy họ cầm liềm cắt cỏ, nó cũng làm theo; nó thấy ai ai cũng mặc y phục nó cũng mặc theo. Mỗi khi nó thấy có người đến thì rất vui mừng, nó chạy theo bên cạnh làm theo hành động của người đó.
Gần đó, có một anh nông dân đang làm ruộng, nhìn thấy con khỉ bắt chước người đi đường và làm theo động tác của mọi người, liền nói lẩm bẩm: "Con khỉ này, trước đây ở trong rừng sâu; nay vì sao lại xuống đồng bằng? Ngày nay ở thế gian có rất nhiều người ác độc, không ngờ con khỉ này lại muốn làm người". Từ đó, anh nông dân và con khỉ thường gần gũi nhau. Mỗi khi, anh nông dân làm ruộng mệt, lên bờ ngồi nghỉ thì con khỉ cũng lặng lẽ đến ngồi bên anh ta. Anh ta vuốt ve thân thiện và nói với nó: "Thế gian này có rất nhiều người độc ác, nham hiểm không có tâm địa trong sáng, thuần khiết như loài súc sinh; ta muốn kết bạn với ngươi". Con khỉ nghe anh ta nói, dường như nó hiểu nên vẫy đuôi vui mừng rồi ra về.
Một hôm, nó thấy anh nông dân gieo đậu xuống đất, nó cũng bắt chước hốt đậu định gieo ở bìa rừng. Nhưng nó sơ ý làm rơi mất một hạt vì lo tìm hạt đậu mà số đậu đang cầm trong tay nó thả tay ra rớt xuống đất hết. Không ngờ nó tìm một hạt đậu không ra mà số đậu nó thả ra trên đất bị chim mổ ăn hết. Cho nên, rốt cuộc khỉ vẫn khỉ, không thể thông minh như con người.
Chuyện 89
Phúc họa do tâm

Xưa kia có một người bán dưa. Hàng ngày, hắn gánh rất nặng đi rao bán khắp hang cùng ngõ hẻm. Một hôm, hắn gánh bán đến thôn nọ, gặp những kẻ rảnh rỗi thấy hắn liền hỏi:
- Này anh bán dưa! Dưa anh bán có ngọt không?
Người bán dưa đáp:
- Dạ, dưa tôi bán rất ngọt.
- Có trái nào hư thối không?
- Nhất định không có.
- Anh nói có thật không? Con người có người tốt, người xấu. Vì sao dưa không có trái thối?
- Trong nghìn vạn người mới chọn được vài người là Thánh hiền, dưa của tôi cũng chọn lựa như vậy; cho nên, tuyệt đối đều là trái ngon ngọt.
- Thật không? Nhất định không có trái nào hư phải không?
- Đúng vậy!
- Nếu đúng như lời anh nói thì đúng là một kẻ ngu xuẩn.
- Vì sao?
- Bởi vì nghìn vạn trái dưa chỉ chọn được một vài trái ngọt; như thế, những trái hư thối ai mua cho hết?
- Trái dưa nào chưa chín để đợi cho nó chín, trái nào hư thì bỏ. Con người không chịu học theo Thánh hiền thì không phải là người.
- Vậy chúng tôi thế nào?
- Các anh đều học Thánh hiền, nhưng không ai dám bảo đảm mình làm đúng.
Gã bán dưa gánh đi, vừa đi hắn vừa suy nghĩ: "Con người chưa phải Thánh hiền, ai mà không có lỗi lầm? Có người làm việc chăm chỉ. Có người lười biếng lao động. Có người làm việc rất có trách nhiệm. Có người làm qua loa, sơ sài. Làm người có ưu điểm, có khuyết điểm, có thô, có tế, giống như bàn tay có ngón dài, ngón ngắn. Thế gian có người tốt, có người xấu, ai cũng có ưu điểm và khuyết điểm. Bạn cho người kia xấu, nhưng người khác nói là người tốt thì sao? Bạn cho người đó tốt, nhưng người khác bảo là người ấy xấu, không thể theo cách nhìn của mình mà đánh giá tất cả mọi người".
Hắn vừa gánh dưa đi, vừa miên man suy nghĩ. Bỗng nhiên, hắn chợt thấy bên đường có con chuột vàng chiếu sáng lấp lánh. Hắn cúi xuống nhặt lên, cẩn thận bỏ vào trong bọc. Khi hắn nhặt được con chuột vàng thì vui mừng khôn xiết. Hắn nghĩ: "Từ nay, ta không cần gánh dưa đi bán nữa, có được số tiền vốn lớn như thế, ta tha hồ kinh doanh mua bán, như mở quày hàng bán lúa gạo, hay mở cửa hàng tạp hóa, tự mình làm chủ, rồi thuê người làm những việc lặt vặt thay ta, cuộc sống sung sướng thoải mái biết bao".
Hắn cứ suy nghĩ mãi, càng nghĩ tâm hồn càng bay bổng lâng lâng. Bất ngờ khi đến bên bờ sông, hắn cởi y phục muốn lội qua sông, nên cẩn thận đặt con chuột vàng trên bờ thì việc kỳ lạ xuất hiện, con chuột vàng bỗng biến thành con rắn. Hắn vô cùng kinh ngạc, suy nghĩ: "Con chuột vàng bỗng biến thành rắn độc, cho dù rắn độc ta cũng không bỏ, ta thà chịu nó cắn chết, vẫn phải mang nó về nhà". Khi hắn nghĩ như thế, con rắn lại biến thành con chuột vàng.
Chuyện 90
Được rồi lại mất

Ngày xưa có một người rất nghèo khổ, hàng ngày hắn đi xin ăn khắp đầu đường xó chợ mà vẫn chịu cảnh thiếu trước hụt sau, tạm lây lất sống qua ngày.
Một hôm, có người hỏi hắn:
- Anh còn trẻ, mạnh khỏe, vì sao không tìm việc làm, lại phải chấp nhận cuộc sống ăn xin như vậy?
Hắn đáp:
- Việc gì tôi cũng không biết làm, người nào dám thuê tôi?
- Nếu như anh không sợ cực khổ thì tôi sẽ tìm cho anh một công việc.
- Chỉ cần có việc làm thì tôi sẽ làm hết sức mình không sợ khổ nhọc. Anh yên tâm, tôi nhất định làm theo sự chỉ dẫn của anh.
Chẳng bao lâu, người này tìm được cho hắn một công việc làm. Quả nhiên có được công việc, hắn làm rất tốt. Công việc hàng ngày của hắn là gánh rau từ thôn quê bán cho người trong thành phố. Mặc dù công việc cực nhọc, nhưng hắn cảm thấy cuộc sống rất thoải mái nên không hề thấy mệt mỏi; vì thế, hắn rất hài lòng cuộc sống hiện tại. Có người hỏi:
- Anh gánh rau đi suốt cả ngày, đi và về mười mấy dặm. Anh không thấy mệt sao?
Hắn đáp:
- Trước đây, tôi đi xin ăn cũng đi suốt cả ngày, nhưng cuộc sống bấp bênh bữa no, bữa đói. Hôm nay có việc làm cuộc sống ổn định, làm sao tôi thấy mệt được?
Con người ở đời, rất ít người hài lòng với cuộc sống hiện tại nên đau khổ nhiều. Đức Phật dạy: "Biết đủ thường vui" chính là ý này.
Một hôm, hắn đang gánh rau, giữa đường phát hiện một túi đựng rất nhiều vàng; hắn vui mừng khôn xiết, vội mở ra xem và đếm thử được bao nhiêu vàng. Trong lúc, hắn đang say sưa đếm vàng, bỗng người chủ mất vàng chạy đến thấy la toáng lên:
- A! Đây là vàng của tao! Ngươi ở đâu đến, dám lấy trộm vàng của tao. Ngươi hãy đi theo tao đến gặp quan.
Hắn sợ hãi van xin:
- Xin lỗi ông! Túi vàng này tôi lượm nó ở đây, tôi không hề lấy trộm. Tôi trả lại cho ông đầy đủ, xin đừng bắt tôi đến quan.
Hắn tha thiết, cầu khẩn van xin mới được chủ vàng tha thứ. Sự việc xảy ra, chẳng những làm hắn mừng hụt mà suýt tí nữa bị bắt đến quan oan uổng và suốt cả đời không thể nào rửa sạch tội danh ăn trộm. Kiếp sống con người thật mong manh quá!
Chuyện 91
Người không biết đủ thì khổ

Ngày xưa có một nông dân, gia đình hắn tuy không có của ăn của để, nhưng cuộc sống cũng tạm đủ. Hắn tuy không có nhà cao cửa rộng, nguy nga tráng lệ, nhưng cũng có nhà ngói đỏ tường vôi, rộng rãi thoáng mát đủ cho một gia đình mười mấy con người sinh hoạt thoải mái; mặc dù, hắn không được ăn ngon, mặc đẹp, nhưng cuộc sống luôn đầy đủ no ấm. Gia đình hắn trôi qua những ngày tháng hạnh phúc đơn sơ như thế.
Một hôm, hắn đến nhà trưởng giả có việc. Hắn thấy nhà ông ta có rất nhiều vàng bạc, của cải, ăn toàn những món sơn hào hải vị, ở nhà lầu cao rộng, nguy nga, đầy đủ tiện nghi sang trọng. Sau khi trở về nhà, hắn nhớ lại nhà ông trưởng giả giàu sang như thế nên đâm ra buồn chán, than thở; ăn cũng không ngon, ngủ không yên giấc, thường nói lẩm bẩm: "Chao ôi! Vì sao tài sản của ta không bằng trưởng giả? Nhà của ta không sang trọng bằng nhà ông ta?". Sau đó, hắn ngồi thờ thẫn như người thất tình.
Vợ hắn thấy tình cảnh như vậy, liền an ủi:
- Chàng ơi! Hãy bằng lòng sống với hiện tại, tài sản của chúng ta không nhiều bằng nhà trưởng giả, nhưng cũng đủ chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày. Tiện nghi trong nhà chúng ta tuy không được đắt, sang trọng như nhà ông ta, nhưng đâu thiếu vật gì. Chàng còn mơ ước gì nữa mà không hài lòng?
Hắn trợn mắt nạt:
- Nàng là phận đàn bà biết gì mà nói. Làm người phải tranh tài, Phật phải tranh lư hương. Trưởng giả là người, ta cũng là người, vì sao ta không bằng ông ta?
- Chàng ơi! Trưởng giả là người, chúng ta cũng là người, nhưng con người có sự giàu-sang, nghèo-hèn, vận mạng có tốt-xấu sai khác. Bởi vì, có người đời trước làm nghiệp thiện nên đời nay được hưởng phúc báo. Có người đời trước gây nghiệp ác nên đời nay chịu khổ báo. Có người thông minh, trí tuệ, làm việc có đạo đức, có lương tâm. Có kẻ ngu si, bất tài chỉ làm hại người, lợi mình, những việc họ làm đều trái với lương tâm, đánh mất nhân cách. Thì làm sao có chuyện giàu-sang giống nhau?
- Ý nàng nói ta là kẻ bại hoại đạo đức phải không?
- Thiếp không dám nói như thế, chúng ta làm đúng, ít tạo nghiệp ác là được rồi.
- Nàng hiểu được bao nhiêu? Lẽ nào ta không biết đạo lý này? Con người sống ở đời là phải tranh tài năng, không tranh nhau thì sống có ý nghĩa gì?
- Ý chàng nói là…
- Tài sản của chúng ta không bằng người khác, để lại có ích gì?
- Tài sản của chúng ta tuy không bằng trưởng giả, nhưng đủ chi tiêu sinh hoạt cho cả nhà. Chàng muốn xử trí nó thế nào?
- Ta dự định đem hết của cải ném xuống biển, không còn của cải sẽ không còn đau khổ so sánh hơn thua với trưởng giả kia.
Đúng là hắn lý sự quạt mo, thế gian này có những kẻ khùng, cũng lý sự ngu si như hắn. Mặc dù vợ hắn khuyên can hết lời, nhưng hắn vẫn không nghe, ngang nhiên đem hết của cải ném sạch xuống biển cả.
Chuyện 92
Đem tài sản đổi lấy kẹo

Ngày xưa có một phụ nữ vì chạy giặc nên rời bỏ quê nhà; nàng dắt theo đứa con trai và mang một bọc đựng rất nhiều của cải, nàng dự định đi thẳng đến nơi yên ổn để sinh sống. Hai mẹ con đi suốt hai ngày, hai đêm, thân thể rã rời, nên phải nghỉ ngơi. Họ đi đến ngồi nghỉ bên gốc cây, nàng lại buồn ngủ nên dặn chú bé:
- Trong bọc này đựng tài sản của chúng ta, lúc mẹ ngủ; nếu có ai muốn lấy bọc này thì con liền kêu mẹ dậy nhé! Tuyệt đối con không được đưa cho ai bọc này!
Chú bé đáp:
- Mẹ ơi! Con biết rồi!
Dặn con xong, nàng dựa vào gốc cây ngủ say. Lúc đó, có một tên trộm nhìn thấy người mẹ đã ngủ say, dường như không hay biết gì liền đến gần hỏi:
- Này chú bé! Trong bọc đựng gì thế?
Chú bé trả lời:
- Dạ, bọc đựng của cải đó!
- Chú bé ơi! Của cải đâu có ích gì, anh có rất nhiều kẹo nè, em ăn thử ngon không?
Hắn lại giơ kẹo trước mặt chú bé giở trò dụ dỗ:
- Kẹo nè! Em thích không?
- Dạ, em rất thích!
- Thế thì anh đưa cho em kẹo đổi bọc này cho anh có được không?
- Dạ được!
Thế là bọc đồ của cải bị tên trộm chôm lấy đi.
Người mẹ thức dậy không thấy bọc đồ, liền hỏi:
- Này con! Bọc đồ đâu rồi?
Chú bé đáp:
- Con cho chú kia mang đi rồi.
- Tại sao con cho chú đó mang đi? Không phải mẹ đã dặn con rồi, nếu có ai muốn lấy bọc này thì con liền kêu mẹ dậy?
- Mẹ ơi! Tại chú đó cho con rất nhiều kẹo đây nè!
- Con ơi! Có nhiều kẹo đi nữa cũng chẳng đáng giá bao nhiêu, tài sản trong bọc đó trị giá rất nhiều.
- Thế nào là trị giá rất nhiều hả mẹ?
Chú bé chẳng hiểu gì cả, người mẹ có giải thích cho nó cũng chẳng có ích gì; vả lại tài sản cũng bị tên trộm mang đi rồi, có đánh mắng chú cũng chỉ vô ích, nàng chỉ tự than trách mình.
Chuyện 93
Gây họa cho người

Ngày xưa có một phụ nữ rất nhiều chuyện, suốt ngày thị đi lông bông bên ngoài để nói những chuyện tốt-xấu. Thị không nói chuyện thị-phi của người thì khen-chê người này tốt, người kia xấu; thị đem điều tốt-xấu của mình để phê phán chuyện đúng sai của người khác.
Một hôm, thị gặp một cô gái trẻ đẹp. Thị bảo:
- Này em! Em rất xinh đẹp để ta giới thiệu cho cô một chàng trai khôi ngô tuấn tú, bảo đảm em rất hài lòng. Em đồng ý không? Chàng trai này vừa đẹp trai, vừa có học vấn, hiểu biết, lại giàu sang, có địa vị. Em kết hôn với anh ta quả thật là một đôi trai tài gái sắc, hạnh phúc không gì bằng.
Cô gái vốn không quen biết gì thị. Bỗng nhiên, nghe thị nói làm mai mối, e thẹn không dám nghe nên đi luôn. Thị tức giận càm ràm: "Cô này không biết điều, mai này nhờ ta làm mai, ta không đồng ý đâu nhé!". Cô gái nghe thị nói bậy bạ rất bực mình. Thật là, lời nói làm cho người khác bực tức chỉ là vô nghĩa.
Một lần, có người hàng xóm mất, thị giúp đỡ hết lòng, chỉ dạy con cái của người mất: "Này các con! Mẹ của các con mất rồi mà các con không chịu khóc lóc gì hết, càng khóc lớn tiếng thì càng tốt, mới bày tỏ tấm lòng hiếu thảo đối với mẹ. Nếu không mọi người sẽ phê bình mà mẹ của các con cũng không được siêu thăng. Các con phải đốt nhiều vàng mã để mẹ các con xuống âm phủ có mà xài; lại còn đốt cả nhà giấy, xe hơi giấy và các dụng cụ đồ giả cho mẹ. Bằng không, mẹ các con sẽ quanh quẩn ở đây. Các con có muốn mẹ làm kẻ ăn xin, hay làm cô hồn, ma quỷ không? Lớn hết cả rồi mà không biết gì".
Thị chỉ bày cho mọi người, nếu bảo họ cảm tạ thị cũng không đúng, tức giận cũng không được, làm theo thị bảo cũng không ổn, không làm theo cũng khó xử; thật là làm khó hai bên. Thị đi đến đâu cũng chỉ gây phiền phức cho mọi người.
Hàng ngày, thị sống không có nề nếp; suốt ngày, thị lông bông ngoài đường, thường thường đến nửa đêm mới về nhà. Một hôm, thị nằm ngủ trưa bên cây cổ thụ. Lúc vừa thức giấc, thị chợt nhìn thấy một con gấu đen chạy đến, thị chạy trốn không kịp nên đành ôm chặt thân cây, con gấu vồ thị. Vì thị ôm chặt thân cây nên con gấu dùng hết sức kéo thị; không ngờ, vuốt của nó cắm sâu vào vỏ cây rút không ra được. Thị lập tức đè lên con gấu, nó nhất thời không cử động được. Khi đó, có một thanh niên đi ngang qua. Thị liền lớn tiếng bảo:
- Này chú em ơi! Hãy giúp dùm chị với, chỉ cần chú em giết chết con gấu này thì nó thuộc về chú.
Chàng trai hỏi:
- Tôi giúp chị như thế nào?
- Chỉ cần chú đè chặt bàn tay con gấu, chị cầm dao giết chết nó là xong!
- Dạ được!
Chàng trai đè tay con gấu cho thị; nhưng thị bỏ đi mất không quay lại để chàng trai chịu trận, đè gấu cứng đơ trong tình cảnh nguy hiểm. Thật là, lỡ cưỡi trên lưng cọp khó mà xuống được, chàng trai không biết làm thế nào cho toàn thân mạng.
Chuyện 94
Hiểu lầm ý người khác

Thuở xưa có một chàng trai lãng tử sống phóng túng, gã yêu một phụ nữ đã có chồng rất xinh đẹp; cả hai người thường lén lút hẹn hò nhau. Có những lúc, chồng của ả vắng nhà thì họ tha hồ bên nhau suốt ngày, trút nỗi niềm nhớ nhung không bao giờ cạn.
Một hôm, gã hỏi:
- Này em yêu! Em có thật lòng yêu anh không?
Ả ỏng ẹo đáp:
- Tất nhiên là em yêu anh thật lòng, nếu không thì em dối chồng lén lút hẹn hò cùng anh làm gì?
- Vậy tại sao em không ly hôn với chồng để cùng anh xây dựng hạnh phúc.
- Vợ chồng em đang sống hòa thuận, anh ấy không phạm lỗi gì, làm sao em ly hôn được?
- Em nói như thế, chúng ta mãi mãi không thể chính thức kết hôn được phải không?
- Vậy anh có cách gì không?
Lúc họ đang tâm sự, bỗng bên ngoài người chồng về gõ cửa kêu:
- Em ơi! Anh về rồi, hãy mở cửa nhanh lên!
Ả nghe tiếng chồng gọi, hốt hoảng bảo:
- Dạ, anh đợi em tí, em ra mở cửa liền.
Ả nói nhỏ với tình nhân.
- Nguy to rồi! Chồng em về tới, anh phải đi ra mau lên. Chồng em ở bên ngoài đã biết chuyện tình của chúng ta, nếu anh ấy vào nhất định sẽ giết chết anh. Dưới nhà bếp nhà em có ma-ni (đường cống ngầm) anh chịu khó chui xuống đó trốn nhé. Nhanh lên, em ra mở cửa.
Trong lúc hốt hoảng, hắn hiểu lầm ý của ả là đi tìm viên ngọc ma-ni thì mới đi ra được, nên hắn tới lui trong nhà bếp tìm châu ma-ni. Lúc này, chồng của ả đã vào nhà, nhìn thấy gã liền nổi điên lên xông đến chẳng hỏi phải trái, cầm dao đâm gã chết tại trận. Trong cơn hấp hối, gã vẫn còn luyến tiếc thều thào nói: "Thật đáng tiếc! Ta chưa tìm được viên châu ma-ni".
Do đó, hắn ôm hận từ giã cõi đời. Thật đúng như Cổ đức dạy: "Nguyện chết làm hoa mẫu đơn, làm ma vẫn còn phóng túng".
Chuyện 95
Giết oan bạn đời

Ngày xưa có một đôi chim bồ câu rất thương yêu nhau, cùng sống chung nhau trên cành cây cổ thụ xanh tươi. Hàng ngày, chúng nó bay đi tìm thức ăn, tối về cùng ngủ chung, như bóng không rời hình, thương yêu chân thành. Vào buổi chiều, chúng nó thường đậu trên mái nhà, ánh nắng hoàng hôn chiếu lên bộ lông chúng nó chiếu sáng lấp lánh đẹp vô cùng.
Hai con chim sống với nhau rất vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc; có lúc chúng nó thể hiện tình cảm ra ngoài. Khi đậu trên cành cây, chim trống thường đậu sát vào chim mái âu yếm rỉa lông. Có những người nhìn thấy như vậy, đều trầm trồ khen ngợi nói: "Chim bồ câu là loài gia cầm mà chúng nó còn biết thương yêu nhau. Con người là tối linh trong muôn vật, vì sao chỉ biết lợi cá nhân mình mà tranh giành, giết hại lẫn nhau, không biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau để cuộc sống được an vui?" Thế gian này có mấy người yêu nhau trong sáng và chân thật? Tình yêu ở thế gian thường xảy ra "yêu quá sinh hận", "tức nước vỡ bờ", "vui quá sinh buồn". Đôi chim bồ câu cũng không ngoại lệ.
Mùa hè năm đó, đến mùa lúa chín vàng rực. Trong lúc, những người nông dân bận rộn thu hoạch mùa màng. Đôi chim bồ câu cũng vất vả đi tha từng gié lúa sót lại trên ruộng đem về tổ, chuẩn bị lương thực cho mùa đông để không còn lo hàng ngày đi tìm thức ăn. Cả hai con đều nỗ lực làm việc, chỉ vài ngày tổ của chúng đầy ắp lương thực.
Một hôm, cả hai con đều bay ra ngoài, bỗng chim mái một mình bay về, cẩn thận xem lúa trong ổ. Vài ngày sau, vì thời tiết nóng bức làm cho lúa trong ổ khô héo xẹp ít lại. Chim trống thấy như vậy sinh nghi ngờ, cho rằng chim mái ăn lén; hoặc tha đi chỗ khác. Vì thế, chim trống càng nghĩ càng tức giận, liền nói với chim mái:
- Chúng ta cực khổ cùng đi nhặt lúa tha về, cô lại lén tha đi đâu?
Chim mái đáp:
- Chàng nói gì kỳ vậy? Thiếp không có.
- Không có, vì sao lúa còn ít như thế? Lẽ nào ta tha đi nơi khác? Cô thường bay về một mình làm gì?
- Vì thiếp không yên tâm lúa ở trong ổ nên bay về xem thử.
- Cô nói dối! Rõ ràng cô lén tha lúa đi nơi khác.
- Tại sao chàng lại nói oan cho thiếp như vậy? Thiếp lại cho rằng chàng lén tha lúa đi thì đúng hơn.
Do đó, hai con cãi nhau chí chóe. Chim trống nổi điên ra sức mổ rất mạnh, chim mái chết ngay lập tức. Chim mái chết rồi, nó còn nói: "Thật đáng kiếp! Mày dám phản bội lại tao".
Vài ngày sau, thời tiết chuyển mùa, trời lạnh và mưa liên tục. Lúa trong ổ lại tươi, phình to trở lại, lúa vẫn nhiều như trước đây. Chim trống thấy sự việc như vậy, nó vô cùng hối hận nói: "Ta đã nghi oan cho nàng. Hóa ra, gié lúa bị trời nóng khô héo giảm ít lại, ta không chịu xem xét kỹ, ta lại giết chết nàng. Tội ta đáng chết! Ta thật đáng chết". Chim trống quá đau buồn nên nó chết theo chim mái.
Chuyện 96
Móc mắt khỏi làm việc

Ngày xưa có một nhà vua vì muốn trưng bày tiện nghi trong cung cho hoành tráng xinh đẹp; cho nên ra lệnh rất nhiều thợ mộc nổi tiếng trong nước vào cung đóng, chạm khắc những đồ dùng. Đồ dùng tiện nghi của nhà vua phải khác xa dân thường, chẳng những phải đóng, chạm khắc khéo và đẹp mà còn phải làm cho nhanh nên bắt mọi người làm việc suốt ngày và rất cực khổ. Có lúc, còn bị quan viên quản lý mắng chửi, đánh đập. Ai nấy đều than thở suốt ngày, nhưng không dám nghỉ.
Một hôm, có một người thợ thông minh, ngồi tại chỗ nhưng không chịu làm việc. Quan quản lý hỏi:
- Này tên kia! Vì sao mày không chịu làm việc?
Anh ta đáp:
- Bẩm quan! Mắt con bị đau, nhìn không thấy gì.
Do anh ta giả vờ rất giống nên quan không có nghi ngờ. Quan đến tâu nhà vua, anh ta bị mù không làm việc được. Vua liền hạ lệnh cho anh ta nghỉ. Những người thợ mộc cho làm như vậy sẽ khỏi làm việc cực khổ, nên mọi người cùng nhau giả mù. Nhưng bị quan quản lý phát hiện, bị phạt cả đám.
Trong đó, có một người đưa ra ý kiến:
- Chúng ta muốn thoát khỏi làm việc cực nhọc này, chỉ còn cách hay nhất là làm người bị mù thật.
Mọi người đều đồng ý nói theo:
- Ý kiến rất hay! Chúng ta bị mù cũng khổ thật, nhưng vẫn tốt hơn làm việc cực khổ.
Cho nên, mọi người đều tự móc mắt mình làm cho bị mù. Mặc dù họ khỏi bị khổ sai, nhưng tiền đồ một đời coi như chấm dứt.
Chuyện 97
Hại bạn

Ngày xưa có hai người người bạn rất thân nhau, một người học nghề thợ vàng, một người rất giàu có. Cả hai cùng thích đi du lịch, họ thường hẹn hò cùng nhau đi dạo ngắm cảnh non xanh nước biếc. Một hôm, họ đi dạo trong rừng sâu, quên mất trời đã về tối, nên đành nghỉ qua đêm bên gốc cây. Sáng hôm sau, họ đi xuống núi, vừa ngắm cảnh đồng bằng lúa xanh mơn mởn thẳng cánh cò bay, vừa thưởng thức hương thơm hoa cỏ dại bên đường. Trong lúc họ say sưa ngắm cảnh thiên nhiên; bất ngờ, không biết từ đâu một tên cướp chạy đến, bình thường người bạn giàu có rất cam đảm, nhưng khi gặp tên cướp hắn rất nhút nhát. Lúc tên cướp bắt hắn thì người bạn thợ vàng lẻn núp trong lùm cây. Tên cướp rút con dao ra, hắn run rẩy nói:
- Thưa đại ca! Em chỉ có chiếc áo này thôi, không còn vật gì khác.
Tên cướp quát:
- Đưa ra mau lên!
Trong chiếc áo bọc một cây vàng, hắn hỏi tên cướp:
- Em đưa đại ca cây vàng, đại ca trả lại cho em chiếc áo được không?
- Vàng ở đâu?
- Dạ, vàng trong chiếc áo.
- Tao không biết vàng thật hay giả, làm sao tin mày được?
- Dạ vàng thật trăm phần trăm, đại ca không tin thì có tên thợ vàng núp trong lùm cây kia, hỏi nó thì biết.
Tên cướp không để ý có người bạn thợ vàng, nghe hắn nói liền bước vào lùm cây lấy hết tài sản của người bạn này rồi đi. Lúc đầu, vốn chỉ có mình hắn bị cướp của; sau đó hắn chỉ bạn mình cũng bị mất của luôn. Thật là, hại người rồi hại mình.
Chuyện 98
Con rùa thông minh

Xưa kia có một chú bé thường chạy đến bên bờ sông chơi đùa. Một hôm, chú nhìn thấy một con rùa liền bắt nó. Chúng ta biết rùa là loài lưỡng thê, có thể bò trên đất liền và cũng có thể bơi lội dưới nước. Khi rùa bị bắt đầu, đuôi và bốn chân của nó rụt vào trong mai, đợi đến khi không có động tĩnh nó mới thò ra, lén chạy đi. Các loài động vật khác khi bị bắt không làm được như nó.
Lúc này, chú bé bắt được con rùa, liền kéo đầu và chân nó ra, nó lại rút vào trong mai. Chú bé nói:
- Ta không cần kéo đầu ngươi, ngươi rút vào mai làm gì cho mệt, ta muốn giết ngươi.
Con rùa đáp:
- Chú muốn giết ta không được đâu, bởi vì mai của ta rất cứng.
- Ta sẽ dùng lửa thiêu chết ngươi.
- Chú muốn dùng lửa thiêu chết ta cũng không được, vì thân ta cứng hơn đá, thiêu không chết.
- Ngươi không sợ lửa, không sợ đao. Vậy ngươi sợ gì?
- Ta rất sợ nước, chú thấy đem đá ném xuống nước thì nó liền chìm. Thân ta và đá giống nhau.
Chú bé cười ha hả và nói:
- Ta không nghĩ ra cách gì để giết ngươi, nay ngươi đã chỉ cách để ta giết chết ngươi. Ngươi đã giúp ta chu đáo, cảm ơn ngươi nhé!
Chú bé liền ném rùa xuống nước, một tiếng "bùm" rùa liền lặn mất xuống đáy sông.
Trong lúc chú bé đang đắc ý, bỗng nhiên rùa nổi lên nói:
- Cảm ơn chú bé nhé! Cảm ơn chú đã đưa ta về nơi ta sinh sống. Ta đi đây!
Chú bé ngạc nhiên nói:
- Việc này là thế nào? Rõ ràng ta ném xuống ngươi chìm mất mà. Vì sao ngươi nổi lên được?
Chú không biết rùa là động vật lưỡng thê, nên nghi ngờ.
Chuyện 99
Của hoạch tài

Ngày xưa có một người rất nghèo đi lang thang nơi hoang vắng. Bất ngờ, hắn phát hiện một rương vàng, vui mừng khôn xiết. Hắn nghĩ rương vàng này cả đời hắn xài cũng không hết, hắn không còn lo chuyện cơm ăn, áo mặc, có thể xây nhà cao cửa rộng, cũng có quyền cưới năm thê, bảy thiếp, được hưởng thụ tất cả thú vui ở đời. Trong lúc, hắn ngất ngây say sưa đếm vàng,. Bỗng có một tên cướp đi ngang qua nhìn thấy liền cướp đi hết. Gã nhà nghèo vẫn trở lại trắng tay.
Chuyện 100
Tham cái nhỏ mất cái lớn

Ngày xưa, có một phụ nữ bồng con đi xa, vì đi rất lâu, nên nàng mỏi mệt, ngồi nghỉ bên gốc cây, bất chợt nàng ngủ say. Khi đó, có một tên lưu manh đi ngang qua, đem kẹo đến cho chú bé. Chú bé ham kẹo, nên rất mến hắn. Hắn lợi dụng lúc chú bé mê ăn kẹo, liền lấy hết đồ trang sức của người mẹ và đi mất. Khi người mẹ thức dậy thì tất cả tài sản đã bị tên lưu manh lấy đi sạch.


Chú thích:
[1] Tam tòng tứ đức: Tam tòng: ở nhà theo cha, có chồng theo chồng, chồng chết theo con; tứ đức: công, dung, ngôn, hạnh.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 4 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống đẹp giữa dòng đời


Vào thiền


Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Đừng đánh mất tình yêu

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.218.101.36 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập