Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Tam Chuyển Pháp Luân Kinh [佛說三轉法輪經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Tam Chuyển Pháp Luân Kinh [佛說三轉法輪經]


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.06 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.09 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Ba Lần Chuyển Bánh Xe Pháp

Việt dịch: Huyền Thanh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Bạc Già Phạm (Bhagavaṃ:Thế Tôn) ngự trong Tiên Nhân Đọa Xứ Thí Lộc Lâm (Mṛgadāva: Rừng giành cho loài nai vui sống) tại nước Ba La Nhiếp Kỳ (Vārāṇasi)
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo năm vị Bật Sô (Bhikṣu) rằng: “Bật Sô các ông ! Khổ Thánh Đế (Duḥkha-āryāṇisatyāṇi) này đối với Pháp đã nghe, như Lý tác Ý hay sinh Nhãn Trí Minh Giác [Xưng riêng cái Trí trong Kiến Đạo (Darśana-mārga). Khổ Pháp Trí Nhẫn (Duḥkhe dharma-jñāna-kṣāntiḥ) là Nhãn (con mắt), Khổ Pháp Trí (Duḥkhe dharma-jñāna) là Trí, Khổ Loại Trí Nhẫn (Duḥkhe'nvaya-jñāna-kṣāntiḥ) là Minh, Khổ Loại Trí (Duḥkhe'nvaya-jñāna) là Giác]
Bật Sô các ông ! Pháp của Khổ Tập (Tập Thánh Đế: Samudaya-āryāṇisatyāṇi), Khổ Diệt (Diệt Thánh Đế: Nirodha-āryāṇisatyāṇi), Thuận Khổ Diệt Đạo Thánh Đế (Đạo Thánh Đế: Mārga-āryāṇisatyāṇi) này, như Lý tác Ý hay sinh Nhãn Trí Minh Giác
Bật Sô các ông ! Khổ Thánh Đế (Duḥkha-āryāṇisatyāṇi) này, là Pháp đã thấu tỏ, như vậy nên biết, đối với Pháp đã nghe, như Lý tác Ý, hay sinh Nhãn Trí Minh Giác
Bật Sô các ông ! Khổ Tập Thánh Đế (Samudaya-āryāṇisatyāṇi) này, là Pháp đã thấu tỏ, như vậy nên chặt đứt, đối với Pháp đã nghe, như Lý tác Ý, hay sinh Nhãn Trí Minh Giác
Bật Sô các ông ! Khổ Diệt Thánh Đế (Nirodha-āryāṇisatyāṇi) này, là Pháp đã thấu tỏ, như vậy nên chứng, đối với Pháp đã nghe, như Lý tác Ý, hay sinh Nhãn Trí Minh Giác
Bật Sô các ông ! Thuận Khổ Diệt Đạo Thánh Đế (Mārga-āryāṇisatyāṇi) này, là Pháp đã thấu tỏ, như vậy nên tu, đối với Pháp đã nghe, như Lý tác Ý, hay sinh Nhãn Trí Minh Giác
Bật Sô các ông ! Khổ Thánh Đế (Duḥkha-āryāṇisatyāṇi) này, là Pháp đã thấu tỏ, như vậy đã biết, đối với Pháp đã nghe, như Lý tác Ý, hay sinh Nhãn Trí Minh Giác
Bật Sô các ông ! Khổ Tập Thánh Đế (Samudaya-āryāṇisatyāṇi) này, là Pháp đã thấu tỏ, như vậy đã chặt đứt, đối với Pháp đã nghe, như Lý tác Ý, hay sinh Nhãn Trí Minh Giác
Bật Sô các ông ! Khổ Diệt Thánh Đế (Nirodha-āryāṇisatyāṇi) này, là Pháp đã thấu tỏ, như vậy đã chứng, đối với Pháp đã nghe, như Lýtác Ý, hay sinh Nhãn Trí Minh Giác
Bật Sô các ông ! Thuận Khổ Diệt Đạo Thánh Đế (Mārga-āryāṇisatyāṇi) này, là Pháp đã thấu tỏ, như vậy đã tu, đối với Pháp đã nghe, nhưLýtác Ý, hay sinh Nhãn Trí Minh Giác
Bật Sô các ông ! Nếu Ta đối với Pháp của bốn Thánh Đế (Catvary¬āryāṇisatyāṇi) này chưa thấu tỏ 12 Tướng của ba lần chuyển thì Nhãn Trí Minh Giác đều chẳng được sinh. Ta liền chẳng đối với chư Thiên (Deva), Ma (Māra), Phạm (Brahma), Sa Môn (Śramaṇa), Bà La Môn (Brāhman), tất cả Thế Gian (Loka)… buông lìa Tâm phiền não (Kleśa-citta), được giải thoát (Vimkti), chẳng thể chứng được Vô Thượng Bồ Đề (Agra-bodhi)
Bật Sô các ông ! Do Ta đối với Pháp của bốn Thánh Đế (Catvary-āryāṇisatyāṇi) này hiểu biết thấu tỏ 12 Tướng của ba lần chuyển thì Nhãn Trí Minh Giác thảy đều được sinh, liền đối với chư Thiên (Deva), Ma (Māra), Phạm (Brahma), Sa Môn (Śramaṇa), Bà La Môn (Brāhman), tất cả Thế Gian (Loka)…buông lìa Tâm phiền não (Kleśa-citta), được giải thoát (Vimkti), liền hay chứng được Vô Thượng Bồ Đề (Agra-bodhi)”.
Bấy giờ Đức Thế Tôn nói Pháp này thời Cụ Thọ Kiều Trần Như (Kauṇḍimya) với tám vạn chư Thiên xa bụi trần, lìa dơ bẩn, được sự trong sạch của con mắt Pháp.
Đức Phật bảo Kiều Trần Như: “Ông hiểu biết rõ Pháp này chăng ?”
Đáp rằng: “Đã hiểu biết rõ”
Đức Thế Tôn: “Ông hiểu biết rõ Pháp này chăng ?”
Đáp rằng: “Đã hiểu biết rõ”
Đức Thiện Thệ (Sugata): “Do Kiều Trần Như hiểu biết thấu tỏ Pháp, cho nên nhân vào điều này liền có tên gọi là A Nhã Kiều Trần Như (Ājñāta-kauṇḍimya)” [Ājñāta nghĩa là hiểu biết thấu tỏ]
Lúc đó Địa Cư Dược Xoa (Bhūmy-avacara-yakṣa) nghe Đức Phật nói xong, thời phát ra âm thanh lớn, báo cho Người Trời rằng: “Các người nên biết Đức Phật ngự trong Tiên Nhân Đọa Xứ Thí Lộc Lâm (Mṛgadāva) tại nước Ba La Nhiếp Kỳ (Vārāṇasi) rộng nói Tam Chuyển Thập Nhị Hành Tướng Pháp Luân. Do điều này hay đối với Trời, Người, Ma, Phạm, Sa Môn, Bà La Môn, tất cả Thế Gian làm nhiêu ích to lớn. Khiến cho người có đồng Phạm Hạnh (Brahma-caryā) mau đến cõi Niết Bàn an ổn, Người Trời tăng thêm nhiều, A Tu La (Asura) giảm bới đi”.
Do Dược Xoa (Yakṣa) ấy nói lời thông báo như vậy thì chư Thiên ở hư không, chúng của bốn vị Đại Vương thảy đều nghe biết. Như vậy triển chuyển, vào khoảng sát na đã lan đến hết Lục Dục Thiên (Sáu cõi Trời ở Dục Giới). Trong phút chốc liền đến cõi Phạm Thiên (Brahma-deva) khắp cả đều nghe âm vang dội ấy. Phạm Chúng nghe xong, lại đều thông báo khắp, rộng như lúc trước. Do vậy gọi Kinh này là Tam Chuyển Pháp Luân (ba lần chuyển bánh xe Pháp).
Khi năm vị Bật Sô với hàng Người, Trời nghe Đức Phật nói xong, đều vui vẻ phụng hành.
PHẬT NÓI KINH BA LẦN CHUYỂN BÁNH XE PHÁP _Hết_

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Phật pháp ứng dụng


Rộng mở tâm hồn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.160.156 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập