Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Bồ Đề Tâm Quán Thích [菩提心觀釋] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Bồ Đề Tâm Quán Thích [菩提心觀釋]


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.09 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.13 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Bồ Đề Tâm Quán Thích

Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Quy mệnh Bổn sư
Đại Giác Thế Tôn
Con nay lược giải
Bồ Đề Tâm quán
Như Phật đã nói: Từ tâm sanh ra tất cả các Pháp. Con nay đang muốn luận nghị về Bồ Đề tâm kia.
Thế nào là tánh ?
Đáp rằng: Lìa hết tất cả tánh.
Thế nào là tất cả tánh ?
Nghĩa là tánh của uẩn, xứ, giới v.v... Bồ Đề tâm kia lìa việc thủ xả vậy. Tức pháp ấy vô ngã tự tánh bình đẳng. Gốc của nó chẳng sanh. Vì tự tánh vốn không, cho nên nói là tất cả tự tánh vậy, là tánh của chúng ta. Nghĩa là cái tánh của ta, người, chúng sanh, thọ giả. Bổ Đặc Già La Ma Noa Phạt Già (Pulgala) (sổ thủ thư, nhiều lần luân hồi qua các nẻo) mà nơi tánh kia không có Bồ Đề tâm. Vì sao vậy? Nghĩa là nơi kia với chúng ta mà tự tánh xa rời tất cả tướng để sanh ngã kiến. Từ ngã kiến sanh tất cả các phiền não. Cái nầy chẳng sanh tâm kia. Hoặc nói uẩn, xứ, giớ v.v... lại lìa thủ xả. Nghĩa là tánh chơn thật của uẩn, xứ, giới v.v... chẳng thể được vậy.
Thế nào là sắc tướng không thật ?
Nghĩa là sắc uẩn, tứ đại hợp thành vậy. Tứ đại là đất, nước, lửa, gió lại sanh ra năm sắc. Đó là sắc, thanh, hương, vị, xúc. Địa đại cùng với 5 sắc kia, mỗi mỗi tự tánh không thể có. Như thế các pháp đều như vậy cả. Cho nên biết sắc là hư giả. Do điều nầy biết sắc uẩn là không. Ví dụ như các nhơn là cây có cái bóng, khi cây mất, cái bóng cây ấy không còn nữa. Sắc uẩn là như thế, thọ uẩn cũng lại như vậy.
Sao gọi là tho ?
Thọ có 3 loại. Đó là khổ thọ, lạc thọ, và bất khổ bất lạc thọ. Nhưng ba thọ nầy hỗ tương với nhân duyên. Lại có 2 loại. Đó là thân thọ và ý thọ. Thân do sắc uẩn nhiếp lấy, thân không thể được. Nếu không có thân tức không có thọ. Lại cũng chẳng thể nói, lại cũng chẳng thể gọi, không ngắn, không dài, chẳng sắc, chẳng tướng, không thật, không dính mắc, chẳng thể biết vậy. Thân thọ như thế, ý thọ lại cũng như vậy. Thọ uẩn như thế, thấy thọ uẩn là không. Tưởng uẩn lại cũng hư giả chẳng thật. Duyên như thế mà nhiếp, nhưng mà duyên lự ở kia chẳng thể được. Tức chẳng có duyên lự, mà chẳng duyên lự, tưởng uẩn là không, tưởng uẩn là như vậy. Hành uẩn cũng lại như thế.
Tâm đã tạo tác thiện ý, kỷ niệm và hành lại chẳng có. Tâm pháp kia sanh ra sắc và uẩn mỗi mỗi đều chẳng sanh. Cho nên phải biết hành uẩn, nghiệp tướng chẳng thật, lại không có chủ tể, tức thánh hành uẩn không, hành uẩn như thế. Thức uẩn cũng lại như vậy. Cho đến nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý và nhãn thức kia mỗi mỗi tự tánh đều không thể được. Nhãn kia duyên vào sắc và duyên nầy sanh ra thức. Nếu không có duyên tức chẳng sanh thức, mà nhãn sắc nầy cùng với sắc uẩn kia chẳng có chia đều ra. Sự phân biệt của nhãn sắc. Thức chẳng sanh nên nhãn thức như vậy. Nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý cũng như thế. Như thế phải biết rằng thức nầy nương vào dừng lại ở Mạt Na Thức. Do sự nương vào dừng lại ở Mạt Na Thức mà phát ra quá khứ, vị lai, hiện tại pháp vậy.
Thế nào là pháp quá khứ, hiện tại, vị lai ?
Nghĩa là quá khứ đã qua, vị lai chưa đến, thấy hiện tại chẳng dừng. Do đây mà biết là thức uẩn không. Như thế mỗi mỗi nói đến uẩn, xứ, giới v.v... mỗi mỗi đều phân biệt tự tánh đều không. Cái kia chẳng phải không tánh nên gọi là chân thật. Dụ như không có hạt nhân thì chẳng sanh ra mầm, cho nên nói uẩn, xứ, giới v.v... kia lại chẳng lìa thủ xả.
Thế nào là Bồ Đề tâm không thủ, không xả ?
Như Phật dạy: bảo các Bí Mật Chủ (Bồ Tát) rằng Bồ Đề Tâm khi Như Lai thành Chánh Đẳng Chánh Giác mới rõ biết tâm kia, không xanh, không vàng, không đỏ,, không trắng, chỉ có màu hồng, chẳng có màu quả tần, không ngắn, không dài, không tròn, không méo, không sáng, không tối, chẳng nữ, chẳng nam, chẳng phải hoàng môn v.v...
Lại vầy nữa, các Bí Mật Chủ (Bồ Tát) Bồ Đề Tâm kia tất cả trí cầu chẳng thể được.
Vì sao được thủ xả ?
Như thế nơi pháp được lìa thủ xả, bình đẳng vô ngã như tất cả pháp vô ngã cũng lại như vậy. Như Phật đã nói Bồ Đề Tâm cũng lại như thế. Tất cả các pháp đều không, vô tướng, vô ngã. Các pháp có tướng tịch tĩnh và không tịch tĩnh. Tâm ấy vốn bình đẳng, bổn lai chẳng sanh, lại chẳng phải sanh. Như vậy cái tính như thế nào ?
Đáp:
- Không tánh
- Đã không sao gọi là tánh ?
Nghĩa là giống như hư không vậy. Như Phật nói: Cái tánh của hư không là dụ cho cái không có không. Bồ Đề Tâm lại cũng như thế. Tên Bồ Đề là phi tánh, phi tướng, vô sanh, vô diệt, phi giác, phi vô giác. Nếu hiểu rõ như thế, có tên là Bồ Đề Tâm.
Lại như Phật nói: Nầy các Bí Mật Chủ (Bồ Tát), nơi tự bổn tâm như thật rõ biết, ở nơi đó chẳng có pháp nào lại có thể được. Cho nên gọi là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.
Lại bảo các Bí Mật Chủ (Bồ Tát) rằng: Phải nơi tự tâm mà quán như thật rồi, sau đó mới phát khởi phương tiện quán nơi chúng sanh, biết rằng tất cả chúng sanh ở nơi tánh tự giác chẳng như cái trí chân thật, khởi nên nghi vọng, điên đảo, chấp trước, thọ nơi tất cả nhiều loại luân hồi khổ sở. Do đây, ta khởi đại bi tâm, giúp cho tất cả chúng sanh ở nơi pháp tự tâm như thật mà chứng đắc giác ngộ. Điều nầy gọi tên là Bồ Đề Tâm. Cũng có tên là lợi ích tâm, an lạc tâm, tối thượng tâm, pháp giới thiện giác tâm, như thế mà biết, để nhiếp hóa các chúng sanh vậy.
Tên gọi Bồ Đề Tâm phát ra từ tâm nầy nhận được phước đức lại như hư không, có ngắn mé. Công đức hải nầy lại cũng vô lượng. Tuy kiếp số có cuối cùng, nhưng công đức ấy, không cùng tận. Như thế tên là phát tất cả trí căn bản, là tối thượng Bồ Đề Tâm.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Kim Cang


Bhutan có gì lạ


Gió Bấc


Truyện tích Vu Lan Phật Giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.224.70.148 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập