Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Khoảng giữa những năm 60 của thế kỷ 20, nhận thấy sự cần thiết về một cơ sở đào tạo, giáo dục có quy mô về tôn giáo hàng đầu Việt Nam lúc bấy giờ là Phật giáo, các vị lãnh đạo của Phật giáo miền Nam Việt Nam đã nhen nhóm ý tưởng thành lập một viện Đại học cho riêng mình.
Ngay sau đó Viện Đại học Vạn Hạnh được thành lập và cấp phép hoạt động ngày 17/10/1964, ban đầu đặt tại chùa Xá Lợi và chùa Pháp Hội, đến năm 1966 dời về biệt lập tại 222 Trương Minh Giảng (nay là đường Lê Văn Sỹ, TP. HCM). Viện do Thượng tọa Thích Minh Châu làm Viện trưởng, Phó viện trưởng là Thượng tọa Thích Mãn Giác.
Không chỉ là nơi đào tạo nhiều tầng lớp thiện trí thức để cống hiến cho Phật giáo và góp phần xây dựng đất nước, các vị đứng đầu Viện đại học Vạn Hạnh còn lập ra Ban tu thư Viện Đại học Vạn Hạnh để biên soạn, xuất bản nhiều đầu sách, tạp chí Phật học có giá trị, đáp ứng cho nhu cầu học tập và tìm hiểu của học viên và những ai có nhu cầu nghiên cứu. Một trong những ấn phẩm đầu tiên, ghi dấu ấn mạnh mẽ của Ban tu thư lúc bấy giờ đó là tạp chí Vạn Hạnh. Đây là tạp chí nghiên cứu phát huy văn hóa Phật giáo dân tộc, là cơ sở để sau đó Ban tu thư Vạn Hạnh cho ra đời bộ tạp chí Tư tưởng nổi tiếng, là cơ quan ngôn luận dẫn đầu về mặt tư tưởng, triết lý, giáo dục và văn hóa Phật giáo hàng đầu của Phật giáo Việt Nam.
Cho đến nay, Tạp chí Tư Tưởng của Viện Đại học Vạn Hạnh vẫn được xem là tạp chí nghiên cứu văn hóa Phật giáo hàng đầu, kể cả trong và ngoài nước. Nhiều bài viết trong tạp chí vẫn mang giá trị sâu xa vượt thời gian, là nguồn tư liệu quý giá cho người nghiên cứu Phật học kể cả hiện nay và mai sau.
Mặc dù toàn bộ các số tạp chí Tư Tưởng đã được Trung tâm Huệ Quang thực hiện việc số hóa, nhưng kết quả công việc chỉ được dùng vào việc in ấn phát hành bản sách in mà không thấy có bản điện tử lưu hành trên Internet. Vì thế, cho đến nay vẫn chưa có một địa chỉ nào trên mạng có thể giúp độc giả tiếp cận được toàn bộ nguồn tư liệu quý giá này. Trang giới thiệu này của chúng tôi tuy chưa thực sự hoàn chỉnh nhưng hy vọng có thể bù đắp phần nào vào khoảng trống đó.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.238.88.35 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập