Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục »» Thuật ngữ Phật học trong sách này »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục
»» Thuật ngữ Phật học trong sách này

(Lượt xem: 5.074)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục - Thuật ngữ Phật học trong sách này

Font chữ:


a-bàng: ngục tốt nơi địa ngục, dịch nghĩa là “vô từ” (không có lòng từ).

A-di-đà Phật: đức Phật A-di-đà. Phạm ngữ “a” dịch nghĩa là “vô”, “di-đà” dịch nghĩa là “lượng”. Vì đức Phật này hào quang chiếu sáng qua vô lượng thế giới, thọ mạng kéo dài qua vô lượng kiếp, phúc đức cũng là vô lượng, nên xưng danh là Phật A-di-đà.

A-nan: tên một vị đệ tử Phật, dịch nghĩa là “khánh hỉ”, cũng dịch là “hoan hỉ”. Ngài sinh vào ngày Phật thành đạo, nên đặt tên như vậy. Ngài A-nan là con vua Hộc Phạn, em họ của đức Phật.

An-đà: tên một nước nằm gần Ấn Độ thời cổ.

a-tu-la: tên một cõi trong sáu cõi luân hồi, dịch nghĩa là “vô đoan chính”, vì chúng sinh ở cõi này, nam nhân xấu xí, nữ nhân đoan chính xinh đẹp. Cũng gọi là “phi thiên”, vì chúng sinh cõi này có phúc nhưng không có đức giống như chư thiên. Cũng gọi là “vô tửu”, vì chúng sinh cõi này chưng cất rượu không được, khởi tâm sân hận thề không uống rượu.

A-xà-thế: (Ajātaśatru) tên vị thái tử con vua Bình Sa (tức Tần-bà-sa-la), dịch nghĩa là “vị sinh oán”, nghĩa là mối oán cừu từ lúc chưa sinh ra.

Bắc Câu-lô châu: cõi thế giới nằm về phía bắc núi Tu-di. Người dân ở châu này đều có tuổi thọ trung bình đến ngàn tuổi, trong lòng mong muốn có y phục hay thức ăn, đều tùy ý có được đầy đủ. Sau khi mạng chung ở cõi này đều được sinh về cõi trời.

bà-la-môn: dịch nghĩa là “tịnh hạnh”, hạnh thanh tịnh, trong sạch, thường chỉ hàm ý là không làm việc dâm dục. Đây là một trong bốn giai cấp của Ấn Độ thời cổ. Xem chi tiết trong kinh Trường A-hàm, kinh Tứ tánh.

ba-la-xoa: tên một loài hoa, cũng đọc là tất-lợi-xoa, dịch nghĩa là “vô ưu”.

bát bộ: tám bộ chúng, bao gồm: trời (thiên), rồng (long), dạ-xoa, càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lầu-la, khẩn-na-la và ma-hầu-la-già.

bát công đức thủy: loại nước có đủ tám công đức, gồm: 1. Trừng tịnh: lắng gạn trong sạch; 2. Thanh lãnh: trong trẻo mát lạnh; 3. Cam mỹ: mùi vị ngon ngọt; 4. Khinh nhuyễn: nhẹ nhàng mềm mại; 5. Nhuận trạch: thấm nhuần tươi mát; 6. An hòa: yên ổn hòa nhã; 7. Trừ được đói khát và vô số khổ não; 8. Trưởng dưỡng thân tứ đại, tăng trưởng các thiện căn.

bát khổ: tám nỗi khổ trong cuộc đời mà hầu hết chúng sinh đều phải trải qua, gồm: sinh ra, già yếu, bệnh tật, cái chết, thương yêu phải chia lìa, oán ghét phải gặp nhau, mong cầu không đạt được, năm ấm không hài hòa.

bát nan: tám hoàn cảnh khó tu tập theo Phật pháp. Một là địa ngục, hai là ngạ quỷ, ba là súc sinh, bốn là sinh nơi vùng biên địa, năm là sinh về cõi trời trường thọ, sáu là làm người không đủ các căn, bảy là sinh vào nhà tà kiến, tám là sinh vào thời không có Phật ra đời. Có nơi giải thích thay cõi trời trường thọ là châu Bắc Câu-lô, vì cõi này cũng sống đến cả ngàn năm, nhưng giải thích như vậy là sai lầm. Có thể xem trong kinh Đại Bát-nhã, kinh Giác lượng thọ mạng.

bát Nê-hoàn: tức bát Niết-bàn. Xem ở mục bát Niết-bàn.

bát niệm: tám điều niệm tưởng, tức là thường nhớ nghĩ đến, bao gồm: niệm Phật, niệm Chánh pháp, niệm Tăng-già, niệm giới luật, niệm buông xả, niệm chư thiên, niệm hơi thở ra vào, niệm cái chết.

bát quan trai: tức tám giới, dành cho người tại gia, có thể thọ trì chỉ trong vòng một ngày đêm. Nếu muốn thọ trì nhiều ngày thì phải mỗi ngày đều thọ giới, xả giới. Người thọ giới rồi phải quyết tâm giữ trọn thời gian, không được phạm giới. Nếu có thể trì giới này hoàn toàn thanh tịnh, tuy chỉ trong một ngày đêm nhưng nhờ công đức ấy nhất định có thể tái sinh về cõi trời.

bát thập tùy hình hảo: tám mươi vẻ đẹp, hay tám mươi tướng phụ. Xem chi tiết về các tướng này trong các kinh Hoa nghiêm, Đại Bát-nhã, Tam muội hải.

bát vương: tám ngày phân tiết trong năm theo âm lịch, bao gồm: lập xuân, xuân phân, lập hạ, hạ chí, lập thu, thu phân, lập đông và đông chí.

Ba-tuần: tên gọi của Ma vương, cũng đọc là Ba-ti-dạ, dịch nghĩa là “cấp ác”.

Bồ Tát: danh xưng đầy đủ là Bồ-đề-tát-đỏa, dịch nghĩa là “giác hữu tình”. Vì cũng tu chứng như Phật nên gọi là “giác”, nhưng chưa dứt hết vô minh nên gọi là “hữu tình”. Theo một nghĩa khác, “hữu tình” chỉ tất cả chúng sinh, Bồ Tát dùng chánh đạo giáo hóa giác ngộ chúng sinh nên gọi là “giác hữu tình”.

Bổ xứ chi tôn: Phạm ngữ là A-duy-nhan, dịch nghĩa là “nhất sinh bổ xứ”, hàm nghĩa vị Bồ Tát chỉ còn một lần giáng sinh là sẽ thành Phật.

bồ-đề: dịch nghĩa là “giác”, nghĩa là tỉnh thức, giác ngộ.

Ca-diếp Phật: dịch nghĩa là “ẩm quang”, là thầy của đức Phật Thích-ca, là vị Phật thứ ba trong một ngàn vị Phật của Hiền kiếp.

Câu-thiểm-di: tên nước, cũng đọc là Kiều-thưởng-di, thuộc miền trung Ấn Độ cổ đại.

Câu-thi-na thành: dịch nghĩa là “giác thành”, vì thành này có hình tam giác.

Chánh giác: dịch từ Phạm ngữ là tam-bồ-đề. Tu tập thành tựu quả Phật gọi là thành Chánh giác.

chân-thúc-ca: dịch nghĩa là màu đỏ thắm.

Chuyển luân thánh vương: cũng gọi là Luân vương, có bốn hạng. Kim luân vương, cai trị bốn cõi thiên hạ; Ngân luân vương, cai trị ba cõi thiên hạ; Đồng luân vương, cai trị hai cõi thiên hạ; Thiết luân vương, cai trị chỉ một cõi Diêm-phù-đề.

Cù-đà-ni: cũng đọc là Cù-da-ni, dịch nghĩa là “ngưu hóa”, tức châu Tây Ngưu Hóa, là một cõi đất rộng tám ngàn do-tuần.

cửu phẩm vãng sinh: chín phẩm vãng sinh. Người tu tập pháp môn Tịnh độ được vãng sinh chia làm ba phẩm là Thượng phẩm, Trung phẩm và Hạ phẩm, mỗi phẩm lại chia thành ba bậc là thượng sinh, trung sinh và hạ sinh, cộng tất cả thành chín phẩm vãng sinh. Ý nghĩa này được giải thích rõ ràng trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật.

Cưu-ma-la-thập: tên một vị đại sư dịch giả, dịch nghĩa là “đồng thọ”. Ngài là người Ấn Độ, con vua Quy Tư. Vào đời vua Phù Kiên của nhà Tiền Tần, niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ 9, tức là năm 373 theo Tây lịch, quan Thái sử xem thiên văn tâu lên vua có bậc hiền đức xuất hiện ở nước ngoài, nhân đó vua cho người thỉnh ngài đến Trung Hoa.

Dạ-ma thiên: gọi đầy đủ là Tu-dạ-ma, dịch nghĩa là “thiện thời phân”, là cõi trời nằm trên cõi trời Đao-lợi.

Đao-lợi Thiên vương: tức là vị Thiên chủ Đế-thích, hay Thích-đề hoàn nhân. Trong kinh Niết-bàn có kể ra đến mười một danh xưng của vị này.

Đao-lợi thiên: cõi trời Đao-lợi, dịch nghĩa là “tam thập tam thiên” (cõi trời Ba mươi ba), nằm trên cõi trời Tứ vương, là nơi cư trú của Đế thích. Cõi trời này có ba mươi hai vị tiểu thiên tử trụ ở 8 phương, cùng vị thiên chủ ở trung tâm hợp thành số ba mươi ba, nên gọi tên như vậy, không phải là có ba mươi ba tầng trời từ dưới tính lên.

Đâu-suất thiên: cõi trời Đâu-suất, gọi đầy đủ là Đâu-suất-đà, dịch nghĩa là “diệu túc”, là cõi trời nằm trên cõi trời Dạ-ma.

địa vị: đất có mùi vị. Vào lúc thế giới ban sơ mới hình thành, vật chất được sinh ra trên mặt đất có hình trạng sền sệt như sữa đun sôi cô đặc lại, mùi vị ngon ngọt như mật ong. Chúng sinh khi ấy dùng dạng vật chất này làm thức ăn, không bao giờ phải đói thiếu.

Diêm-phù-đề: tên gọi đầy đủ là Diêm-phù-na-đề, vốn là tên của một loài cây, dịch nghĩa là “tinh kim”, vì dưới cây này có vàng nên gọi tên cây như thế. Châu Nam Thiệm-bộ đặc biệt có loại cây này, do đó cũng gọi tên châu là châu Diêm-phù-đề, là một cõi đất rộng bảy ngàn do-tuần.

điệp: một loài cây có hoa dùng dệt thành vải rất mịn.

Di-lặc: dịch nghĩa là “Từ thị”, là họ của một vị Bồ Tát, được thọ ký sẽ thành Phật tiếp theo sau đức Phật Thích-ca, xem chi tiết trong kinh Di-lặc hạ sinh thành Phật.

Độc giác: là những vị ra đời gặp lúc không có Phật, tự mình tu hành đạt được giác ngộ nên gọi là Độc giác.

do-tuần: cũng đọc là do-diên, hoặc du-thiện-na, là khoảng cách giữa hai chỗ dừng nghỉ khi vị Luân vương đi tuần thú, tương tự như các dịch trạm ở Trung Hoa. Các sách nói về khoảng cách này không giống nhau, có nơi nói là mười sáu dặm, có nơi cho là ba mươi dặm, hoặc bốn mươi dặm, hoặc sáu mươi dặm, cho đến có nơi cho là tám mươi dặm.

Duyên giác: là những chúng sinh nghe Phật thuyết giảng giáo pháp Thập nhị nhân duyên mà được ngộ đạo, nên gọi là Duyên giác.

hằng hà: sông Hằng, gọi đầy đủ là Hằng-già (Ganga), cũng đọc là Căng-già, dịch nghĩa là “thiên đường lai”. Sông này nằm gần thành Xá-vệ.

hành giả: chỉ người tu hành, thường là tu tập hành trì theo một pháp môn cụ thể nào đó.

Hóa lạc thiên: tên Phạm ngữ là Tu-niết-mật-đà, dịch nghĩa là “hóa tự lạc”, là tên cõi trời nằm trên cõi trời Đâu-suất.

Hoan hỷ địa thập trùng giai cấp: từ Hoan hỷ địa tiến lên mười bậc, tức là Thập địa, mười giai vị tu tập tiếp theo sau Thập hồi hướng, bao gồm: Hoan hỷ địa, Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm tuệ địa, Nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện tuệ địa và Pháp vân địa.

Kỳ viên: vườn cây do thái tử Kỳ-đà cúng dường lên Phật, trưởng giả Cấp-cô-độc đã mua vùng đất này để xây dựng tinh xá cúng dường đức Phật và Tăng đoàn, thái tử không bán cây cối mà tự mình cũng dâng cúng, nên gọi đầy đủ là Kỳ thọ Cấp-cô-độc viên, gọi tắt là Kỳ viên.

La-hán: danh xưng đầy đủ là A-la-hán, có ba nghĩa, một là giết giặc phiền não tặc, hai là không còn thọ thân tái sinh đời tiếp theo, ba là xứng đáng nhận sự cúng dường cung kính của hàng trời, người.

lục căn: tức sáu căn, hay sáu giác quan, gồm có mắt (nhãn), tai (nhĩ), mũi (tị), lưỡi (thiệt), thân (xúc giác) và ý.

lục đạo: sáu đường, tức sáu cảnh giới, gồm cõi trời (thiên), cõi người (nhân), cõi a-tu-la, cõi súc sinh, cõi ngạ quỷ và cõi địa ngục.

lục thiên: sáu tầng trời [thuộc cõi Dục], gồm từ Tứ vương thiên lên đến Tha hóa Tự tại thiên.

Ma-da phu nhân: danh xưng đầy đủ là Ma-ha Ma-da, dịch nghĩa là “đại thuật”, hoặc “đại ảo”, nghĩa là có thể dùng đại ảo thuật, làm mẹ sinh ra chư Phật.

Ma-đặng nữ: tức Ma-đăng-già. Ma-đặng là mẹ của Ma-đăng-già, nên Ma-đặng nữ (con gái Ma-đặng) tức chỉ Ma-đăng-già.

Ma-đăng: tên gọi đầy đủ là Ma-đăng-già, dịch nghĩa là “bản tính”, là tên của một dâm nữ, về sau trên Pháp hội giảng kinh Lăng-nghiêm được nghe Chánh pháp liền ngộ đạo xuất gia, gọi là Tính tỉ-khâu ni.

Ma-hê-thủ-la: dịch nghĩa là “đại tự tại”, là tên vị Thiên vương ở cõi trời Sắc cứu cánh, tên Phạm ngữ là A-ca-ni-trá, dịch nghĩa là “trất ngại cứu cánh”, cũng dịch là “sắc cứu cánh”. Đây là cõi trời cao nhất trong Sắc giới.

Ma-nhân-đề: tên một vị trưởng giả.

ma-ni: tên một loại ngọc, đúng ra là mạt-ni, dịch nghĩa là “ly cấu”.

Mục-liên: tên một vị đệ tử Phật, danh xưng đầy đủ là Mục-kiền-liên, dịch nghĩa là “thái thục thị”.

nê-lê: tức địa ngục, dịch nghĩa là “vô hữu” (không có), hàm ý là nơi không có chuyện vui, không có sự tha thứ.

ngũ ấm: năm ấm, cũng gọi là năm uẩn, bao gồm: sắc, thụ, tưởng, hành, thức.

nhị thập bát thiên vương: hai mươi tám vị thiên vương, bao gồm sáu vị ở Dục giới, mười tám vị ở Sắc giới và bốn vị ở Vô sắc giới.

Như Lai: phiên âm theo Phạm ngữ là Đa-đà-a-già-độ (Tathāgata), dịch nghĩa là Như Lai, là một trong mười danh hiệu của Phật.

Niết-bàn: dịch nghĩa là diệt độ, nghĩa là đạt được niềm vui của sự tịch diệt, độ thoát nỗi khổ sinh tử. Cũng được giải thích rằng, niết là không sinh, bàn là không diệt, không sinh không diệt nên gọi là Niết-bàn.

phạm hạnh: hạnh thanh tịnh. Người giữ giới không làm sự dâm dục gọi là tu tập phạm hạnh.

Phạm vương: tức vị Thiên chủ cai quản thế giới Ta-bà.

Phất-bà-đề: cũng gọi là Tì-đề-ha, cũng gọi là Phất-vu-đãi, dịch nghĩa là “thắng”, tức châu Đông Thắng Thần, là một cõi đất rộng chín ngàn do-tuần.

Phi phi tưởng thiên: cõi trời Phi phi tưởng, là cõi trời cao nhất thuộc Vô sắc giới.

phù-đồ: dịch nghĩa là “cao hiển”, chỉ ngôi tháp thờ Phật.

Quang âm thiên: cõi trời Quang âm. Chư thiên ở cõi trời này mỗi khi nói năng thì từ miệng phát ra hào quang thanh tịnh, nên gọi tên là cõi trời Quang âm. Đây là cõi trời cao nhất trong cõi trời Nhị thiền thuộc Sắc giới. Khi thế giới xảy ra hỏa tai thì cõi trời này không bị hại tới.

sa-di: dịch nghĩa là “tức từ”, dứt hết dục nhiễm thế gian nên gọi là “tức”, tâm từ cứu độ chúng sinh nên gọi là “từ”.

sa-môn: dịch nghĩa là “cần tức”, nghĩa là chuyên cần tinh tấn tu tập giới định tuệ để diệt trừ, chấm dứt ba độc tham, sân, si.

Ta-bà: cũng đọc là Sa-ha, hoặc Sách-ha, dịch nghĩa là “kham nhẫn”, tức là cõi thế giới mà đức Phật Thích-ca ứng hóa để cứu độ, là tên gọi chung của cả một thế giới đại thiên này.

tam ác đạo: như tam đồ, chỉ ba đường ác: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.

Tam bảo: Ba ngôi báu, chỉ Phật, Chánh pháp và Tăng-già. Về sáu ý nghĩa của Tam bảo, tìm xem trong sách Bảo tánh luận.

tam đồ: tức ba đường ác, gồm địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh.

Tam giới: Ba cõi, bao gồm cõi Dục (Dục giới), cõi Sắc (Sắc giới) và cõi Vô sắc (Vô sắc giới).

tam sinh: tức tam thế. Xem mục từ tam thế.

Tam tạng: toàn bộ Giáo pháp của đạo Phật, bao gồm Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng.

tam thập nhị tướng: tức ba mươi hai tướng tốt của đức Phật. Đó là: 1. Lòng bàn chân phẳng (Túc hạ an bình lập tướng, 足下安平立相). 2. Bánh xe pháp dưới lòng bàn chân (Túc hạ nhị luân tướng, 足下二輪相). 3. Ngón tay thon dài (Trường chỉ tướng, 長指相). 4. Bàn chân thon (Túc cân phu trường tướng, 足跟趺長相). 5. Ngón tay ngón chân cong lại, giữa các ngón tay và có ngón chân đều có màng mỏng nối lại như chim nhạn chúa (Thủ túc chỉ man võng tướng, 手足指 縵網相, cũng gọi là Chỉ gian nhạn vương tướng. 指間雁王相). 6. Tay chân mềm mại (Thủ túc nhu nhuyễn tướng手足柔軟相). 7. Sống (mu) bàn chân cong lên (Túc phu cao mãn tướng, 足趺高滿相). 8. Cặp chân dài thon như chân sơn dương (Y-ni-diên-đoán tướng, 伊泥延踹相). 9. Đứng thẳng tay dài quá đầu gối (Chánh lập thủ ma tất tướng, 正立手摩膝相). 10. Nam căn ẩn kín (Âm tàng tướng, 陰藏相). 11. Giang tay ra rộng dài bằng thân mình (Thân quảng trường đẳng tướng, 身廣長等相). 12. Lông mọc đứng thẳng (Mao thượng hướng tướng, 毛上向相) 13. Mỗi lỗ chân lông có một cọng lông (Nhất nhất khổng nhất mao sinh tướng, 一一孔一毛生相). 14. Thân có màu vàng rực (Kim sắc tướng, 金色相). 15. Thân phát sáng (Đại quang tướng, 大光相cũng gọi là Thường quang nhất tầm tướng, 常光一尋相, Viên quang nhất tầm tướng 圓光一尋相). 16. Da mềm mại (Tế bạc bì tướng細薄皮相). 17. Tay, vai và đầu tròn tương xứng (Thất xứ long mãn tướng, 七處隆滿相). 18. Hai nách đầy đặn (Lưỡng dịch hạ long mãn tướng, 兩腋下隆滿相). 19. Thân hình như sư tử (Thượng thân như sư tử tướng, 上身如獅子相). 20. Thân hình thẳng đứng (Đại trực thân tướng, 大直身相). 21. Hai vai đầy đặn mạnh mẽ (Kiên viên hảo tướng, 肩圓好相). 22. Bốn mươi cái răng (Tứ thập xỉ tướng 四十齒相). 23. Răng đều đặn (Xỉ tề tướng, 齒齊相). 24. Răng trắng (Nha bạch tướng, 牙白相Sanskrit: suśukla-danta). 25. Hàm như sư tử (Sư tử giáp tướng 獅子頰相). 26. Nước miếng có chất thơm, bất cứ món ăn nào khi vào miệng cũng thành món ngon nhất (Vị trung đắc thượng vị tướng, 味中得上味相). 27. Lưỡi rộng dài (Đại thiệt tướng 大舌相 hay Quảng trường thiệt tướng (廣長舌相). 28. Tiếng nói tao nhã như âm thanh của Phạm thiên (Phạm thanh tướng, 梵聲相). 29. Mắt xanh trong (Chân thanh nhãn tướng, 眞青眼相). 30. Mắt tròn đẹp giống mắt bò (Ngưu nhãn tiệp tướng, 牛眼睫相). 31. Lông trắng giữa cặp chân mày (Bạch mao tướng, 白毛相). 32. Một khối thịt trên đỉnh đầu (Đảnh kế tướng, 頂髻相).

tam thế: ba đời, tức quá khứ, hiện tại và vị lai.

tam thiên đại thiên thế giới: thế giới ba ngàn đại thiên. Một cõi thế giới bao gồm một ngàn mặt trời, một ngàn mặt trăng, một ngàn núi Tu-di, cho đến một ngàn cõi trời Phạm thiên, được gọi là một thế giới tiểu thiên. Một ngàn thế giới tiểu thiên gọi là một thế giới trung thiên. Một ngàn thế giới trung thiên gọi là một thế giới đại thiên. Vì có sự chênh lệch ba lần ngàn, nên gọi là “ba ngàn”, nhưng thật ra chỉ là một thế giới đại thiên mà thôi.

tam thú: ba con thú, là voi, ngựa và thỏ, được dùng trong ví dụ ba con thú cùng lội qua sông.

tam trường trai nguyệt: ba tháng ăn chay trong một năm, bao gồm tháng giêng, tháng năm và tháng chín.

tam-muội: dịch nghĩa là chánh định, tức không phải tà định, cũng gọi là chánh thọ, không còn thọ nhận các cảm thọ nên gọi là chánh thọ.

Tha hóa tự tại thiên: tên Phạm ngữ là Bà-xá-bạt-đề, dịch nghĩa là “tha hóa tự tại”, là tên cõi trời nằm trên cõi trời Hóa lạc thiên, là cõi trời thứ sáu thuộc Dục giới. Cõi trời này thuộc cõi Dục nhưng tiếp giáp với cõi Sắc, xem như trung gian giữa hai cõi, có thiên ma làm thiên vương, cai quản toàn cõi Dục giới, là cõi trời cao nhất trong cõi Dục.

Thanh văn: hàng đệ tử Phật nhờ được nghe âm thanh thuyết pháp Tứ đế mà chứng quả, nên gọi là Thanh văn.

thập ác: mười nghiệp xấu ác, gồm ba nghiệp xấu ác của thân, bốn nghiệp xấu ác của miệng và ba nghiệp xấu ác của ý. Ba nghiệp của thân là: giết hại, trộm cướp, tà dâm. Bốn nghiệp của miệng là: nói dối, nói thêu dệt vô nghĩa, nói hai lưỡi, nói lời ác độc. Ba nghiệp của ý là: tham lam, sân hận và si mê.

thập bát phạm thiên: mười tám cõi phạm thiên, tức các cõi trời thuộc Sắc giới, nằm trên các cõi trời thuộc Dục giới. Vì chư thiên ở các cõi trời này đã đoạn dứt tình dục, nên gọi là phạm thiên (thanh tịnh vô dục). Mười tám cõi trời này bao gồm: Phạm chúng thiên, Phạm phụ thiên, Đại phạm thiên, Thiểu quang thiên, Vô lượng quang thiên, Quang âm thiên, Thiểu tịnh thiên, Vô lượng tịnh thiên, Biến tịnh thiên, Phúc sinh thiên, Phúc ái thiên, Quảng quả thiên, Vô tưởng thiên, Vô phiền thiên, Vô nhiệt thiên, Thiện kiến thiên, Thiện hiện thiên, Sắc cứu cánh thiên. Về ý nghĩa chi tiết, xin xem trong kinh Lăng nghiêm ở quyển 8, quyển 9.

Thập hạnh: mười giai vị của hàng Bồ Tát, từ giai vị thứ hai mươi mốt đến thứ ba mươi trong 52 giai vị, được xếp ngay sau Thập trụ, bao gồm: Hoan hỉ hạnh, Nhiêu ích hạnh, Vô sân hận hạnh, Vô tận hạnh, Ly si loạn hạnh, Thiện hiện hạnh, Vô trước hạnh, Tôn trọng hạnh, Thiện pháp hạnh và Chân thật hạnh.

Thập hồi hướng: mười giai vị tiếp theo của Thập hạnh, tức là các giai vị từ thứ ba mươi mốt đến thứ bốn mươi, bao gồm: 1. Cứu hộ nhất thiết chúng sinh ly chúng sinh tướng hồi hướng: Tức giai vị thực hành Lục độ, Tứ nhiếp, cứu hộ tất cả chúng sinh, kẻ oán, người thân đều bình đẳng. 2. Bất hoại hồi hướng: Giai vị đã có được niềm tin bất hoại đối với Tam bảo, hồi hướng căn lành này, khiến chúng sinh được lợi ích tốt đẹp. 3. Đẳng nhất thiết Phật hồi hướng: Giống như sự hồi hướng của chư Phật ba đời, tu hành không đắm trước sinh tử, không lìa bỏ bồ-đề. 4. Chí nhất thiết xứ hồi hướng: Đem các thiện căn đã tu được hồi hướng đến khắp tất cả các nơi từ Tam bảo cho đến chúng sinh để làm lợi ích cúng dường. 5. Vô tận công đức tạng hồi hướng: Tùy hỷ tất cả thiện căn vô tận, hồi hướng làm Phật sự để được vô tận công đức thiện căn. 6. Tùy thuận bình đẳng thiện căn hồi hướng: Hồi hướng các thiện căn đã tu, được Phật che chở, thành tựu tất cả căn lành bền vững. 7. Tùy thuận đẳng quán nhất thiết chúng sinh hồi hướng: Tức nuôi lớn tất cả gốc lành để hồi hướng làm lợi ích cho tất cả chúng sinh. 8. Như tướng hồi hướng: Thuận theo tướng chân như mà hồi hướng các thiện căn đã thành tựu. 9. Vô phược vô trước giải thoát hồi hướng: Tức đối với tất cả pháp không để bị vướng mắc, trói buộc, được tâm giải thoát, đem thiện pháp hồi hướng, thực hành hạnh Phổ hiền, đầy đủ mọi đức. 10. Pháp giới vô lượng hồi hướng: Tức tu tập tất cả thiện căn vô tận, đem hồi hướng các thiện căn này để nguyện cầu vô lượng công đức trong pháp giới sai biệt.

thập lục đại quốc: mười sáu nước lớn, chỉ những nước nằm tiếp cận với Ấn Độ thời cổ, như các nước Ương-già, Ma-kiệt-đề v.v...

Thập tín: tức Thập tín tâm, hay cũng gọi là Thập tâm, chỉ mười tâm của Bồ Tát tu tập trong 10 giai vị đầu tiên của 52 giai vị, bao gồm: Tín tâm, Niệm tâm, Tinh tấn tâm, Tuệ tâm, Định tâm, Bất thối tâm, Hồi hướng tâm, Hộ pháp tâm, Giới tâm và Nguyện tâm.

Thập trụ: mười giai vị của hàng Bồ Tát, từ giai vị thứ mười một đến thứ hai mươi trong 52 giai vị, được xếp ngay sau Thập tín, bao gồm: Phát tâm trụ, Trị địa trụ, Tu hành trụ, Sinh quý trụ, Phương tiện cụ túc trụ, Chính tâm trụ, Bất thối trụ, Đồng chân trụ, Pháp vương tử trụ và Quán đỉnh trụ.

Thất Phật: bảy vị Phật, chỉ các vị: Phật Tì-bà-thi, Phật Thi-khí, Phật Tì-xá-phù, Phật Câu-lưu-tôn, Phật Câu-na-hàm Mâu-ni, Phật Ca-diếp, Phật Thích-ca Mâu-ni.

thất thú: bảy cõi. Kinh Lăng nghiêm thêm tiên đạo (cõi tiên) vào sáu cõi (lục đạo): trời, người, a-tu-la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, gọi chung là thất thú (bảy cõi).

Thích-ca Mâu-ni Phật: tiếng Phạm Thích-ca, dịch nghĩa là “năng nhân”, Mâu-ni, dịch nghĩa là “tịch mặc”, vì đức nhân có thể cứu độ muôn loài, đạo vẫn giữ theo tịch mặc vô vi, nên gọi là “năng nhân tịch mặc”. Phật, nghĩa là tỉnh giác, giác ngộ.

thiên nhãn: là một trong ngũ thông. Các vị Bồ Tát và Phật đều có thiên nhãn. Tuy cũng là thiên nhãn, nhưng tùy theo sự chứng đắc mà khả năng rộng hẹp có khác nhau. Những người tu theo ngoại đạo, các vị thiên tiên cũng có thiên nhãn, các vị chứng quả Thanh văn, Duyên giác cũng có thiên nhãn.

Thiên Trúc: tên gọi chỉ đất nước Phật giáng sinh, nay là [Nepal, trước đây thuộc] Ấn Độ, xưa cũng gọi là Thân Độc (身毒), là vùng đất nằm ngay giữa cõi Diêm-phù-đề, nên chư Phật trước đây xuất thế đều chọn nơi này. Ấn Độ có chu vi hơn chín vạn dặm, ba mặt giáp biển, phía bắc có dãy Tuyết sơn ngăn che, phía đông giáp Trung Hoa, phía nam kéo dài đến lãnh thổ nước Kim Địa, phía tây giáp nước A-du-già, phía bắc gặp núi Tiểu Hương, mỗi bề đều khoảng năm vạn tám ngàn dặm. Ở nước này, vào tiết hạ chí, đúng giờ ngọ giữa trưa dùng cọc đo bóng thì bốn phía đều hoàn toàn không nhìn thấy bóng, trong khi ở tất cả các đất nước khác đều phải nhìn thấy bóng.

Thiết vi sơn: tên núi, Phạm ngữ là Chước-ca-la, dịch nghĩa là “Luân sơn”, cũng dịch là “Thiết vi sơn”, nằm bên ngoài bốn châu thiên hạ.

tỉ-khâu ni: dịch nghĩa là “khất sĩ nữ”, tức một vị xuất gia thuộc phái nữ.

tỉ-khâu: dịch nghĩa là “khất sĩ”, người đi xin, hàm nghĩa là người đi theo Phật xin Chánh pháp để nuôi dưỡng tuệ mạng, vào thế gian xin thức ăn để nuôi dưỡng xác thân. Chữ này còn có nghĩa là phá trừ xấu ác, làm cho ma quân kinh sợ.

Tịnh Phạn vương: vua Tịnh Phạn, phiên âm theo Phạm ngữ là Duyệt-đầu-đàn, cũng dịch nghĩa là Bạch Tịnh. Ngài là người cai trị nước Ca-duy-la-vệ, phụ vương của thái tử Tất-đạt-đa.

tinh xá: nơi đức Phật và chư tăng lưu trú. Ngày nay rất nhiều người gọi nhầm là tịnh xá. Tinh xá (精舍) hàm ý là nơi ở của các bậc trí đức tinh luyện, còn chữ tịnh (淨) hoàn toàn không có nghĩa này.

Tì-thủ-yết-ma: tên một vị thiên thần, dịch nghĩa là “chủng chủng công nghiệp”. Ở Ấn Độ thời cổ, đa số những người làm thợ thủ công thường thờ cúng vị thiên thần này.

trà-tì: cũng đọc là xà-duy, tức nghi lễ hỏa thiêu.

Tứ đại Thiên vương: bốn vị Thiên vương ở bốn phương. Phương bắc là Đa Văn Thiên vương, phương đông là Trì Quốc Thiên vương, phương nam là Tăng Trưởng Thiên vương, phương tây là Quảng Mục Thiên vương.

tứ đại: tức bốn đại, bao gồm địa, thủy, hỏa và phong. Có bốn đại bên trong và bốn đại bên ngoài. Nếu lấy thân người mà xét, thì xương thịt là địa đại, tinh huyết là thủy đại, hơi ấm là hỏa đại, sự vận động là phong đại.

tứ sinh: bốn cách sinh ra của tất cả chúng sinh, gồm thai sinh (sinh bằng bào thai), noãn sinh (sinh bằng trứng), thấp sinh (sinh từ sự ẩm ướt) và hóa sinh (sinh do biến hóa).

Tứ vương thiên: là cõi trời đầu tiên của Dục giới, cách mặt đất bốn vạn hai ngàn do-tuần. Cung điện cõi này gần với mặt trời, mặt trăng.

Tu-đà-hoàn tứ trùng giai cấp: từ quả Tu-đà-hoàn tiến lên bốn bậc. Phạm ngữ Tu-đà-hoàn, dịch nghĩa là “nhập lưu”, vì khi chứng đắc thánh quả này được các pháp nhãn tịnh, bắt đầu dự vào dòng các bậc thánh. Từ thánh quả này tiếp tục tu tập tiến lên đến thánh quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, như vậy cả thảy có bốn bậc thánh quả.

Tu-di: gọi đầy đủ là tu-di-lô, dịch nghĩa là “diệu cao”. Núi này do bốn món báu hợp thành nên gọi là “diệu”, cao hơn tất cả các núi khác nên gọi là “cao”. Trong bốn cõi thiên hạ thì núi này cao đến mười sáu vạn tám ngàn do-tuần, một nửa nhô lên bên trên mặt biển, một nửa chìm trong biển, trên đỉnh núi có cung trời Đao-lợi, mặt trời mặt trăng qua lại đều ở phạm vi nửa trên mặt biển của núi này.

Úc-đan-việt: dịch nghĩa là “cao xuất”, cũng dịch là “tinh xứ”, tức là châu Bắc Câu-lô, là một cõi đất rộng mười ngàn do-tuần.

ưu-bà-di: cũng đọc là ổ-ba-tư-ca, dịch nghĩa là “cận sự nữ”, nghĩa là người phụ nữ tại gia thường gần gũi phụng sự các vị tỉ-khâu ni. Cũng đọc là ô-ba-tát-cát, dịch nghĩa là “thiện túc nữ”, hàm ý tuy sống đời tại gia nhưng khéo tránh việc nam nữ cùng ngủ chung.

ưu-bà-tắc: cũng đọc là ổ-ba-sách-ca, dịch nghĩa là “cận sự nam”, nghĩa là người đàn ông tại gia thường thân cận phụng sự vị tỉ-khâu. Cũng gọi là ổ-ba-tát-ca, dịch nghĩa là “thiện túc nam”, nghĩa là tuy sống đời tại gia nhưng khéo tránh việc nam nữ cùng ngủ chung.

ưu-bát-la: dịch nghĩa là hoa sen xanh, khác với hoa ưu-đàm-bát-la.

ưu-đàm-bát-la: tên một loài cây, dịch nghĩa là “linh thụy”, nghĩa là báo điềm lành. Loài cây này thường không có hoa, chỉ khi có đức Phật ra đời, hoặc vua Chuyển luân ra đời thì cây mới nở hoa.

Ưu-điền vương: vua Ưu-điền. Phiên âm theo Phạm ngữ là Ổ-đà-diễn-na, dịch nghĩa là “xuất ái”, thoát khỏi ái dục. Cũng gọi là Ưu-đà-diên. (Dùng Phạm ngữ là để chỉ chữ viết của Ấn Độ ngày xưa. Người Ấn xưa kia tin rằng từ thuở ban sơ đó là tiếng nói của Phạm thiên, nên gọi là Phạm ngữ. Nhiều nơi khác vẫn quen gọi là Phạn ngữ.)

xá-lợi: tức xương người sau khi hỏa thiêu, cũng gọi là “linh cốt”, những vị chứng bốn quả thánh đều có. Xá-lợi có hình dạng, màu sắc không nhất định, vô cùng mầu nhiệm linh ứng, các nạn nước trôi lửa cháy hoặc va chạm với các thứ kim loại, đá cứng đều không thể làm tổn hại.

xuất gia tứ chúng: bốn chúng xuất gia, gồm: tỉ-khâu, tỉ-khâu ni, sa-di và sa-di ni.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 49 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.234.177.119 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (400 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...