Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tứ diệu đế »» Thuật ngữ Phật học »»

Tứ diệu đế
»» Thuật ngữ Phật học

(Lượt xem: 4.808)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Tứ diệu đế - Thuật ngữ Phật học

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Abhidharma A-tì-đạt-ma hay Vi diệu pháp

Abhidharmakosha (Abhidharmakośa-śāstra) A-tì-đạt-ma Câu-xá luận, của ngài Vasubandhu. Bản dịch Anh ngữ (dịch lại từ bản dịch tiếng Pháp) của Leo M. Pruden, Abhidharmakoshabhashyam, Berkeley, California, Asian Humanities Press, 1991.

Abhidharmasamuchchaya (Mahāyānābhidharma-samuccaya) Đại thừa A-tì-đạt-ma tập luận, của ngài Asaga. Bản dịch Pháp ngữ của Walpola Rahula, Le Compendium de la Super-Doctrine (Philosophie d’ Asanga), Paris, Ecole Française d’Extrême-Orient, 1971. Tên Anh ngữ là Compendium of Knowledge.

anatman (anātman) vô ngã

Arhat A-la-hán. Trở thành A-la-hán là mục tiêu cuối cùng của Śrāvakayāna (Thanh văn). Một dạng Niết-bàn, vượt qua tái sinh nhưng chưa đạt Phật quả.

Arya vị thánh

Aryadeva (Āryadeva) Thánh Đề-bà (Thánh Thiên), học trò của ngài Nāgārjuna và là tác giả của nhiều bộ luận giải quan trọng.

Asanga (Asaga) Vô Trước. Đại sư vĩ đại người Ấn (vào khoảng thế kỉ thứ 4), anh em cùng mẹ với Vasubandhu (Thế Thân), người đã soạn ra nhiều trước tác quan trọng của Đại thừa, được ban truyền từ đức Bồ Tát Di-lặc. Ngài đặc biệt được xem là người đề xướng Duy thức tông.

asura a-tu-la, giới thần

atman (ātman) hữu ngã

avidya (avidyā) vô minh

Bhavaviveka (Bhāvaviveka) Thanh Biện, cũng dịch là Phân Biệt Minh, một luận sư quan trọng trong trường phái Svātantrika-mādhyamika (Trung quán Y tự khởi).

bodhi bồ-đề, giác trí, giác ngộ. Sự gạn lọc tinh tế khỏi mê mờ và liễu ngộ được mọi phẩm chất (của thực tại).

Bodhicharyavatara (Bodhicaryāvatāra) Đại giác nhập môn hay Nhập Bồ-đề hành luận. Tác phẩm của ngài Śāntideva. Các bản dịch Anh ngữ bao gồm A Guide to Bodhisattva’s Way of Life của Stephen Batchelor, Dharamsala, Library of Tibetan Works and Archieve, 1979; và The Way of Bodhisattva, của Padmakara Translation Group, Shambhala, Boston, 1997.

bodhichitta (Bodhi-citta) bồ-đề tâm

Bodhisattva (Bodhisattva) Bồ-đề-tát đỏa, Bồ Tát. Người phát đại nguyện đưa mọi chúng sinh đến liễu ngộ và là người thực hành Bồ Tát đạo của Đại thừa.

Buddhapalita (Buddhapālita) Phật Hộ. Đại sư Ấn Độ sống vào thế kỉ 4, người sáng lập trường phái Prāsagika-mādhyamika (Trung quán Cụ duyên).

Chandrakirti (Candrakīrti) Nguyệt Xứng, sống vào khoảng thế kỉ 3 - 4, luận sư vĩ đại của trường phái Prāsagika-mādhyamika (Trung quán Cụ duyên).

Chantideva Xem Shantideva

Chatuhshatakashastrakarika (Catuḥśataka) Trung Đạo tứ bách kệ tụng, tác phẩm của Āryadeva. Các bản dịch Anh ngữ của K. Lang, Āryadeva’s Chatuhshataka: On the Bodhisattva’s Cultivation of Merit and Knowledge, Indiske Studier, Vol. VII, Copenhagen, Akademish Forlag, 1986; và Geshe Sonam Rinchen Ruth Sonam, Yogic, Deeds of Bodhisattvas: Gyelstap on Āryadeva’s Four Hundred, Ithaca, Snow Lion, 1994.

Chittamatra (Cittamātravāda) Duy thức tông

Dasabhumika Sutra (Daśabhūmika-sūtra) Thập địa kinh

Dharmakirti Pháp Xứng, đại sư nổi tiếng thế kỉ 7.

duhkha (dukha) đau khổ

Gelug Hoàng mạo phái hay Cách-lỗ phái

Kalachakra (Kālacakra) Thời luân, Bánh xe thời gian

karma nghiệp

karuna (karua) từ bi, từ ái, từ tâm, nhân từ

klesha (kleśa) ý tưởng và xúc cảm ưu phiền, phiền não

Madhyamaka (Mādhyamika) Trung quán, dùng theo nghĩa là “trung đạo”, trường phái triết học Phật giáo, một trong bốn trường phái chính. Đầu tiên được diễn giải bởi Nāgārjuna và được xem là cơ sở của Kim cương thừa. Trung đạo nghĩa là không chấp giữ theo các quan điểm cực đoan, đặc biệt là các chủ nghĩa thường hằng và chủ nghĩa hư vô.

Mahayana (Mahāyāna) Đại thừa, nghĩa là “cỗ xe lớn”, phương tiện của các Bồ Tát. Mục tiêu của Đại thừa là toàn giác (Phật quả), vì lợi ích và sự cứu vớt tất cả chúng sinh.

Mahayana-uttaratantrashastra(Ratnagotravibhāga-mahāyānanottaratantra-śāstra) Đại thừa tối thượng luận, Cứu cánh nhất thừa bảo tính luận. Bộ luận này được cho là của ngài Maitreya (Di-lặc). Bản dịch Anh ngữ từ tiếng Phạn của E. Obermiller, Sublime Science of the Great Vehicle to Salvation in Acta Orientalia 9 (1931), trang 81 - 306; và Takasaki, A Study on the Ratnagotravibhaga, Rome, ISMEO, 1966. Bản dịch Anh ngữ từ tiếng Tây Tạng của Ken Katia Holmes: The changeless Nature, Dumfriesshire, Karma Drubgyud Darjay Ling, 1985. Tên Anh ngữ: Supreme Continuum of Mahayana.

Maitreya Di-lặc, vị Phật tương lai, sẽ ra đời tiếp theo sau Phật Thích-ca Mâu-ni.

Majjhima Nikaya (Madhyamāgama - Pāli: Majjhima-nikāya) Trung A Hàm, Trung Bộ Kinh

mandala (mandāra) Mạn-đà-la, vũ trụ với cung điện của một vị thánh ở trung tâm, được mô tả như là sự hình tượng hóa trong thực hành Mật tông.

Manjushri (Mañjuśrī) Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi

mantra (mantra) chú, mật chú, thần chú, chân ngôn. Biểu thị của giác ngộ tối cao trong dạng âm thanh. Các âm tiết được dùng trong các thực hành hình tượng hóa để cầu khẩn các vị thánh trí tuệ.

Meru (Sumeru-parvata) núi Tu-di

moksa (moka) mộc-xoa; giải thoát, tự do thoát khỏi luân hồi, đạt quả vị A-la-hán hoặc quả vị Phật.

Mulamahyamakakarika (Mūlamadhyamaka-śāstra-kārikā) Căn bản Trung quán luận tụng, Trung quán luận. Tác phẩm của Nāgārjuna. Bản dịch Anh ngữ của F. Streng, Emptiness: A Study in Religious Meaning, Nashville and New York, Abingdon Press, 1967. Xem thêm K. Inada, Nagarjuna: A Translataion of his Mulamadhyamaka, Tokyo, Hokuseido, 1970.

Mulamahyamakavrttiprasannapada (adhyamakavtti -prasannapadā) Trung quán minh cú luận. Một luận giải của Candrakīrti về Mūlamadhyamaka-kārikā của ngài Nāgārjuna. Bản dịch Anh ngữ của một số chương có trong M. Sprung, “Lucid Exposition of the Middle Way”. Tên Anh ngữ: Clear Words.

Nagarjuna (Nāgārjuna) Bồ Tát Long Thụ, đại luận sư người Ấn của thế kỉ 1-2, là người diễn giải giáo lý Trung quán, và soạn thảo nhiều luận giải triết học.

nirodha diệt, Diệt đế, trạng thái chấm dứt hoàn toàn đau khổ.

Nirvana (Nirvāṇa - Pāli: Nibbāna) Niết-bàn

Paramarthasatya (Paramārtha -satya) Chân đế, chân lý tuyệt đối

prajna (Prajñā) bát-nhã, tuệ, huệ, trí tuệ

Pramanavarttika Xem Pramanavarttikakarika

Pramanavarttikakarika (Pramāṇavarttika-kārikā) Chú giải tập lượng luận, Lượng thích luận, tác phẩm của ngài Dharmakīrti. Tên Anh ngữ: Commentary on the Compendium of Valid Cognition. Xem thêm Dreyfus, Georges B. J. Recognizing Reality: Dharmakirti’s Philosophy and Its Tibetan Interpretations. Albany: State University of New York Press, 1997.

Prasangika (Prāsagika) Trường phái (Trung quán) Cụ duyên

Prasannapada Minh cú luận. Xem ở tên đầy đủ là Mulamahyamakavrttiprasannapada

pratimoksha (prātmoka) giới luật

pratiyasamutpada (pratītya-samutpāda) duyên khởi, có nguồn gốc phụ thuộc

preta ngạ quỷ

samadhi (samādhi) định

samsara (samsāra) luân hồi, chu trình của sự sống chưa giác ngộ trong đó chúng sinh bị luân chuyển không kết thúc bởi các xúc cảm tiêu cực và nghiệp từ trạng thái này tái sinh sang trạng thái khác. Cội rễ của luân hồi là vô minh.

Samvaharasatya (savti-satya) Tục đế, chân lý tương đối, sự thật trong vòng thế gian

Samyutta Nikaya (Sayuktāgama - Pāli: sayutta-nikāya) kinh Tạp A-hàm, Tương ưng bộ kinh

Sarvastivadin (Sarvāstivāda) Nhất thiết hữu bộ

Sautrantika (Sautrāntika) Kinh lượng bộ

shamatha (śamatha) chỉ, định tĩnh, tĩnh lặng, làm cho tâm thức an định để lắng dần các vọng tưởng.

Shantideva (Śāntideva) Tịch Thiên, luận sư vĩ đại của thế kỉ 7, tác giả Nhập Bồ-đề hành luận.

Shariputra (Śāriputra) Xá-lợi-phất, một trong 10 vị đại đệ tử vào thời đức Phật, được Phật khen là Trí tuệ đệ nhất.

shila (śila) giới

Shravaka (Śrāvaka) Thanh văn. Người theo giáo pháp Thanh văn thừa, với mục đích tự mình đạt được sự giải thoát khỏi đau khổ của luân hồi, tức là quả vị A-la-hán.

Shravakayana (Śrāvakayāna) Thanh văn thừa, nghĩa là giáo pháp của “những người lắng nghe” để nhận hiểu và tu tập trên cơ sở chủ yếu là Tứ thánh đế (Tứ diệu đế).

shunyata (śūnyatā) tính không, sự thiếu vắng của tính chất tồn tại thật sự trong mọi hiện tượng.

Siddhartha (Siddhārtha) Tất-đạt-đa, Sĩ-đạt-đa, vị thái tử con vua Tịnh-phạn, sau này giác ngộ và trở thành đức Phật Thích-ca.

sutra kinh điển, chỉ chung tất cả giáo lý do đức Phật truyền dạy, gồm cả Thinh văn thừa và Đại thừa.

Svatantrika (Svātantrika) (Trung quán) Y tự khởi tông

Tantrayana (Tantrayāna) Kim cương thừa, Mật thừa. Xem thêm Vajrayana.

Theravada (Theravāda) Bộ phái Nguyên thủy, Trưởng lão bộ, Thượng tọa bộ

Tsongkhapa Tông-khách-ba, đại sư nổi tiếng của Phật giáo Tây Tạng.

Uttaratantra Tối thượng luận. Xem ở tên đầy đủ là Mahayana-uttaratantrashastra.

Vaibhashika (Vaibhāṣika) Tì-bà-sa bộ, trường phái đặt cơ sở trên bộ Đại Tì-bà-sa luận (Mahāvibhāṣā).

Vajrayana (Vajrayāna) Kim cương thừa, Mật thừa.

Vasubandhu Bồ Tát Thế Thân, đại sư người Ấn, anh em cùng mẹ với ngài Asaga, là người soạn thảo các bộ luận triết học cổ điển về các học thuyết của Nhất thiết hữu bộ, Kinh lượng bộ, và Duy thức tông.

vipashyanan (vipaśyanā) minh sát, pháp thiền thấu suốt nhờ sự quán sát, xem xét rõ ràng.



    « Xem chương trước «      « Sách này có 11 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hoa nhẫn nhục


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


Cảm tạ xứ Đức


Dưới cội Bồ-đề

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.189.177 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (86 lượt xem) - Hoa Kỳ (80 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...