Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Tầm quan trọng của chánh ngữ trong đời sống hàng ngày »» Tầm quan trọng của chánh ngữ trong đời sống hàng ngày »»

Tầm quan trọng của chánh ngữ trong đời sống hàng ngày
»» Tầm quan trọng của chánh ngữ trong đời sống hàng ngày

(Lượt xem: 6.545)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Tầm quan trọng của chánh ngữ trong đời sống hàng ngày

Font chữ:

Vọng ngữ tức nói sai sự thật, nói thô ác, nói thị phi chia rẽ, nói xu nịnh để người khác xiêu lòng nhằm tư lợi là căn bệnh cố hữu của chúng sinh. Có thể nói, trong vô vàn nỗi thống khổ mà con người phải gánh chịu thì khổ đau do lời nói thiếu trách nhiệm mang đến nhiều hơn cả.

Không phải ngẫu nhiên mà người xưa đúc kết "mọi tai họa từ miệng mà ra", lời nói như "búa nằm trong miệng" còn nguy hơn cả gươm đao.

Sở dĩ người ta phạm lỗi nhiều về lời nói vì nó không sâu kín riêng tây như ý nghĩ (ý nghiệp) mà cũng không quá thô tháo như động chân tay (thân nghiệp) nên "binh khí miệng lưỡi" là công cụ được sử dụng nhiều nhất. Nói một câu mà đối phương phải đau đầu. Nói xỏ xiên, ví von khiến người ta nát óc, mất ăn mất ngủ. Buông một lời mà như "một mũi tên bắn trúng hai đích", gây mất đoàn kết, ly gián nhau. Thậm chí một lời thốt ra khiến người ta phải mất mạng. Thế nên Đức Phật luôn cảnh tỉnh hàng đệ tử khéo tu cái miệng, chuyển hóa khẩu nghiệp cho thiện lành nếu không sẽ rơi vào ba đường ác, chịu quả báo khổ đau.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Ở trong chúng này, Ta không thấy một pháp nào đã thực hành, thực hành nhiều rồi thành hạnh địa ngục, hạnh ngạ quỷ, hạnh súc sanh, nếu sanh trong loài Người thì hơi miệng hôi thối, làm người chán ghét, như là vọng ngữ. Này các Tỳ-kheo, nếu có người nói dối, nói thêu dệt, cãi lẫy thị phi, liền đọa trong súc sanh, ngạ quỷ. Vì sao thế? Vì nói dối vậy. Thế nên hãy chí thành, không được vọng ngữ. Thế nên, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.


(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm14.Ngũ giới,
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.188)

Dĩ nhiên người học Phật nào cũng thấy giá trị của việc nói thật và mong muốn được thể hiện chánh ngữ trong đời sống hàng ngày. Nhưng kiểm soát và làm chủ lời nói là điều không dễ. Chúng ta thường nói theo các cung bậc cảm xúc vui buồn thương giận trong ta, nói theo sự sai khiến của tham lam, hờn giận và si mê. Nên mỗi ngày, chính mình đã mang "gươm đao" uy hiếp người thân và mọi người đồng thời chính mình cũng gánh chịu lại mọi loại "rác rưởi" từ người khác.

Để thực hành chánh ngữ, việc đầu tiên chúng ta phải ý thức được rằng, vọng ngữ mang lại khổ đau trong hiện tại, tương lai chịu quả báo trong ba đường ác. Kế đến là dặn lòng thành thật. Dẫu biết rằng, nói thật là điều không dễ.

Đôi khi chánh ngữ cần được vận dụng một cách linh hoạt thành khéo nói; nói sao mà lợi mình và lợi người. Việc phát ngôn tuy nhanh chóng nhưng kỳ thực nó là một tiến trình. Cội nguồn của ngôn ngữ lưu xuất từ trong tâm ý. Những ai có thực tập chánh niệm, "trước khi nói uốn lưỡi bảy lần" thì người này có khả năng kiểm soát lời nói, nhờ vậy mà tránh được những phát ngôn vụng về.

Một lời nói ra nhanh như tên bắn, không thể thâu lại được. Như bát nước đầy đổ ra đất không thể hốt lại được. Nên hãy tự học nói lời chân thật, nói lời xây dựng, nói lời yêu thương, nói lời tử tế. Nói chậm, nói ít và nói đúng để gieo trồng hạt giống chánh ngữ mỗi ngày.

Luôn suy nghiệm về lời nói của mình, vì sao ta nói chẳng ai tin, không mấy người để ý, ta chẳng thuyết phục được ai, mở lời thì họ quay lưng? Rõ ràng, ta thiếu phước về lời nói do trước đó không thực hành chánh ngữ. Thế nên người học Phật cần ý thức rõ về khẩu nghiệp, cực kỳ thận trọng trong lời ăn tiếng nói của mình, ‘nói như hoa mà không nói như phân’ để thêm vui bớt khổ.



    « Xem chương trước «      « Sách này có 1425 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Báo đáp công ơn cha mẹ


Bhutan có gì lạ


Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)


Chuyện Vãng Sanh - Tập 3

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.141.100.120 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (100 lượt xem) - Việt Nam (86 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...