Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Quét lá sân chùa »» TƯỢNG PHẬT VÀ GIÁC NGỘ »»

Quét lá sân chùa
»» TƯỢNG PHẬT VÀ GIÁC NGỘ

(Lượt xem: 6.585)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Quét lá sân chùa - TƯỢNG PHẬT VÀ GIÁC NGỘ

Font chữ:

Ngày xưa, có một người rất sùng kính đạo Phật và quy y Phật. Người này chăm lo cầu nguyện tôn kính và ngưỡng mộ đức Phật vô cùng. Lòng tinh thành thấu đến đức Phật và một hôm trong khi nguyện cầu tinh tấn hành trì, người đó nhập vào một giấc mơ, khi đó có được linh kiến thấy đức Phật hiện ra trên toà sen và bảo:
“Này con, lòng tu hành cầu nguyện tinh tấn thành tâm của con đã thấu đến chư Phật. Con xứng đáng được gọi là một Phật tử đúng nghĩa của nó, nghĩa là đệ tử của chư Phật mà ta là đại diện thị hiện đến hôm nay chứng minh. Tuy nhiên, con đường tu tập của con vẫn còn dài. Hôm nay, để hộ trì cho con, chư Phật thỉnh ta đến đây dại diện cho Pháp thân chư vị để khuyến giáo và hộ trì cho con kiên tâm tu hành cho đến khi đạt thành chánh quả. Con đừng phụ lòng chư Tam Bảo. Phật chỉ là sự Giác ngộ giáo lý của chư vị, phá chấp và như thế thì hành trì thiền định để vượt thoát ra khỏi mọi chấp trước, bởi vì Phật tánh đã có sẵn trong con và bàng bạc khắp mọi nơi chốn. Khi ngộ ra thì sẽ không còn chấp vào hình danh sắc tướng bởi vì thấy ra Pháp thân Phật vốn có sẵn trong con và thường trụ trong mọi sự vật, trong nhất thiết chư pháp của thế gian. Đó cũng là ý chỉ của giáo lý tối thượng về Tánh Không.
Hôm nay, ta đại diện cho Pháp thân chư vị thị hiện đến để giúp con tiến tu trên con đường đạo của Không môn. Đây là bảo vật ta trao cho con, một bức tượng Phật bằng đồng tô son thiếp vàng. Màu sắc vàng kim sáng chói tỏa ra từ thân tượng và khuôn mặt của tượng. Bởi vì là biểu tượng cho chư Phật, cho giáo lý tối thượng sáng chói như mặt trời chiếu rạng trên thế gian, soi đường Giác ngộ cho chúng sinh.
Nay, con hãy thiền định trên giáo lý chư Phật qua bức tượng quý báu thiêng liêng tự tay ta trao cho con. Hãy cầu nguyện và thiền định quán chiếu Pháp thân Phật qua bức tượng này để giúp con mau đạt thành chánh quả. Khi nào con có vấn đề trên đường đạo, con chỉ cần cầu nguyện đến ta trước bức tượng linh thiêng này thì ta sẽ linh hiển để giúp con. Nhưng hãy luôn luôn ghi nhớ rằng Pháp thân chư Phật không nằm riêng nơi nào, không trụ một nơi riêng nào và không ở trong hình danh sắc tướng. Đó là vô trụ Pháp thân và Vô trụ Niết bàn. Hãy nhớ là ”Theo ngón tay chỉ mặt trăng, thì nhìn thấy trăng, nhưng nếu chỉ chấp vào ngón tay thì sẽ không thấy được mặt trăng.”
Người ấy vâng vâng dạ dạ và tỉnh giấc mơ, thì kỳ lạ thay, bên mình đã có tượng Phật vàng sáng chói.
Người này mừng rỡ lắm, lễ lạy tạ ơn Phật và sửa soạn mang tượng Phật để lên trên bàn thờ sùng kính mỗi ngày cầu nguyện thiền định trước bàn thờ tượng Phật.
Mỗi ngày người ấy đều cúng dường hương hoa, thay nước cúng dường bàn thờ Phật và lau chùi bàn thờ sạch sẽ, sau đó là hành trì cầu nguyện thiền định.
Tháng ngày trôi qua. Thế gian là chốn bụi. Hồng trần tức là bụi hồng phủ khắp nơi nơi. Một hôm người ấy thấy bụi phủ lên tượng Phật một lớp mỏng. Người ấy nghĩ thầm, tượng Phật quý giá vô ngần, chính là Pháp thân Giác ngộ mà ta phải đạt đến, nay chớ để bụi phủ mất tượng Phật quý giá này.
Nói xong, bèn làm ngay, người ấy đi lấy khăn sạch và nước sạch lau chùi thân của tượng Phật sáng bóng. Đứng lui lại, chiêm ngưỡng tượng Phật sạch bụi, thân Phật lại sáng chói lên, người ấy hài lòng và nói thầm một mình, đây là Pháp thân chói rạng của chư Phật và nhìn lên khuôn mặt từ ái của tượng Phật chiêm ngưỡng không rời.
Khi người ấy nhìn kỹ thì thấy khuôn mặt tượng Phật có phủ bụi. Bèn lấy khăn ra lau. Bất đồ nhìn lại thì thấy là mình đã chùi lem luốc khuôn mặt Phật. Bởi vì khuôn mặt tượng Phật là thếp vàng, nghĩa là người thợ đúc tượng lấy mạt vàng thếp lên mặt tượng Phật. Cho nên khi chùi thì mạt vàng thếp trên mặt Phật đã bị chùi đi một lớp mỏng lộ ra phần của đồng đúc phía sau làm cho khuôn mặt Phật trông thấy như bị lem luốc.
Người ấy cả sợ, không biết làm thế nào mà chữa. Bởi vì lớp vàng đã bị chùi đi một vệt. Lo buồn quá, người ấy bèn ngày đêm cầu khấn đức Phật xin cứu giúp.
Chẳng bao lâu, đức Phật hiện ra và hỏi, con cầu xin giúp đỡ điều chi. Người ấy bạch Phật sự tình và xin Phật giúp cho để sửa lại khuôn mặt Phật được thếp vàng hoàn lại y như cũ. Đức Phật nói là, tượng Phật vốn tượng trưng cho Pháp thân trong mỗi chúng sinh, cần làm hiển lộ chứ không cần phải lo lắng mà sửa lại.
Người ấy vì lâu ngày cầu nguyện thiền định chiêm ngưỡng tượng Phật Pháp thân này cho nên quý báu tượng vô cùng. Nằng nặc xin đức Phật giúp hoàn lại y như cũ. Đức Phật không làm sao được bèn mang tượng đi theo và hẹn trở lại sau đó.
Một thời gian sau, người ấy thương nhớ tượng Phật của mình bèn thắp nhang cầu khẩn đức Phật. Trong một lần nằm mơ, linh kiến, người ấy thấy đức Phật hiện ra bảo rằng, tượng Phật vì đã hết duyên với thế gian nên đã bị mất rồi, nay con đừng thắc mắc chi nữa mà lo tinh tấn tu hành để mau thành đạo.
Người ấy tỉnh dậy, lo buồn và thầm nghĩ. Tượng Phật là Pháp thân. Nay, đã bị mất, tức là đã bỏ ta đi. Vậy ta không còn hy vọng gì để đạt Giác ngộ Pháp thân chư Phật.
Từ đó, người đó buồn bã tiếc thương tượng Phật và cho rằng đức Phật và tượng Pháp thân đã thờ ơ bỏ rơi mình. Tâm trở thành giãi đãi không còn hăng hái, biếng nhác không tu hành, không cầu nguyện như xưa.
Đức Phật lại thị hiện trong giấc mơ, bảo rằng. Trước kia, ta đưa tượng Phật đến cho con và nhắn nhủ kỹ lưỡng là tượng Phật biểu trưng cho Pháp thân chư Phật chứ không phải là Pháp thân chư Phật. Bởi vì Pháp thân nằm ngay trong mỗi chúng sinh, cho nên phải hiểu là cần nương vào tượng để tu tập hiển lộ chính Pháp thân tiềm tàng ở trong mình và trong toàn mọi sự vật (nhất thiết chư pháp), chứ không nằm trong hình danh sắc tướng cũng không nằm trong đồ vật. Nay con đã ái mộ tượng Phật hơn cả Pháp thân trong mình và dính mắc vào đồ vật hơn là Pháp thân thường trụ. Hãy mau mau tỉnh ngộ mà quay về chánh pháp, xả bỏ mọi chấp trước trong hình danh sắc tướng thì mới mong đi trên con đường tu hành thoát khổ.
Người này tỉnh giấc, bụng tự bảo mình là “Thôi thôi, đức Phật đã thờ ơ không lo giữ lại tượng Phật Pháp thân cho ta, nay Ngài muốn nói sao cũng được.”
Và tiếp tục ngày ngày lo buồn đi kiếm lại tượng Phật bằng vàng ròng cho đến khi tàn hơi thở cuối cùng mà vẫn lo chạy theo tâm chấp ái vào tượng Phật quý giá bằng vàng ròng của mình.
Mãi cho đến khi nghe chư tăng tụng kinh siêu độ, và chư tăng thiêu hình của mình trong buổi lễ cầu siêu thì người đó hoàn toàn buông xả thân ngũ uẩn và được siêu thoát.

Lời bàn thêm của tác giả:

Chúng sinh, ôi, nghe học được gì thì chấp dính mắc vào trong đó. Nhìn ngón tay mà tưởng cho là mặt trăng.
Ngày xưa cũng có câu truyện của một vị thiền sư đi hành cước lang thang khắp nơi chùa chiền, tên là Đan Hà như sau:
Sau khi học và đắc đạo, thiền sư Đan Hà từ biệt thầy mình là sư Mã Tổ, tiếp tục du phương. Đến chùa Huệ Lâm, gặp lúc trời lạnh, Sư bèn lấy tượng Phật gỗ đốt để sưởi, viện chủ trông thấy quở:
“Sao đốt tượng Phật của tôi?”
Sư lấy gậy bới tro nói:
“Tôi đốt tìm Xá-lợi”.
Viện chủ bảo:
“Phật gỗ làm gì có Xá-lợi?”
Sư nói:
“Đã không có Xá-lợi thì thỉnh thêm hai vị nữa đốt.”
Viện chủ nghe câu này tất cả kiến chấp đều tan vỡ.
Cho nên có bài kệ sau:
“Đan Hà thiêu mộc Phật
Viện chủ lạc mi mao”
Nghĩa là: “Đan Hà đốt tượng Phật gỗ. Viện chủ rụng lông mi”.

CHÚ THÍCH


Tạng ngữ là Bardo Thodol.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 10 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.224.59.231 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...