Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Những suy nghĩ về nền giáo dục Việt Nam hiện nay »» Sự trăn trở của một kẻ lười biếng - Phân đoạn 5 »»

Những suy nghĩ về nền giáo dục Việt Nam hiện nay
»» Sự trăn trở của một kẻ lười biếng - Phân đoạn 5

(Lượt xem: 4.992)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Những suy nghĩ về nền giáo dục Việt Nam hiện nay - Sự trăn trở của một kẻ lười biếng - Phân đoạn 5

Font chữ:




Những thành công cá nhân làm nên sức mạnh của tập thể, đó chẳng phải là điều mà bất kỳ dân tộc nào cũng hướng tới? Những thành công chân chính chỉ có thể sinh ra từ nghị lực và đam mê chân chính. Thế nhưng nhìn thấy nhiều người không một ước mơ, không có đam mê nào trong cuộc sống, thi đại học thường là chọn khối vừa sức trước khi chọn trường. Không ít chúng ta chỉ cố gắng lay lắt trước các kỳ thi còn nghề nghiệp tương lai là chưa bàn tới, và nếu chọn trường cũng chỉ cố gắng đừng để bị thất nghiệp. Đương nhiên thì ai cũng có công ăn việc làm ổn định nhưng có câu của Khổng Tử mà chúng ta nên nhớ, hãy chọn công việc mà bạn yêu mến và bạn sẽ không phải làm việc một ngày nào cả. Steve Job, ông trùm công nghệ đã thay đổi cả thế giới với quả táo cắn dở cũng đã nói, khi bạn làm một công việc mà bạn yêu thích hoặc thực sự quan tâm tới bạn không cần một ai bên cạnh để thúc ép để thúc đẩy, bởi chính cái viễn cảnh về thứ ấy sẽ kéo bạn đi. Nhưng mà nhiều người không có điều để họ quan tâm. Họ không thể xây dựng được cái viễn cảnh cho bản thân và luôn phải bị thúc ép. Điều quan trọng cần nhìn rõ ở đây là người có lỗi không hoàn toàn là họ. Ta trồng cây nhưng lại nhét nó vào trong một cái lọ rồi đóng nắp lại thì không thể nào lớn nổi.

Đam mê thường bắt nguồn từ những việc nhận thức được những gì trong ta đã có đã biết và phải hứng thú với nó. Ta thấy mình hát hay muốn làm ca sĩ. Thấy mình giỏi lắp ráp thì thích làm kỹ sư. Thích kể chuyện thì muốn làm nhà văn. Chúng ta khi còn bé đều sở hữu những sự tò mò, sự sáng tạo, sức tưởng tượng phong phú của mình với những năng khiếu nhất định. Có thể bạn đã từng thể hiện khả năng về nghệ thuật, năng khiếu quan sát, xã hội, cơ khí, vật lý, thể thao hay thậm chí là cả năng lực tâm linh. Với những ai nghĩ rằng tạo hóa đã ban cho mình số phận của một kẻ bất tài hãy nhìn lại xem liệu có phải thế không? Hay là đã từng có năng lực nhưng đã bị thui chột, không được tạo điều kiện để phát triển. Chúng ta có nhiều hơn những gì đang có. Chúng ta làm được nhiều hơn là ngồi vùi mặt làm bài tập vô bổ ngày này qua ngày khác. Chúng ta là những người có tài!


Nói nhiều về đam mê như vậy là để thấy một cái tội nữa của giáo dục đó là nhét con người ta vào trong cái lọ! Đất nước này không thiếu nhân tài. Thế nhưng những bộ óc độc lập lại đang dần bị nô lệ hóa. Con người ta sinh ra là khác nhau nhưng ai cũng phải phát triển theo cùng một hướng giống nhau, do bố không muốn con trai học nhạc, do mẹ không muốn con gái học nhảy, do không ai tin vào những giấc mơ kỳ bí và khả năng tiên đoán của một đứa trẻ. Và đến khi chúng nó đi học nhà trường cũng không làm được gì hơn là đẩy tất cả vào chung một dòng sông rác.

Lựa chọn ở đâu? Tôi không nhìn thấy lựa chọn ở đâu cả! Bởi những định kiến lớn đến nỗi nhắm mắt cũng thấy. Những định kiến từ đâu mà ra? Từ đâu mà người ta muốn con mình phải vào đại học? Từ đâu mà người ta cứ muốn con mình phải vào THPT? Tại sao nó lại thành một thứ phong trào để a dua nhau một cách mù quáng? Biết là không thích, biết là không phù hợp, biết là không có khả năng vẫn cứ cố mà lao theo. Mấy ai chọn trường nghề? Mấy ai chọn TCCN? Mà cố cho bằng được để vào THPT và vào được đại học.

Từ bao giờ chúng ta cứ nhìn vào cái mác trường để đánh giá năng lực và xét đoán tương lai của người khác? Ta nghĩ rằng điểm chuẩn tỉ lệ thuận với thành công trong tương lai, tỉ lệ thuận với lượng tiền ổn định kiếm được trong tương lai. Đối với những ai tự mình định hướng thì có thể là như vậy. Còn nếu không thì sớm muộn anh sẽ cảm thấy mình bị lạc long bởi bản thân cũng chỉ là kẻ chạy theo trào lưu không hơn không kém, một thứ trào lưu bằng lời hứa hẹn tiền tài viển vông do cái thương hiệu dấy lên mà không biết nhìn vào sở trường và khát vọng của bản thân, nếu như vậy thì không còn bằng một người học nghề từ năm 15 tuổi.

Tại sao hầu như ai cũng nghĩ rằng đại học là con đường duy nhất để tiến thân cũng như THPT là con đường duy nhất để lên đại học? Quan niệm như vậy dẫn đến hệ quả tất yếu đó là thiếu hụt nguồn nhân lực về cả số lượng lẫn chất lượng như hiện nay. Bây giờ chúng ta hãy bắt đầu cố gắng tuyên truyền vận động thay đổi quan niệm phụ huynh học sinh?

Vô ích! Người làm giáo dục không thay đổi suy nghĩ thì làm sao người được giáo dục thay đổi quan điểm? Lúc nào ta cũng nghe những ngôn từ mang đầy tính phân biệt: năng lực học tập khá trở lên, năng lực học tập trung bình trở xuống, trượt cái này thì phải vào cái kia, không đủ điều kiện học cao thì đành học thấp…, rất nhiều, rất nhiều! Những thứ đó chẳng phải do người làm giáo dục viết ra hay sao? Chúng ta phân biệt kín đáo, phân chia cao thấp, tạo nên những thứ đẳng cấp cao thấp khác nhau. Phụ huynh nào chẳng muốn con mình học giỏi, học cao? Đứa con nào chẳng muốn làm cho cha mẹ tự hào? Như vậy vô hình trung tự chúng ta dồn ép nhau để cố bằng được vào những môi trường được gọi là cao cấp hơn, được dành cho những ai thông minh hơn. Trình độ chỉ có thể xét trong một chuyên môn nhất định. Ở trường học, xếp loại học lực là chuyện phù phiếm. Khả năng của con người không hề gói gọn trong khoàng chục cái môn ở trường. Thế nhưng điểm số của chúng, những giá trị hão huyền buộc con người ta phải tốn thời gian chạy theo chỉ để mong một tương lai sán lạn, để tránh khỏi những định kiến, dè bỉu của xã hôi.

Vậy căn nguyên? Chính là sự phán xét thiếu công minh, thiếu thực tế mà một lần nữa điểm số là một công cụ. Muốn xóa bỏ định kiến ta phải xóa bỏ ranh giới phân biệt đó. Muốn không có thành tích, ta phải lọc bỏ thành tích. Chúng ta không nói lên được mục đích của những cuốn sách giáo khoa phổ thông. Thậm chí xét lẻ tẻ từng môn học thôi chúng ta cũng không thể nói được mục đích của môn toán là củng cố tư duy logic hay đào tạo những nhà toán học tương lai hay để sản xuất máy tính? Mục đích của môn văn là để làm giàu tâm hồn hay để đào tạo những nhà văn nhà thơ nhà phê bình hay để sản xuất máy ghi âm? Và cả các môn khác nữa, chúng ta không thể nói lên được mục đích của nó.

Như vậy rõ ràng chúng ta cũng không thể nói lên được mục đích đào tạo của cấp THPT và có lẽ thậm chí là cấp I, cấp II. Và thật vô lý từ trước đến nay chúng ta vẫn cứ đi học mà chẳng biết mục đích của mình. Nếu muốn đào tạo những nhà vật lý học tại sao lại cứ thi tốt nghiệp lịch sử? Cái gì cũng đáng để học nhưng không phải cái gì cũng cần để thi. Tất cả chúng ta sớm muộn rồi ai ai cũng phải có một cái nghề. Nếu như việc đi học không giúp cho được tất cả nên người, không giúp cho được tất cả thành người có văn hóa thì nó ắt phải giúp cho người ta có được một kỹ năng kiếm sống, một cái nghề. Những trường nghề đáp ứng được tiêu chuẩn đó.

Thế còn THPT, ai biết? Có thể anh học nhiều hơn, anh lắm chữ hơn nhưng anh đóng góp được bao nhiêu? Những chữ nghĩa đó có vai trò gì với những nghề sau này anh làm? Ai biết? Nói trắng ra chúng ta không có sự lựa chọn. Vẫn muốn theo đuổi đam mê nhưng không thể mạo hiểm chọn trường nghề. Bởi những định kiến cũng sinh ra từ chính bất cập của các trường nghề. Nếu các trường đó có chất lượng thì đã tạo được chỗ đứng trong mắt mọi người. Cái này tôi không thể nói nhiều, để nhường cho những chiến sĩ dạy và học nghề cảm thấy bức xúc.

Thế còn xét THTP, với những sự lựa chọn nào được bày ra? Trước mắt nó được quanh đi quẩn lại với những ban tự nhiên, ban cơ bản, ban xã hội. Tất cả những sự lựa chọn đó nó chỉ nằm trong phạm vi đưa chúng ta lên vị trí của những nhà lý thuyết học mà lý thuyết chỉ mãi là lý thuyết mà thôi. Thế còn tôi muốn học những thứ khác thì sao? Những kỹ năng như kịch, âm nhạc, nghệ thuật, tranh luận, phát biểu trước công chúng, rồi những hoạt động thể thao cá nhân đồng đội, tất cả những thứ giúp cho học sinh phát triển kỹ năng lãnh đạo và tổ chức cũng như sự tự tin và tính tự lập nó nằm ở đâu trong chương trình học của Việt Nam? Một người nằm lăn ra đường thì có 10 người chạy ra xem trong đó có đến 9 người không biết thao tác sơ cứu.

Chẳng nhẽ buổi sáng tôi đi học những thứ vô bổ trên lớp, buổi chiều tôi đi học thêm để đảm bảo cho những thứ vô bổ, để rồi buổi tối tôi làm bài tập vô bổ, để rồi thời gian dành cho đam mê, dành cho năng khiếu, để cho những kỹ năng cần thiết và có ích trong cuộc sống thì chỉ có thể là những khe trống giữa các buổi vô bổ. Như vậy tuổi xanh của tôi có bị lãng phí không? Học hành như thế thì tôi có tổn thọ hay không? Chẳng lẽ phải đợi đến đại học mới tạm gọi là tự do để có những kỹ năng mình cần? Vậy thì rõ ràng bây giờ đang rất cấp bách để chúng ta phải hình thành một hệ thống giáo dục hoàn toàn mới. Như Lưu Quang Vũ đã nói, có những cái sai không thể sửa được; chắp vá, gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Chỉ còn cách là đừng làm sai nữa hoặc bù lại bằng một việc đúng khác.

Khi tôi đọc báo thấy có nhiều người quan tâm đến giáo dục và họ cũng đưa ra những ý kiến đa chiều. Thế nhưng phần lớn tuy nhiệt huyết nhưng không nhìn thấy ủ bệnh ở quả tim, cứ đi tìm đâu đâu ở các cái mao mạch. Vấn đề của bộ não mà cứ nhấc lên đặt xuống với mấy cái đốt ngón tay. Trong khi đó chỉ có một số ít các cao nhân là có đôi mắt tinh tường xoáy sâu vào cái cốt lõi, đó là ai? Đó là GS Hồ Ngọc Đại, hiệu trưởng trường Thực nghiệm, đó là nhà giáo Phạm Toàn với nhóm Cánh Buồm đang thực hiện bộ giáo khoa mới, đó là GS Hoàng Tụy, GS Chu Hảo, nhà văn Nguyên Ngọc, TS Phạm Anh Tuấn và những người khác. Thế nhưng tôi nhìn mãi, nhìn mãi cũng chỉ thấy người giỏi ở trên mặt báo. Rời mắt ra thì khung cảnh vẫn ảm đạm, thạm hại, bế tắc và thê lương như thường. Tất cả những mái đầu bạc trắng vẫn chỉ như đứng cạnh nhau trên một cái đường tròn, đổ dồn mắt vào bên trong, không tài nào với tay nổi vào cái tâm I của đường tròn đó. Tôi tự hỏi vị trí trung tâm đó là của ai? Làm thế nào để nó nhúc nhích đây? Và đến bao giờ thì cái vòng tròn kia mới được lăn bánh?

Nếu như các ngành công nông nghiệp khác đều tạo ra sản phẩm là hàng hóa thì sản phẩm của ngành giáo dục là con người. Sản phẩm được định nghĩa là gì? Là kết quả của một quá trình tập hợp những hoạt động liên quan đến nhau và tương tác lẫn nhau để biết đầu vào thành đầu ra, input – output. Tôi gọi học sinh là một loại sản phẩm đặc biệt và giáo dục là một quy trình đặc biệt. Hãy xem chúng ta nhìn nhận thế nào về cái quá trình đó?

    « Xem chương trước «      « Sách này có 14 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Quy Sơn cảnh sách văn


Truyện tích Vu Lan Phật Giáo


Phúc trình A/5630


Giọt mồ hôi thanh thản

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 44.213.80.203 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...