Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Nghệ thuật sống - Pháp thiền do Thiền sư S. N. Goenka giảng dạy »» Phụ lục B: Những đoạn kinh nói về cảm giác »»

Nghệ thuật sống - Pháp thiền do Thiền sư S. N. Goenka giảng dạy
»» Phụ lục B: Những đoạn kinh nói về cảm giác

(Lượt xem: 5.566)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Nghệ thuật sống - Pháp thiền do Thiền sư S. N. Goenka giảng dạy - Phụ lục B: Những đoạn kinh nói về cảm giác

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

Hoặc nghe giọng đọc Thanh Cúc dưới đây:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Trong những bài giảng, Đức Phật thường nhắc tới tầm quan trọng của sự ý thức về cảm giác. Dưới đây là những đoạn kinh được chọn lọc đề cập tới đề tài này.

Trên trời có nhiều loại gió thổi, gió đông, gió tây, gió nam, gió bắc, gió đầy cát bụi hay gió trong sạch, gió nóng, gió lạnh, cuồng phong hay gió hiu hiu... Cũng vậy, trong người có những cảm giác dễ chịu, khó chịu hay trung tính. Khi một hành giả tu tập hăng say thì không bỏ quên khả năng hiểu biết thấu đáo (sampajanna). Một người có trí như vậy sẽ hoàn toàn thấu hiểu được những cảm giác, và sẽ thoát khỏi mọi bất tịnh ngay trong chính cuộc đời này. Đến cuối đời, một người như thế đã củng cố trong Pháp, hoàn toàn thấu hiểu cảm giác, sẽ đạt đến giai đoạn không thể diễn tả bằng lời, bên ngoài thế gian hữu vi này.
S. XXXVI (II). ii.12 (2), Paṭhama Ākāsa Sutta.

Người hành thiền quan sát thân trong thân như thế nào? Trong trường hợp này, một hành giả đi vào rừng, đến một gốc cây, hay một nơi yên tĩnh, ngồi xếp bằng, lưng thẳng, chú tâm vào khu vực quanh miệng. Với sự ý thức, người đó hít vào và thở ra. Hít vào một hơi dài, người đó biết rõ, “Tôi đang hít vào một hơi dài.” Thở ra một hơi dài, người đó biết rõ, “Tôi đang thở ra một hơi dài.” Hít vào một hơi ngắn, người đó biết rõ, “Tôi đang hít vào một hơi ngắn.” Thở ra một hơi ngắn, người đó biết rõ, “Tôi đang thở ra một hơi ngắn.” “Cảm nhận được cả cơ thể, tôi hít vào”; người đó luyện tập như vậy. “Cảm nhận được cả cơ thể, tôi thở ra”; người đó luyện tập như vậy. “Với sự lắng dịu của những hoạt động cơ thể, tôi hít vào”; người đó luyện tập như vậy. “Với sự lắng dịu của những hoạt động cơ thể, tôi thở ra”; người đó luyện tập như vậy.
22/M. 10, Satipaṭṭhāna Sutta, Ānāpāna-pabbaṃ

Khi một cảm giác dễ chịu, khó chịu, hay trung tính nổi lên, hành giả hiểu rằng, “Một cảm giác dễ chịu, khó chịu, hay trung tính nảy sinh trong tôi. Cảm giác dựa trên một cái gì, hay không dựa trên một cái gì cả. Nó dựa trên cái gì? Trên chính cơ thể này.” Như vậy hành giả quan sát bản chất vô thường của cảm giác trong thân.
S. XXXVI (II).i.7, Paṭhama Gelañña Sutta

Hành giả hiểu được rằng: “Có một kinh nghiệm dễ chịu, khó chịu, hay trung tính nảy sinh trong tôi. Nó được cấu tạo với tính chất thô kệch, tùy thuộc vào những điều kiện. Nhưng cái thật sự tồn tại và tốt đẹp nhất là sự bình tâm.” Dù một kinh nghiệm dễ chịu hay khó chịu, hay trung tính nảy sinh trong người thì cũng sẽ chấm dứt, nhưng sự bình tâm thì tồn tại.
M. 152, Indriya Bhāvanā Sutta

Có ba loại cảm giác: dễ chịu, khó chịu và trung tính. Cả ba đều vô thường, được tạo nên và lệ thuộc vào những điều kiện, không tránh khỏi sự hủy hoại, mờ nhạt, tan biến đi. Nhìn thấy thực tại này, người được huấn luyện kỹ về Bát Thánh Đạo sẽ giữ được sự bình tâm với những cảm giác dễ chịu, khó chịu hay trung tính. Nhờ phát triển sự bình tâm, người đó không còn bám chấp. Và do phát triển sự không bám chấp, người đó được giải thoát.
M. 74, Dīghanakha Sutta.

Nếu một người hành thiền quan sát sự vô thường của một cảm giác dễ chịu trong thân và sự phai nhạt, sự chấm dứt của cảm giác đó, đồng thời quan sát sự hủy diệt những bám víu của mình vào cảm giác đó, thì điều kiện ẩn tàng của sự thèm muốn về cảm giác dễ chịu trong thân bị diệt trừ. Nếu người đó quan sát sự vô thường của một cảm giác khó chịu trong thân, thì điều kiện ẩn tàng của chán ghét về những cảm giác khó chịu trong thân sẽ bị diệt trừ. Nếu người đó quan sát sự vô thường của những cảm giác trung tính trong thân, thì điều kiện ẩn tàng của vô minh về cảm giác trung tính trong thân sẽ bị diệt trừ.
S. XXXVI (II). i. 7 Pathama Gelanna Sutta.

Khi những điều kiện ẩn tàng của sự thèm muốn về cảm giác dễ chịu, chán ghét về cảm giác khó chịu, và vô minh về cảm giác trung tính bị loại trừ, hành giả được gọi là người hoàn toàn thoát khỏi mọi điều kiện, thấy được sự thật, cắt đứt mọi thèm muốn và chán ghét, cắt đứt mọi ràng buộc, và hoàn toàn thấu hiểu được tính chất huyễn hoặc của tự ngã, và chấm dứt được khổ đau.
S. XXXVI (II). i. 3, Pahāna Sutta.

Nhìn thấy sự thật đúng như thật trở thành kiến thức chân chánh của hành giả. Ý tưởng về sự thật đúng như thực tại trở thành ý nghĩ chân chánh của hành giả. Nỗ lực tiến tới sự thật đúng như thật trở thành nỗ lực chân chánh của thiền giả.Sự cố gắng đúng đắn của hành giả. Ý thức về sự thật đúng như thật trở thành ý thức chân chánh của hành giả. Chú tâm vào sự thật đúng như thật trở thành định chân chánh của thiền giả. Hành động bằng lời nói và việc làm và kế sinh nhai được thực sự thanh lọc. Như vậy Bát Thánh Đạo giúp hành giả phát triển và viên mãn.
M. 149. Mahā-Saḷāyatanika Sutta.

Người trung thành theo Bát Thánh Đạo luôn luôn nỗ lực, và do nỗ lực kiên trì mà trở nên tỉnh giác, do duy trì được ý thức tỉnh giác nên đạt sự định tâm, do duy trì sự định tâm nên phát triển chánh kiến, do chánh kiến nên phát triển niềm tin chân thật, người ấy tự tin trong hiểu biết: “Những sự thật mà trước kia tôi chỉ được nghe nói thì bây giờ tôi được thể nghiệm trực tiếp trong cơ thể, và tôi quan sát chúng bằng tuệ giác xuyên thấu.”
S.XLVIII (IV). v.10 (50), Āpana Sutta
(Đây là lời của Ngài Sāriputta, đệ tử chính của Đức Phật)

Kỹ Thuật Thiền Cổ Xưa Mang Lại Sự Bình An Đích Thực Cho Tâm

Vipassana-bhavana, “sự phát triển tuệ giác”, là tinh túy trong giáo huấn của Đức Phật. Con đường này do Thiền sư S.N. Goenka dạy, dẫn đến sự tự ý thức, rất đặc biệt vì tính chất giản dị, không có tính cách giáo điều, và nhất là có kết quả. Phương pháp Vipassana có thể áp dụng thành công cho bất cứ người nào.

Cuốn sách “Nghệ Thuật Sống” này đã được viết dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Thiền sư S.N. Goenka, dựa trên những bài giảng và những bài viết của thiền sư. Cuốn sách trình bày kỹ thuật này có thể được dùng như thế nào để giải quyết các vấn đề, để phát triển khả năng không được dùng tới, và để sống một cuộc sống an bình và phong phú. Những mẩu chuyện và những lời giải đáp thắc mắc cho các thiền sinh của Thiền sư S.N. Goenka đã truyền đạt được ý nghĩa sống động của điều ông dạy.

Những khóa thiền Vipassana của Thiền sư S. N. Goenka đã lôi cuốn hàng ngàn người thuộc đủ mọi thành phần. Thiền sư S. N. Goenka, độc nhất trong số các thiền sư, là một kỹ nghệ gia và là một cựu lãnh tụ của cộng đồng Ấn Độ ở Miến Điện. Mặc dầu chỉ là một cư sĩ, sự giảng dạy của ông đã được các vị cao tăng ở Miến Điện, Ấn Độ, và Tích Lan chấp nhận, và một số trong các vị này đã theo các khóa học dưới sự chỉ dẫn của ông. Dù ông có sức lôi cuốn, nhưng ông không có ý muốn là một “guru” (đạo sư). Trái lại, ông chỉ dạy người ta phải tự mình có trách nhiệm đối với chính mình. Cuốn sách này là tài liệu đầu tiên được hệ thống hóa, được viết bằng Anh ngữ.

Tác giả, William Hart, học thiền Vipassana được nhiều năm. Từ năm 1982, ông làm thiền sư phụ tá cho Thiền sư S. N. Goenka, hướng dẫn các khóa thiền ở phương Tây.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 14 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đừng đánh mất tình yêu


Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Phật pháp ứng dụng


Nguồn chân lẽ thật

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.80.131.164 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (400 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...