Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma »» Phụ Lục 2: Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 viếng thăm và giảng pháp tại chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc lần thứ 2 vào ngày 20 tháng 9 năm 2013 »»

Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma
»» Phụ Lục 2: Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 viếng thăm và giảng pháp tại chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc lần thứ 2 vào ngày 20 tháng 9 năm 2013

(Lượt xem: 6.353)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma - Phụ Lục 2: Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 viếng thăm và giảng pháp tại chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc lần thứ 2 vào ngày 20 tháng 9 năm 2013

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Phải nói rằng chúng ta, chư Tăng Ni cũng như Phật Tử Việt Nam ở tại Đức trong thời gian qua có được đầy đủ không biết bao nhiêu là phước báu, nên mới có cơ hội cung nghinh Ngài đến chùa Viên Giác được hai lần. Lần đầu Ngài đến thăm viếng chùa chúng ta vào ngày 18 tháng 6 năm 1995. Lúc ấy Thầy Hạnh Tấn và Chú Đức Thụ thông dịch từ tiếng Đức qua tiếng Việt, Thầy Christop dịch thẳng từ tiếng Tây Tạng sang tiếng Đức về đề tài Tứ Diệu Đế. Qua lần thăm viếng này của Ngài, tôi đã viết thành một quyển sách nhan đề là “Tiếp kiến với Đức Đạt-lai Lạt-ma“ bằng tiếng Việt và Chú Đức Thụ đã dịch ra tiếng Đức, sách này do Bộ Nội Vụ Cộng Hòa Liên Bang Đức tài trợ về vấn đề in ấn trong năm 1999.

Đến ngày 20 tháng 9 năm 2013, trong thời gian Thầy Hạnh Giới làm Trụ Trì chùa Viên Giác, chúng tôi lại cũng có cơ duyên để đón tiếp Ngài lần thứ hai. Lần đầu Ngài đến Hannover năm 1995 là do chính quyền thành phố Hannover mời và nhân cơ hội này chúng tôi cung thỉnh Ngài về chùa Viên Giác để giảng pháp. Lần thứ hai vào năm 2013 do lời mời của Hội Ganden Shedrub Ling, là Trung tâm Văn hóa Phật Giáo Tây Tạng tại Hannover và Thầy Geshe Yonten ở Steinhude cung thỉnh. Ngoài ra các trường trung học tổng hợp tại Hannover như trường Leibniz, trường Bismarck cũng như trường Humboldt, bao gồm những học sinh từ lớp 8 đến lớp 10 cung thỉnh Ngài đến để được nghe Ngài thuyết giảng và đặc biệt là được gặp mặt Ngài cũng như đặt ra những câu hỏi rất dễ thương và Ngài đã từ bi trả lời. Ví dụ như câu hỏi của một em học sinh rằng: Thưa Ngài, sự khác nhau giữa học sinh Đức và học sinh tỵ nạn Tây Tạng như thế nào? Ngài cười và trả lời rằng: “Tất cả học sinh trên thế giới đều thích nghỉ hè hơn là học hành cực nhọc.“

Cũng có rất nhiều em tương đắc với lời khuyên của Ngài là: “Hãy làm cho an tĩnh nội tâm, mới có được sự hòa bình bên ngoài“, hoặc qua bài nói chuyện của Ngài tại Swiss Hall về đề tài: “Từ Bi và Khoan Dung“ cho khoảng 500 học sinh và cả cho các chính trị gia, kinh tế gia cùng những nhà giáo dục vào ngày 19.3.2013. Kết quả là mọi người đều an lạc. Có những người từ xa đến, ví dụ như Hamburg hay Franfurt. Sau khi được tiếp kiến, họ đã ca ngợi về nụ cười của Ngài: một nụ cười hoan hỷ tuyệt vời, chan chứa bao tình thương yêu và truyền đi sự an bình trong nội tâm đến với mọi người. Các em học sinh trung học tại những trường đã nói ở trên, trước khi Ngài đến đã chuẩn bị những bài hát để đón chào Ngài, ngoài ra các em cũng đã tự lạc quyên, số tiền tuy không lớn, nhưng bằng tất cả tấm lòng của những người trẻ gửi đến giúp đỡ cho các em học sinh tỵ nạn Tây Tạng đang ở tại Ấn Độ hay những em trong các Cô Nhi Viện đang gặp những khó khăn, thiếu thốn mọi bề. Nhiều học sinh cũng đã hỏi về đời sống thường nhật của Ngài ra sao? Và Ngài đã trả lời rằng: “Kể từ hơn 60 năm nay, Ngài thường dậy lúc 3 giờ sáng, ngồi thiền tổng cộng 5 tiếng đồng hồ trong ngày và Ngài cũng tiếp tục làm việc giống như những bộ hành khác, chứ không so sánh với máy bay phản lực được.“ Cuối cùng Ngài khuyên hội chúng rằng: “Qua sự thực tập, rèn luyện, học đường con người sẽ có được những cơ thể mạnh hơn để đề kháng cho tinh thần cũng như tâm thức của mỗi người.“

Lần thứ hai này cũng không khác lần trước cách đó 18 năm là bao nhiêu về vấn đề an ninh, tổ chức cũng như phân phối chỗ ngồi trên Chánh điện. Tuy lần này Ngài và Phái Đoàn không dùng trưa và không nghỉ ngơi trước khi Ngài thuyết giảng. Tuy vậy tất cả phòng ốc của chùa đều phải trải qua sự kiểm soát an ninh rất là chặt chẽ của những người làm công tác bảo vệ Ngài.

Mặc dù Ngài không còn là Quốc Vương như lần đến thăm trước đây, nhưng Ngài vẫn là một Tăng Vương của Tây Tạng, nên bộ phận bảo vệ cũng phải làm việc hết mình. Lần này tuy tôi không còn là Trụ Trì Chùa Viên Giác, đã giao công việc này cho đệ tử là Thầy Hạnh Giới nhưng qua bao nhiêu lo lắng cho việc tổ chức tôi đã giảm mất mấy ký lô. Bù lại tôi nhận một niềm an lạc vô cùng.

Phóng viên của Đài truyền Hình NDR đã chờ sẵn để thâu hình và đưa tin vào lúc 18:00 giờ và chương trình Hello Niedersachen cũng lặp lại việc này vào lúc 19:50 ngày 20.9.2013. Ngoài ra những tờ báo lớn của Hannover như: Hannoversche Allgemeine Zeitung, Neue Presse, Bild v.v… cũng đưa tin. Riêng tờ báo bằng tiếng Anh từ văn phòng của Ngài thì đưa tin Ngài thuyết giảng tại chùa Viên Giác rất đầy đủ, kể cả những hình ảnh như sau: His Holiness the Dalai Lama Concludes his European Tour with a Visit to the Viên Giác Vietnamese Temple, September 20th 2013.

Năm 1989 Ngài đã được nhận giải Nobel Hòa Bình tại Oslo, nên danh tiếng của Ngài càng ngày càng được thế giới biết đến nhiều hơn. Do vậy việc đón rước Ngài, nếu lỡ có một chuyện sơ hở nào đó về vấn đề an ninh xảy ra thì chẳng biết ăn nói làm sao đây với báo chí, với quần chúng Tây Tạng và với thế giới. Tuy hai lần đều là những phước duyên của chúng tôi có được, nhưng cũng là những lần lo lắng không ít cho mọi khâu tổ chức. Lần trước vì chính tôi làm Trụ Trì, gửi thư cung thỉnh Ngài, còn lần này do Thầy Hạnh Giới làm Trụ Trì chùa Viên Giác đã trực tiếp cung thỉnh.

Tuy 14:00 giờ ngày 20.9.2019 Ngài mới đến chùa, nhưng từ hôm trước những phái đoàn Phật tử ở xa đã tề tựu về chùa nghỉ lại, cũng như sáng hôm sau các nơi gần Hannover đã lần lượt tập trung dưới Hội trường, nhưng kể từ 13:00 chiều, tất cả mọi người, kể cả tôi và Tăng Ni chúng tại chùa phải ra hết ngoài ngỏ để lần lượt trở vào chùa, sau khi đã được các anh em Gia Đình Phật Tử làm nhiệm vụ rà soát kỹ lưỡng.

Thế rồi sự chờ đợi cũng đã đến. Dẫn đầu là xe cảnh sát của thành phố Hannover hụ còi, kế tiếp là xe ngoại giao của Ngài và đoàn tùy tùng theo sau 5, 6 chiếc nữa. Thầy Hạnh Giới cũng như Tăng Ni chúng khắp nơi ra đến tận cổng Tam Quan để nghinh tiếp Ngài bằng khăn choàng trắng, hương hoa, lọng, cờ, phướn v.v… rất trang trọng và thành kính. Sau đó tôi mới đến chào và Ngài vỗ vai bảo rằng “Oh, my Friend!“ Ngài nói dường như Ngài chẳng quên một điều gì cả, vì tôi cũng đã có nhiều lần gặp Ngài tại Hamburg, ngồi dùng cơm trưa chung một bàn hay tại Đại Học New Delhi thuyết trình về đề tài Phật Giáo của những năm trước, nhưng mỗi lần gặp được Ngài, như chính mình được an lạc hơn, được sống dài lâu hơn như tuổi thọ của mình đã có. Cũng đã có lần phóng viên báo Hamburg phỏng vấn một người đi tham dự buổi thuyết giảng của Ngài cách đây chừng hơn 10 năm về trước trong hơn 25.000 người hiện diện và phóng viên hỏi rằng: Tại sao ông bỏ không biết bao nhiêu thời gian cũng như tiền bạc để đến nghe Ngài Đạt-lai Lạt-ma thuyết giảng. Vậy thì ông đã lãnh hội được điều gì nơi Ngài? Người Đức ấy trả lời rằng: “Tôi không cần hiểu gì nhiều bởi những bài thuyết giảng cao siêu của Ngài cả, mà tôi chỉ cần nhìn ngắm nụ cười của Ngài là tôi đã an lạc lắm rồi.“ Đúng vậy! Nụ cười của Ngài thật là bất tuyệt, rất hồn nhiên và lòng từ bi thể hiện cả nơi ánh mắt nữa.

Khi Ngài đến trước bức tượng Phật A Di Đà, Ngài cúi đầu thấp xuống, đoạn bỏ giày ra, rồi Ngài tiến vào Đại Điện của chùa Viên Giác trong khi cả hàng ngàn bàn tay vỗ lớn hay chắp tay cung kính để cung đón Ngài. Tôi tiến đến gần Ngài sau khi Ngài đã đảnh lễ 3 lạy trước pháp tòa, có ý thỉnh Ngài thăng tòa, nhưng Ngài bảo: “Wait! Wait! Chanting please! Vietnamese Maha Prajna Sutra!” Thế là tôi phải bắt giọng cho mọi người cùng tụng bài Kinh Bát Nhã bằng tiếng Việt. Tiếp theo Ngài và chư Tăng Tây Tạng tụng một bài kinh ngắn bằng tiếng Tây Tạng, sau đó thì Ngài mới thăng tòa để thuyết pháp. Ngồi thấp hai bên Ngài là Thầy Hạnh Giới, phiên dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt và bên kia là vị Thị giả của Ngài. Thỉnh thoảng những từ tiếng Anh nào mà Ngài cần diễn tả cho rõ ràng thì vị Thị giả ấy nhắc nhỏ cho Ngài.

Đầu tiên Ngài nói bằng tiếng Anh rằng: “Tôi rất hoan hỷ có thể đến thăm chùa Việt Nam này. Đứng về phương diện lịch sử giữa những người theo Phật, họ đã gìn giữ theo truyền thống Pali đều là những bậc trưởng thượng. Ngay cả những người theo truyền thống Sanskrit như Trung Hoa, rồi Việt Nam, Đại Hàn và Nhật Bản cũng là những người tiên phong. Phật Giáo đến quê hương Tây Tạng thì trễ hơn và theo truyền thống thì người trẻ mới sau như chúng tôi phải biết bổn phận cung kính những bậc trưởng thượng. Hơn 2.500 năm về trước kể từ khi Đức Phật đã nhập diệt và những đệ tử trong nhiều truyền thống khác nhau trên thế giới vẫn hướng theo giáo lý của Ngài. Đây là cội nguồn của niềm an vui.“

Ngài cũng đã đề cập đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật ở thế kỷ 21 này, nhưng cũng chính sự phát triển ấy là nguyên nhân của sự tàn phá và khủng hoảng. Cho nên con người cần phải lưu ý quan tâm đến giá trị bên trong và làm chủ việc phát triển an bình nội tâm. Ngài cũng thừa nhận rằng người Việt Nam đã phải chịu đựng sự đau khổ và hủy diệt to lớn ở trên một đất nước do sức mạnh của vũ khí hiện đại trong chiến tranh. Ngài đã nhắc lại có lần trên một chuyến bay ngang qua bầu trời Việt Nam để đến Nhật Bản, trong thời gian mà B52 thả bom. Từ nơi cửa sổ của máy bay Ngài đã nhìn xuống mặt đất bên dưới mà nghĩ đến những người đáng thương ấy và không thể giúp gì cho họ được.

Bây giờ thì ở nhiều nơi trên thế giới có những nỗ lực chống lại việc sử dụng bạo lực và có những ước vọng hòa bình. Các phong trào chống chiến tranh, chống bạo lực đang phát triển mạnh mẽ. Những giá trị hành động ấy bởi nhiều truyền thống tôn giáo giống như tình yêu thương, lòng từ bi, sự dung thứ và kiềm chế ham muốn, còn lại phải thảo luận rất nhiều. Tuy vậy, những truyền thống này đang có những trách nhiệm đặc biệt để xây dựng nền hòa bình của thế giới và quan trọng hơn cả chính là sự hòa thuận và tôn trọng lẫn nhau.

Ngài còn dạy tiếp, Phật Giáo đã kết hợp những quan niệm về triết học, tư tưởng theo tinh thần Duyên Khởi. Mọi vật thể đều tùy thuộc những yếu tố khác, không có bất cứ vật gì tồn tại tuyệt đối và không phụ thuộc vào nhau. Tiếng Sanskrit gọi đây là Pratiyasamutpada, tức là nguyên lý Duyên khởi. Trong cả hai truyền thống của tiếng Pali và Sanskrit tinh thần này luôn luôn chiếm ưu thế. Đức Phật đã dạy về Tứ Diệu Đế là nền tảng giáo lý căn bản. Tất cả những người theo truyền thống Sanskrit đều tụng Kinh Bát Nhã, kinh này nói về sắc tức là không, không tức là sắc.

Theo Đức Phật thì mầm mống của sự khổ đau là vô minh. Đừng hiểu lầm rằng, mọi thứ tồn tại vì vốn đã hiện hữu hoặc độc lập với nhau, trong khi chúng thực sự phụ thuộc vào nhau và tồn tại vì các yếu tố khác. Sự trống rỗng mà Ngài dạy không phải là không có gì, mà là sự trống rỗng của sự tồn tại. Ngài đã giải thích rõ ràng dễ hiểu rằng, nhận thức về lý Duyên Khởi sẽ làm tăng trưởng trí tuệ của chúng ta với quan điểm nhân sinh. Điều ấy giúp chúng ta chuyển đổi tâm thức của mình. Chúng ta tụng Kinh Bát Nhã bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, nhưng những gì thể hiện qua đó chính là kết quả cuối cùng trên con đường chứng Phật quả. Đức Phật đã dạy rằng, mỗi người chúng ta đều có hạt giống Phật. Phật tánh luôn có mặt nơi chúng ta. Nếu các bạn còn là những người sinh viên trẻ thì cũng nên chính mình nỗ lực để trở nên một điều gì đó, như trở thành một Giáo Sư chẳng hạn, và với những người theo truyền thống Phật Giáo Sanskrit thường hay mong mỏi đạt được quả vị Phật.

Ai hiểu được giáo lý “sắc không“ cặn kẻ người ấy sẽ có sự định tâm cao hơn. Sự tập trung thể hiện sức mạnh của tâm thức, và để phát triển sự tập trung, chúng ta cần rèn luyện đạo đức.

Trở lại Kinh Bát Nhã thì Ngài đã nói lời cuối cùng là chữ “Bodhi sahva“ – với sự loại bỏ tất cả những chướng ngại và những căn nguyên của chướng ngại nhằm đạt đến toàn trí. Ngài dạy thêm, sự phát triển lòng vị tha và trí tuệ phải luôn gắn liền, đi đôi với nhau, đây cũng là phương pháp căn bản để người Phật tử thực tập hằng ngày.

Ngài đã nhấn mạnh rằng điều quan trọng đặc biệt hơn cả với những người theo truyền thống Sanskrit là phải ghi nhớ lời dạy mà Đức Phật, từng dạy các đệ tử thuở xưa rằng, không phải chỉ đức tin là đủ mà còn phải thực tập và chứng nghiệm. Là một người Phật Tử trong thế kỷ 21, chúng ta không chỉ tụng kinh hằng ngày - tuy điều đó là việc phải làm - nhưng quan trọng hơn vẫn là phải học tập, nghiên cứu.

“Hãy nghiên cứu để hiểu những gì là Phật, Pháp và Tăng. Hãy nhớ rằng Đức Phật sẽ không phải là bậc giác ngộ, nếu Ngài không bắt đầu tự mình đi tìm con đường giác ngộ. Để hiểu Phật là gì chúng ta phải đi tìm chân lý như con đường đức Phật đã đi.”

Sau đó Đức Đạt-lai Lạt-ma đã mời những người nghe pháp đặt câu hỏi và có một người hỏi rằng: Thưa Ngài, sự khác biệt giữa Phật Giáo Đông phương và Tây Phương như thế nào? Đạt-lai Lạt-ma trả lời rằng, thực hành Phật giáo giống như các biểu hiện văn hóa. Nó có thể khác nhau. Nhưng nội dung của việc giảng dạy là quan trọng hơn và cần được chú ý nhiều hơn các hình thức văn hóa khác nhau ấy.

Một câu hỏi khác liên quan đến một thời kỳ gọi là “mạt pháp“. Ngài đã trích dẫn những lời của Đức Phật và nói, theo đó giáo lý của đức Phật không bao giờ biến mất vì nó không hoàn hảo, chỉ vì có người thực hành không hiểu biết chính xác và không tinh tấn thực hành mà thôi.

Cuối cùng có một người nữ Phật Tử thỉnh cầu Ngài hãy tiếp tục ứng thân là Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 15 để giúp mọi người. Ngài lặp lại rằng kể từ năm 1969 Ngài đã nói rõ, việc chọn lựa ngôi vị Đạt-lai Lạt-ma có còn tiếp tục hay không là vấn đề của người dân Tây Tạng. Chọn hay không chọn một vị ở ngôi vị Đạt-lai Lạt-ma trong tương lai là do sự quyết định của nhân dân Tây Tạng. Chỉ trừ khi nào họ muốn điều đó tiếp tục, thì Đức Đạt-lai Lạt-ma kế tiếp sẽ xuất hiện. Nếu không Ngài có thể là người cuối cùng.

“Tuy vậy, điều ấy cũng chẳng có nghĩa là sự tái sanh của tôi sẽ chấm dứt. Tôi cầu nguyện đến Shantideva qua lời thệ nguyện như sau:

Khi vũ trụ này còn tồn tại
Khi chúng sanh còn hiện hữu
Thì tôi nguyện ở lại
Để xua đi những khốn khổ của cuộc đời“

Ngài đã rời Viên Giác tự sau khi chụp hình lưu niệm, để đi đến phi trường Hannover và tiếp tục chuyến bay dài trở về Ấn Độ. (Tôi dựa theo tài liệu bằng tiếng Anh để phỏng dịch đoạn văn này.)

Ngài có tặng cho chùa Viên Giác một tượng Phật và Thầy Hạnh Giới cũng như Tăng Ni Chúng cùng Phật tử hiện diện đã đảnh lễ cũng như dâng lên Ngài tịnh tài, nhưng Ngài đã khoát tay và bảo Thầy Trụ Trì rằng: “Hãy để lo cho chùa.“

Bóng Ngài đã khuất, nhưng âm vang thuyết giảng của Ngài vẫn còn đây. Mọi người quây quần lại bên pháp tòa để chụp hình lưu niệm và chia nhau những thứ mà Ngài đã gia trì như tràng hạt, gạo, bông, nước v.v…

Tôi viết lại những điều trên, một phần qua ký ức và một phần nhờ những hình ảnh còn sót lại cũng như báo chí bằng tiếng Anh và tiếng Đức đã sau 6 năm (2013-2019), để bổ túc thêm vào quyển sách tôi đã viết về Ngài, nhằm làm cho tài liệu phong phú thêm hơn và cũng để giới thiệu với các độc giả biết thêm rằng: Ngài đã hai lần như thế đến chùa Viên Giác tại Hannover để ban pháp nhũ cho mọi người được an lạc và hạnh phúc.

Viết xong bài này vào ngày 9 tháng 4 năm 2019 tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc.
Thích Như Điển


    « Xem chương trước «      « Sách này có 9 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 34.204.3.195 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...