Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ »» Phần VI: Lịch sử và truyền thừa - 1. Cuộc đời Đức Phật và sự phát triển của Phật giáo »»

Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ
»» Phần VI: Lịch sử và truyền thừa - 1. Cuộc đời Đức Phật và sự phát triển của Phật giáo

(Lượt xem: 8.167)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       


Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ - Phần VI: Lịch sử và truyền thừa - 1. Cuộc đời Đức Phật và sự phát triển của Phật giáo

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Sự chứng ngộ và truyền bá Giáo pháp của Đức Phật

“... những giáo pháp này (của Đức Phật) đã vô tình miêu tả cho chúng ta thấy một nhân vật nổi bật nhất trong lịch sử Ấn Độ: một con người có ý chí mạnh mẽ, uy nghiêm và đáng tự hào, nhưng ngôn ngữ và cử chỉ lại rất nhu hòa và có đức bao dung vô cùng. Ngài tuyên bố đã chứng ngộ nhưng không phải do thiên khải; Ngài cũng không bao giờ đánh lừa thính chúng rằng thượng đế đang nói qua ngài. Trong các cuộc tranh luận, Ngài tỏ ra kiên nhẫn và tôn trọng ý kiến của người khác hơn bất kỳ bậc thầy vĩ đại nào của nhân loại… Như Lão Tử và Chúa Ki Tô, Ngài lấy đức báo oán, lấy tình thương hóa giải hận thù; và Ngài chỉ lặng thinh trước những ai không hiểu và nhục mạ mình... Khác với nhiều bậc thánh khác, Đức Phật có tinh thần hài hước và biết rằng siêu hình học mà không có nụ cười là chưa đủ thanh nhã.”
Will Durant (1885-1981), Sử gia Hoa Kỳ, người đoạt Giải thưởng Văn học Pultzer

Có nhiều dấu hiệu cát tường chào đón Thái tử Tất-đạt-đa ra đời, người con của đức vua và hoàng hậu đang trị vì vương quốc Ca-tì-la-vệ vào thế kỷ 6 trước Công nguyên. Cầu vồng xuất hiện trên bầu trời, loài thú sống hòa bình với nhau, và niềm vui hạnh phúc lan rộng khắp đất nước. Trước khi hạ sinh Thái tử Tất-đạt-đa, hoàng hậu mộng thấy nhiều điềm lành, và quả thật Thái tử là một đứa bé phi thường. Khi vừa mới sinh ra, Thái tử bước đi bảy bước và tuyên bố đây là lần tái sanh cuối cùng của mình.

Từ nhỏ, thái tử đã tỏ ra rất kiệt xuất cả về văn chương cũng như thể lực. Vua cha không cho phép Thái tử ra khỏi thành, và ngài sống trong sự che chở, bảo vệ của mọi người. Rồi thái tử lập gia đình, có một đứa con và hưởng thụ các lạc thú của đời sống cung đình.

Nhưng thái tử rất ưu tư về đời sống của con người. Vì vậy, thái tử cùng người đánh xe nhiều lần lẻn ra khỏi thành. Ngài kinh hoàng khi bắt gặp những cảnh tượng một người bệnh tật, một người già yếu và một xác chết. Người đánh xe cho thái tử biết rằng những điều đó xảy đến với tất cả mọi người, không có lựa chọn nào khác.

Trong một chuyến đi khác, thái tử Tất-đạt-đa nhìn thấy một tu sĩ khất thực du phương. Ngài được biết rằng vị tu sĩ buông bỏ mọi tài sản này đang đi tìm ý nghĩa chân thực của đời sống và sự giải thoát khỏi mọi khổ đau. Sau khi trải qua những kinh nghiệm đó, thái tử bắt đầu quán chiếu lại mục đích đời sống của chính mình.

Thái tử bắt đầu cảm thấy bất an ngay giữa những lạc thú cung đình và khát khao tìm giải pháp cho các vấn đề của đời sống, giải đáp những thắc mắc về sự sống và chết. Không thể chịu đựng thêm nữa cuộc sống phù phiếm vô nghĩa trong hoàng cung, thái tử đã quyết định phải hiến trọn đời mình cho những mục đích tâm linh. Một đêm nọ, thái tử rời bỏ vương thành, cởi bỏ hoàng bào và mọi thứ trang sức trên mình, trở thành một tu sĩ khất thực.

Dù ngài đã theo học với những bậc thầy thiền định danh tiếng nhất lúc bấy giờ và thành tựu được tất cả những điều họ chỉ dạy, nhưng ngài vẫn không khám phá ra được bản chất của thực tại, cũng không tìm ra được con đường thoát ly khỏi vòng sinh tử luân hồi. Thế rồi, ngài trải qua 6 năm đau đớn khổ sở để cố tìm cầu sự chứng ngộ qua con đường khổ hạnh. Cuối cùng, nhận ra rằng sự hành hạ thân thể không thể làm thanh tịnh tâm thức, ngài đã từ bỏ pháp tu này. Thế rồi, ngài ngồi xuống dưới gốc một cây Bồ-đề trong làng Bodh Gaya ở miền Bắc Ấn, thệ nguyện sẽ không bao giờ đứng lên nếu chưa chứng ngộ.

Nhiều sức mạnh nội tâm và ngoại cảnh đã cố quấy rối sự thiền định của ngài. Nhưng vào lúc bình minh của một ngày trăng tròn tháng tư âm lịch, ngài đã hoàn toàn thoát khỏi mọi chướng ngại trong tâm và khai mở toàn bộ những tiềm năng của ngài. Ngài trở thành một vị Phật toàn giác.

Sau đó, trong vòng 45 năm, đức Phật đã đi du hóa khắp vùng Bắc Ấn và một phần của Nepal ngày nay. Nhiều người phát nguyện sống đời xuất gia với ngài, cả nam giới và nữ giới, do đó cộng đồng Tăng Ni bắt đầu hình thành. Nam nữ cư sĩ cũng nguyện theo học giáo pháp của ngài và thọ trì năm giới (không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối và không sử dụng chất kích thích như rượu bia, ma túy). Những người cư sĩ dâng cúng đất đai để chư Tăng có nơi cư trú và cúng dường các vật dụng cần thiết như thức ăn, y phục, thuốc men. Đời sống của Tăng già rất đơn sơ và giản dị, các vị chuyên tâm tu tập và truyền giảng Chánh Pháp.

Nhiều năm sau, đức Phật trở lại Ca-tì-la-vệ để truyền dạy Chánh pháp cho gia tộc ngài. Con trai ngài xin xuất gia, và người di mẫu từng nuôi dưỡng ngài sau khi mẹ ngài mất, giờ đây trở thành người phụ nữ đầu tiên xuất gia. Vợ và con trai ngài đều gia nhập Tăng-già. Đức vua cha và hết thảy dân chúng trong vương quốc đều tin và làm theo Phật pháp.

Xét từ nhiều góc độ, đức Phật đã làm thay đổi cả xã hội Ấn Độ. Ngài phản đối những lễ nghi thái quá và khuyến khích mọi người nên hiểu biết ý nghĩa của những nghi lễ mà họ thực hiện. Xã hội Ấn Độ bị ràng buộc trong định kiến về hệ thống giai cấp, nhưng đức Phật đã ngăn cấm sự phân biệt giai cấp trong cộng đồng Phật tử. Trong xã hội Ấn Độ, phụ nữ bị giữ ở trong nhà và có rất ít tự do. Nhưng đức Phật thừa nhận rằng phụ nữ cũng có khả năng chứng ngộ và khuyến khích họ theo “đời sống không nhà” của một vị Ni. Ngài khuyến khích Tăng đoàn hoạt động theo phương thức dân chủ, tạo ra một mô hình làm thay đổi triệt để ngay cả cung cách [hoạt động] của chính quyền thế tục vào thời đó.

Từ đó đến nay, cuộc đời đức Phật và triết lý của ngài đã ảnh hưởng rộng khắp cả thế giới. Mahatma Gandhi, người lãnh đạo dân tộc Ấn Độ thoát khỏi ách thống trị của thực dân Anh, đã chịu ảnh hưởng từ Ngài. Ông nói:

“Tôi không ngần ngại khi nói rõ rằng tôi đã được khích lệ rất nhiều từ chính cuộc đời của đấng Giác ngộ... Tình thương bao la vô tận của ngài trải rộng đến muôn thú, đến những chúng sinh thấp kém nhất. Và Ngài luôn nhấn mạnh đến sự thuần khiết của cuộc đời.”

Sự truyền bá đạo Phật

Không lâu sau khi đức Phật nhập diệt, hay nhập Niết-bàn, 500 vị A-la-hán đã nhóm họp và tụng đọc lại những lời Phật dạy để giữ gìn và hệ thống hóa những lời dạy ấy. Những kinh điển này được ghi nhớ và truyền miệng qua nhiều thế kỷ, cho đến khi được ghi chép lại ở Tích Lan vào khoảng thế kỷ 2 trước Công nguyên, tập thành Kinh Tạng Pali (Nam Phạn) thuộc truyền thống Theravada.

Trong cuộc đời đức Phật, Ngài cũng đã thuyết những bài pháp khác được mật truyền từ thầy sang trò trong những thế kỷ đầu sau khi Ngài nhập Niết-bàn. Người ta nói rằng, một số trong những bài pháp này - như kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa - đã được giữ kín cho đến khi hội đủ nhân duyên để truyền bá. Nhiều thế kỷ sau đó, Thánh giả Long Thọ (Nagarjuna) đã làm sống lại những kinh điển này. Những kinh điển Đại thừa như thế, được viết bằng tiếng Sanskrit (Bắc Phạn), bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên và nhanh chóng trở nên phổ biến.

Vào thế kỷ 6, các Tan-tra (Mật điển), một nhóm giáo pháp khác nữa của đức Phật, bắt đầu xuất hiện dưới dạng văn bản. Theo truyền thống Kim Cang thừa, những giáo pháp này do chính đức Phật thuyết dạy khi còn tại thế. Nhưng vì chúng quá cao siêu không thể giảng dạy cho đại chúng bình thường được, nên chỉ được âm thầm truyền lại từ thầy sang trò qua nhiều thế kỷ hoặc được truyền đến những vùng khác để được giữ gìn.

Sau khi đức Phật nhập diệt, giáo pháp của Ngài nhanh chóng được truyền xuyên qua đất nước Ấn Độ rồi sang đến những vùng ngày nay là Pakistan và Afghanistan. Những di tích của nền văn minh Phật giáo vĩ đại này hiện có thể nhìn thấy được trong các hang động Ajanta và Ellora ở Ấn Độ, với những bức tranh và công trình điêu khắc tinh tế, và tượng Phật khổng lồ được khắc chạm vào vách núi ở Bamiyan, Afghanistan. Các Đại học Phật giáo được thành lập ở Ấn Độ và là trung tâm tư tưởng tri thức trong nhiều thế kỷ. Ngày nay, ta vẫn còn thấy được những di tích của Viện đại học Nalanda, Phật học viện đầu tiên trong số đó.

Sự thực hành sinh động lời Phật dạy đã không còn nữa trong văn hóa Ấn kể từ sau thế kỷ thứ mười hai, khi Phật giáo bị đạo quân xâm lược Hồi giáo tiêu diệt. Tuy nhiên, ảnh hưởng của đạo Phật đối với văn hóa Ấn vẫn còn, và đã có sự hồi sinh thực hành sinh động Giáo pháp của đức Phật trong những năm gần đây. Nhiều người dân Ấn thuộc giai cấp hạ liệt nhất đã trở thành Phật tử. Từ một nhóm 500.000 người theo Phật giáo vào năm 1956, hiện nay đã lên đến gần sáu triệu người...

Ấn Độ là cội gốc từ đó đạo Phật truyền ra khắp châu Á. Vào thế kỷ 3 trước Công nguyên, vua A-dục đã gửi những phái đoàn hoằng pháp đến Tích Lan, và đạo Phật đã bén rễ nơi đây. Từ cả 2 nơi Tích Lan và Ấn Độ, đạo Phật được truyền sang Thái Lan, Miến Điện và xuống bán đảo Đông Nam Á. Giáo pháp được truyền đến đó theo từng đợt, đầu tiên là giáo pháp Theravada, sau đó là Đại thừa và cuối cùng là Kim Cang thừa. Đến thế kỷ 7, Phật giáo truyền sang đến Indonesia, nơi [quần thể tượng] tháp Borobudur nổi tiếng được xây dựng [vào thế kỷ 9].

Trong phần lớn vùng Đông Nam Á - Thái Lan, Miến Điện và Kampuchia - truyền thống Theravāda đã chiếm ưu thế và cho đến nay vẫn thế. Tuy nhiên, ở Việt Nam ta thấy có cả Theravāda và những truyền thống khác như Thiền, Tịnh Độ.... Ở Malaysia và Indonesia, đạo Phật tàn lụi sau những đợt xâm lược của quân Hồi giáo vào thế kỷ 14. Tuy nhiên, những người Trung Hoa di cư đến Malaysia trong thế kỷ vừa qua đã mang theo đạo Phật giáo trở lại quốc gia này, và một số truyền thống Phật giáo đang tồn tại ở Malaysia và Singapor hiện nay. Một số cộng đồng Phật giáo nhỏ vẫn còn sinh hoạt ở Indonesia.

Khoảng thế kỷ 3 trước Công nguyên, đạo Phật truyền sang các vương quốc Trung Á dọc theo con đường tơ lụa. Đạo Phật được truyền vào Trung Hoa từ Trung Á, cũng như từ Ấn Độ qua đường biển. Những người Trung Hoa hành hương đến Ấn Độ và mang về nhiều kinh điển rồi chuyển dịch sang tiếng Trung Hoa. Đến thế kỷ 4 sau Công nguyên, đạo Phật phát triển mạnh mẽ ở Trung Hoa.

Qua nhiều thế kỷ, nhiều kinh điển được nhiều người mang đến Trung Hoa, nhưng không theo hệ thống. Vì vậy, sau một thời gian đã nảy sinh sự bối rối về cách thức để dung hòa những điểm có vẻ như khác biệt trong các kinh và về phương pháp hành trì được chỉ dạy trong khối lượng kinh văn đồ sộ đó. Để giải quyết khó khăn này, các nhóm đạo tràng nhỏ được hình thành, mỗi nhóm được dẫn dắt bởi một tăng sĩ xuất chúng. Mỗi đạo tràng như vậy chọn một bộ kinh, hoặc một nhóm kinh điển, làm giáo lý trọng tâm. Từ đó, các truyền thống Phật giáo đa dạng được phát triển ở Trung Hoa. Tịnh độ tông và Thiền tông trở nên phổ biến nhất. Những truyền thống Phật giáo sớm nhất (Theravāda) cũng như truyền thống Kim Cang thừa muộn hơn, đều được truyền sang Trung Hoa nhưng không phát triển rộng.

Từ Trung Hoa, những truyền thống khác nhau được truyền sang Triều Tiên bắt đầu từ thế kỷ 4. Từ Triều Tiên, đạo Phật được truyền sang Nhật Bản rồi phát triển rất mạnh vào thế kỷ 9. Một số truyền thống Phật giáo hiện vẫn còn tại Nhật Bản như: Tịnh Độ Tông, Thiền Tông, Nhật Liên Tông và Chân Ngôn Tông. Chân Ngôn Tông là một truyền thống của Mật Tông. Từ Trung Hoa, đạo Phật cũng được truyền theo hướng nam đến Việt Nam.

Đạo Phật được truyền đến Tây Tạng lần đầu tiên vào thế kỷ 7, từ Nepal và Trung Hoa. Ngài Liên Hoa Sinh (Padmasambhava), một hành giả Du-già Ấn Độ vĩ đại, đã đến Tây Tạng vào thế kỷ 9 và [làm cho] Phật giáo được truyền bá nhanh chóng. Sau một cuộc tranh luận nổi tiếng giữa vị thánh giả Ấn Độ là Kamalasila và một vị tăng Trung Hoa chủ xướng theo Thiền tông, người Tây Tạng đã xem Ấn Độ là cội nguồn Phật giáo của họ. Bốn dòng truyền chính của Phật giáo Tây Tạng được hình thành chủ yếu là do sự khác biệt về truyền thừa. Phương thức tu tập hành trì của các phái này đều tương tự như nhau. Từ Tây Tạng, Phật giáo được truyền sang Mông Cổ, Bắc Trung Hoa và một phần của Liên Xô, cũng như khắp vùng núi Hy-mã-lạp sơn.

Mặc dù vua A-dục có gửi các phái đoàn hoằng pháp đến Hy Lạp vào thế kỷ 3 trước Công nguyên, nhưng mãi cho đến thế kỷ vừa qua (thế kỷ 19) thì [các quốc gia] phương Tây mới thực sự biết đến Phật giáo.

Thật thú vị là, dường như có những dấu hiệu cho thấy chúa Giê Su đã từng sống ở Ấn Độ vào những năm đầu đời “không được biết đến” [trong các tư liệu hiện nay]. Một văn bản tìm thấy trong tu viện Phật giáo ở Ladakh, thuộc Bắc Ấn, ghi lại chuyện một người đàn ông trẻ đã học tập ở đó rồi về sau trở lại đất nước của mình. Ngày tháng và những mô tả trong văn bản này giống với những chi tiết tương ứng trong cuộc đời của chúa Giê Su, nhưng cần phải có thêm những nghiên cứu lịch sử trước khi đưa ra bất kỳ kết luận nào. Tuy nhiên, có một sự tương đồng đáng kinh ngạc giữa lời dạy của Chúa Giê Su về tình thương khi với những lời dạy của Đức Phật.

Vào thế kỷ 19, một số trí thức phương Tây bắt đầu quan tâm đến giáo lý đạo Phật và triết học Phật giáo bắt đầu được giảng dạy ở các trường đại học. Trong những năm gần đây, người phương Tây tỏ ra ngày càng quan tâm đến Phật giáo nhiều hơn, và hiện nay thì tất cả những truyền thống lớn của Phật giáo đều đã có chùa chiền, tu viện và những trung tâm tu học ở hầu hết các quốc gia phương Tây.

Phật giáo đã khơi nguồn cảm hứng cho rất nhiều người phương Tây về mặt tâm linh lẫn tri thức. Con người trong xã hội phương Tây hiện đại rất xem trọng các pháp hành thiền mà đức Phật đã dạy để an định tâm thức. Họ cũng thấy hứng khởi với những chỉ dẫn rõ ràng dễ hiểu của đạo Phật về cách thức để phát triển lòng thương yêu và bi mẫn. Về mặt tri thức, đạo Phật đã khơi dậy sự quan tâm bằng vào tính hợp lý và cách tiếp cận vấn đề luôn cởi mở.

Thêm vào đó, phương pháp tiếp cận vấn đề của đạo Phật tương tự với phương pháp của khoa học và thế giới quan của đạo Phật phù hợp với những khám phá mới của khoa học. Erich Fromm, nhà phân tâm học và tâm lý xã hội người Mỹ gốc Đức đã nói rằng:

“Thật là một nghịch lý khi tư tưởng tôn giáo phương Đông hóa ra lại tương hợp với tư tưởng luận lý phương Tây hơn là chính tư tưởng tôn giáo của phương Tây.”

Một thẩm phán người Anh nổi tiếng, ông Christmas Humphreys, bình luận về Phật giáo:

“Phật giáo... là một hệ thống tư tưởng, một tôn giáo, một nền khoa học tâm linh và một lối sống hợp lý, thực tiễn và bao quát tất cả. Hơn 2.500 năm qua, Phật giáo đã thỏa mãn nhu cầu tâm linh cho gần một phần ba nhân loại. Phật giáo thật cuốn hút đối với những ai đang truy tìm chân lý, vì Phật giáo không có giáo điều, thỏa mãn cả về mặt lý trí cũng như tình cảm, nhấn mạnh vào sự tự lực kết hợp với lòng khoan dung đối với các quan điểm khác, bao quát cả khoa học, tôn giáo, triết học, tâm lý học, huyền bí học, đạo đức học và nghệ thuật, và chỉ rõ rằng chỉ duy nhất con người mới là chủ nhân tạo ra đời sống hiện tại của chính mình và cũng là kẻ duy nhất kiến tạo nên vận mệnh của mình.”

    « Xem chương trước «      « Sách này có 28 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.197.64.207 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (400 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...