Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Lá thư hằng tuần năm 2017 »» Lá thư hằng tuần năm 2017 »»

Lá thư hằng tuần năm 2017
»» Lá thư hằng tuần năm 2017

(Lượt xem: 4.043)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Lá thư hằng tuần năm 2017 - Lá thư hằng tuần năm 2017

Font chữ:

Trong kinh Pháp cú Đức Phật có dạy rằng:

Dù giữa bãi chiến trường,
Thắng ngàn ngàn quân địch,
Không bằng tự thắng mình,
Thật chiến thắng tối thượng!
(Kinh Pháp cú, Kệ số 103)

Khó khăn của sự “tự thắng mình” thường nằm ở chỗ ta rất khó nhận ra “kẻ địch”, trong khi “kẻ địch” thì luôn hiểu rất rõ về ta, sẵn sàng tấn công ta vào những lúc nguy hiểm nhất, khi ta suy yếu hoặc ít đề phòng nhất.

Mặc dù tất cả chúng ta đều biết rõ hàm ý “tự thắng” chỉ đến việc chiến thắng những tâm hành xấu ác trong ta như tham lam, sân hận, si mê v.v... nhưng điều đáng nói ở đây là không phải lúc nào chúng ta cũng có thể “vạch mặt chỉ tên” những tâm hành xấu ác này. Khi ta sử dụng đến những “vũ khí mạnh” như giới hạnh, đạo đức... để tấn công vào chúng, chúng sẽ không chống cự mạnh mẽ mà thường ngoan ngoãn trốn chạy, ngủ yên, nhưng chỉ cần ta xao nhãng trong chốc lát, chúng sẽ sẵn sàng vùng dậy quật ngã ta, và có khi chỉ một lần như thế cũng quá đủ để dìm sâu ta trong bùn lầy tội lỗi.

Chuyện kể rằng vào thời Đức Phật còn tại thế, có một vị trưởng giả vô cùng giàu có, sau khi nghe Phật thuyết pháp, nhận rõ lý vô thường, liền từ bỏ hết gia đình, ruộng vườn, nhà cửa và vô số tài sản quý giá để xuất gia theo Phật tu hành. Một sự buông bỏ mãnh liệt và tức khắc như thế không phải ai cũng làm được, vì thế ông được rất nhiều người khâm phục và kính ngưỡng. Sau khi trở thành một tỳ-kheo rồi, mỗi khi ông đi khất thực thì luôn được nhiều người chú ý, tôn kính và cúng dường vật thực nhiều hơn các vị khác.

Thật không ngờ là sau một thời gian dài tu tập, chính vị tỳ-kheo đáng kính này lại sa ngã vì một sự việc hết sức tầm thường. Khi ông được thí chủ cúng dường ba xấp vải may y rất tốt, thay vì chỉ giữ lại vừa đủ dùng theo đúng giới luật đức Phật đã chế định cho người xuất gia, ông lại khởi tâm nghĩ rằng: “Vải này được cúng dường cho ta vì ta xứng đáng nhận lãnh. Ta không cần thiết phải chia cho những người khác trong tăng đoàn.” Và do khởi tâm tham lam trong thoáng chốc như thế, ông lập tức trở thành một tỳ-kheo phạm giới.

Câu chuyện trên cho ta thấy được sự nguy hiểm như thế nào của những tâm hành tham lam, sân hận... Khi ta quán chiếu bằng trí tuệ, khi ta phát tâm thọ trì giới luật hoặc quyết tâm làm thiện, chúng lập tức trở nên ngoan ngoãn và ngủ yên. Chính từ sự nhượng bộ đó của chúng, ông trưởng giả giàu có kia mới có thể buông bỏ tất cả tài sản quý giá để xuất gia theo Phật. Thế nhưng, cho dù có sự tu tập quán chiếu thành tựu mãnh liệt như thế, ông vẫn không thể dứt trừ hoàn toàn được tâm tham lam một cách vĩnh viễn. Thay vì vậy, nó đã ngủ yên trong ông và chờ đợi thời cơ thích hợp để thức dậy. Đó chính là khi bản ngã của ông được ve vuốt bởi sự cung kính ngưỡng mộ từ người khác, từ đó ông cho rằng chỉ có mình mới xứng đáng được nhận hưởng sự cúng dường tốt đẹp từ thí chủ. Ngay khi đó, tâm tham liền trỗi dậy và biến ông thành một tỳ-kheo phạm giới, không tuân thủ giới luật do Phật chế định.

Một câu chuyện có ý nghĩa tương tự khác là chuyện ngài Quốc sư Ngộ Đạt mà có lẽ rất nhiều người trong chúng ta đều biết đến, bởi đó là duyên khởi được ghi ở đầu bộ Thủy sám. Ngài Ngộ Đạt là một vị cao tăng giới hạnh tinh nghiêm, do có mối oán thù từ trong tiền kiếp với Triệu Thố nên bị ông này bám theo trong nhiều đời để trả oán. Tuy nhiên, sự tu tập nghiêm cẩn của ngài đã khiến cho Triệu Thố không thể nào thực hiện việc trả thù. Chỉ cho đến một hôm, khi ngài được chính đức vua thỉnh lên ngồi trên tòa trầm hương quý giá và được cả triều thần cùng dân chúng kính ngưỡng, ngài liền thoáng chốc khởi tâm kiêu mạn, nghĩ rằng chỉ có mình là người duy nhất nhận được sự cung kính này... thế là Triệu Thố lập tức nhân cơ hội đó trả mối hận xưa, khiến cho ngài phát sinh một cái nhọt lớn nhức nhối không sao chịu nổi. Chính sự kiêu mạn đã quật ngã ngài ngay khi tâm ý có sự buông lỏng, thiếu tỉnh giác. Và chính tâm kiêu mạn đó đã làm mất đi đạo lực cao thâm, để Triệu Thố có cơ hội tấn công trả thù...

Từ những câu chuyện này, chúng ta hiểu được rằng, cuộc chiến đấu với chính mình là một cuộc chiến không thể có ngày “toàn thắng”, cho đến khi nào ta hoàn toàn giác ngộ thành Phật. Dù ta có được bao nhiêu thành tựu trong sự tu tập, cũng phải luôn thường xuyên cảnh giác với những tâm hành xấu ác, bởi chúng có thể trỗi dậy trong ta bất cứ lúc nào. Và chỉ cần một lần “thua trận”, ta có thể mất sạch tất cả những thành quả đã nỗ lực trong nhiều ngày, như người xưa có nói: “Đốn củi ba năm thiêu một giờ.”

Khi chúng ta may mắn có sự nhận hiểu và thực hành Phật pháp, mỗi ngày trôi qua của chúng ta bao giờ cũng là một ngày chiến đấu không ngừng nghỉ với tham lam, sân hận và si mê. Nhưng cho dù ta đã chiến thắng được bao nhiêu trận, chỉ cần một phút xao nhãng, ta sẽ có thể dễ dàng bị đánh bại ngay trong chốc lát. Chỉ khi suy ngẫm thật kỹ về ý nghĩa này, chúng ta mới thật sự hiểu được vì sao Đức Phật dạy rằng việc tự thắng mình là “chiến thắng tối thượng”, hơn xa việc chiến thắng ngàn ngàn quân địch trên bãi chiến trường. Bởi cho dù là ngàn ngàn quân địch, vẫn có ngày ta có thể đánh bại tất cả, nhưng đối với các tâm niệm tham sân si ở trong chính mình thì sẽ không bao giờ ta có thể “giết hết” được chúng, trừ phi ta đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn.

Và khi vẫn còn trên con đường tu tập hướng đến giác ngộ, chúng ta phải luôn ghi nhớ kỹ điều này. Chế ngự được một cơn giận, vượt qua một sự cám dỗ, nhẫn nhịn được một lời khiêu khích... đó đều là những thành tựu rất đáng trân quý. Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ rằng cuộc chiến đấu với chính mình không cho phép ta tự mãn với những thành tựu ấy, mà phải luôn nỗ lực tinh cần ngày càng nhiều hơn nữa. Nếu không, sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ có lúc bị “đánh bại” thay vì đạt được sự “tự thắng” như trong lời Phật dạy.

Tuy nhiên, ngay trên chặng đường dài đấu tranh không ngừng nghỉ này, với nỗ lực đúng hướng thì mỗi một ngày qua chúng ta sẽ luôn nhận được những lợi lạc và an vui trong cuộc sống, và đây cũng chính là thước đo năng lực tu tập của mỗi người.



    « Xem chương trước «      « Sách này có 49 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Di giáo


Nắng mới bên thềm xuân


Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


Hát lên lời thương yêu

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 44.200.210.43 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...