Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Những chuyện nhân quả »» LỜI NÓI ĐẦU »»

Những chuyện nhân quả
»» LỜI NÓI ĐẦU

(Lượt xem: 6.229)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Những chuyện nhân quả - LỜI NÓI ĐẦU

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Kinh Bách nghiệp là kinh điển bao gồm 100 câu chuyện liên quan đến nghiệp lực, chủ yếu ghi lại nhân duyên nghiệp quả giữa chúng sinh đời hiện tại và mối liên quan với đời trước. Khởi đầu nội dung, hầu hết dựa vào những việc xảy ra khi đức Như Lai còn tại thế, cho thấy có nhiều loại tướng trạng sai khác mà chúng sinh phải chịu, có người sinh ra được giàu sang phú quí, có người tướng mạo xấu xí, có người không biết tu tập, có người đắc đạo chứng quả... Thông qua việc các vị đệ tử thưa hỏi mà đức Phật Thích-ca Mâu-ni giải thích bằng cách kể rõ những nhân duyên đời trước của từng nghiệp quả, và điều này càng khẳng định rõ: “Dù trải qua trăm ngàn kiếp, nghiệp lành và nghiệp dữ đã tạo ra đều không mất, chỉ chờ hội đủ nhân duyên là phải tự chịu lấy quả báo.”

Xuất xứ của tập sách này là kinh điển của Tây Tạng, do Pháp vương Tấn Mĩ Bành Thố của Tạng truyền Phật giáo truyền giảng, Sách Đạt Cát Thậm Bố phiên dịch ra Trung văn, sau đó Hiệp Hội Ấn Kinh tổ chức tuyển tập 40 mẫu chuyện đặc sắc để in lại. Trong quá trình tuyển chọn, chúng tôi có lược bỏ và thêm bớt một vài câu cho phù hợp với văn phong thời hiện đại.

Trong lời nói đầu, dịch giả Sách Đạt Cát Thậm Bố giới thiệu: “Kinh này được chuyển dịch từ tiếng Hán sang tiếng Tây Tạng vào triều đại nhà Đường.” Nhưng trong Đại Tạng kinh Hán truyền tìm chưa ra bản văn bằng tiếng Hán. Khi biên tập tra cứu, chúng tôi phát hiện có những câu chuyện giống như trong Bách Dụ kinh, Tạp Bảo Tạng kinh của Đại Chính tạng. Độc giả nào có hứng thú xin đọc qua để tham khảo.

Chúng sinh được đề cập đến trong tuyển tập này có thể phân làm hai loại. Loại thứ nhất là những chúng sinh tuy sinh cùng thời với Đức Phật, song lại không có duyên học tập và thực hành phương pháp giải thoát của Phật-đà, hoặc có học tập và thực hành nhưng chưa được giải thoát. Loại thứ hai là những chúng sinh đã được giải thoát, còn chờ sự thọ ký của đức Như Lai. Ngoài ra, còn có rất nhiều sự tích hành Bồ Tát đạo của những tiền thân Đức Phật trong quá khứ.

Khi đọc về nghiệp quả của những chúng sinh loại thứ nhất, xin quí vị cần phải hết sức chú ý. Vì sao họ sinh cùng thời với đức Như Lai, lại may mắn được Ngài giáo hóa, chỉ rõ nghiệp nhân đời trước, nhưng lại không thể học tập và thực hành phương pháp giải thoát của Phật-đà, cho đến chứng quả giải thoát? Nguyên nhân chủ yếu là gì?

Nên biết rằng những chúng sinh trong các cõi địa ngục, ngạ quỉ, trước khi nghiệp xấu ác chưa tiêu trừ thì không có thời gian để học tập và thực hành phương pháp giải thoát của Phật-đà, như vậy mới hiểu được nguyên do khiến họ bị rơi vào đường ác, cho đến lúc nào có thể thoát khỏi đường ác, lúc nào có thể đạt được giải thoát chứng quả. Sau khi trải qua sự tìm hiểu sâu sắc như thế, tin rằng không cần nói nhiều cũng sẽ biết làm thế nào để không rơi vào đường ác.

Đối với loại chúng sinh thứ hai, bất luận thân phận như thế nào, gặp thuận cảnh, nghịch cảnh ra sao, đều có cơ hội gặp Đức Phật và nghe pháp, tu hành giải thoát, người đọc nên suy xét xem vì sao họ lại có nhân duyên tốt hoặc xấu như vậy? Nhân tố quan trọng nhất là gì?

Như vậy, cần phải lưu tâm trong đời quá khứ họ đã từng gây tạo nghiệp duyên gì, hoặc phát khởi nguyện lành gì mà giúp họ sinh ra đời gặp Phật, bất luận thân phận giàu sang hay nghèo hèn, mặc dù nghiệp xấu vẫn chưa hoàn toàn tiêu diệt, vẫn có khả năng được diện kiến đức Thế Tôn, hoặc gần gũi Ngài để học tập và thực hành phương pháp giải thoát, hoặc xuất gia sống đời Phạm hạnh, cho đến giải thoát khỏi sinh tử.

Khi đã hiểu rõ được nhân duyên đời trước của những chúng sinh này, nên khởi sinh tư tưởng: “Kiến hiền, tư tề yên; kiến bất hiền, nhi nội tự tỉnh dã.” (Thấy ai hiền đức, nên mong muốn cố gắng cho bằng người; thấy ai chẳng hiền, nên tự suy xét đừng bắt chước theo.” Như vậy mới có thể chọn lựa những hành vi đúng đắn, đặc biệt tránh tạo nghiệp nhân phải đọa vào đường xấu.

Chúng sinh trong đường ác, ngay khi đức Như Lai còn tại thế cũng không có nhân duyên học Phật pháp. Điều này là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với tất cả chúng ta. Ngoài việc tiêu trừ, không tạo thêm nghiệp xấu ác, còn cần phải nỗ lực tích chứa nhiều nghiệp lành, thực hành lục độ.[1] Như vậy, nếu là do những nhân xấu tạo trong quá khứ thành thục mà phải chịu quả xấu, ta cũng có thể dùng năng lượng tu tập này để đối diện, giữ vững tâm chí, tùy duyên tiêu trừ nghiệp cũ. Và nếu nhân xấu ác quá nhiều, năng lượng tu tập đời này lại chưa được vững chãi, thì ít nhất trong khi lãnh chịu nghiệp xấu đời trước ta cũng không tạo ra thêm những ác nghiệp mới. Được vậy thì sau này lúc đức Phật khác thị hiện xuống nhân gian, chắc chắn chúng ta sẽ có khả năng được thân người, gặp Phật, nghe pháp và được hóa độ.

Tuy nhiên, niềm ân hận lớn nhất của người Phật tử thời nay chính là vì lúc Phật tại thế hãy còn trầm luân, sau khi Phật diệt độ mới được thân người, vì quá nhiều nghiệp chướng nên không được thấy kim thân của Như Lai. Dù vậy, cũng xin chớ quên rằng chúng ta vẫn còn may mắn được sống trong ngôi nhà Giáo pháp giải thoát của đức Như Lai, lại có thân người khó được, đầy đủ nhân duyên đọc kinh Bách nghiệp này, lo gì không thể noi gương thánh hiền, chí thành phát nguyện, nguyện sau này khi đức Di-lặc Thế Tôn thị hiện ra đời sẽ được gần Phật để nghe pháp âm vi diệu, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Như thế thì dù nghiệp xấu gây tạo ở đời trước đã thành thục, nhưng nghiệp lành của sự phát nguyện và năng lượng tu tập cũng không vì thế mà mất đi, và khi nghiệp cũ tiêu diệt cũng chính là lúc nghiệp lành thành thục. Mong sao tất cả các vị hữu duyên đều sẽ là những người đầu tiên của Long Hoa tam hội.[2]

    « Xem chương trước «      « Sách này có 13 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyển họa thành phúc


Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim


Vầng sáng từ phương Đông


Cảm tạ xứ Đức

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.209.81.51 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...