Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ »» Không truyền rộng điều ác, thường tán dương điều thiện »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ
»» Không truyền rộng điều ác, thường tán dương điều thiện

(Lượt xem: 4.553)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ - Không truyền rộng điều ác, thường tán dương điều thiện

Font chữ:


Giảng rộng

Kẻ gian hiểm luôn đem hết sức lực của mình ra mà ngày đêm cố làm việc ác, đó là thực chất của cái ác. Làm việc ác rồi thì phải tìm mọi cách giấu giếm che đậy, chỉ sợ người khác biết được, đó là tiếng tăm của cái ác. Những việc xấu ác nếu như không ẩn giấu đi thì thế gian này ắt sẽ nối nhau truyền rộng, nhiều đến mức không còn chỗ để dung chứa.

Các bậc hiền triết ngày xưa dạy rằng: “Nghe nói đến lỗi lầm của người khác như nghe tên họ cha mẹ mình, chỉ có thể nghe nhưng miệng không được lặp lại.” Thật vĩ đại thay! Quả đúng là luận thuyết của bậc quân tử nhân hậu. Những kẻ tầm thường nhỏ nhen thường rất thích nghe nói lỗi của người khác, lại quen thói rêu rao truyền rộng đến nhiều người khác nữa, luôn nói rằng đó là những điều hết sức chắc chắn, xác thực, thậm chí còn tô điểm vẽ vời thêm, khiến cho người khác phải tán hoại thanh danh. Những kẻ ấy nếu như không gặp tai họa ngay trước mắt do người trừng phạt hoặc bị luật trời tru diệt trong chốn âm ty thì quả là hiếm thấy!

Những điều xấu ác tinh tế nhỏ nhặt tất nhiên không được truyền rộng, mà điều xấu ác trong việc lớn lao lại càng không được truyền rộng. Những điều xấu ác ở nam giới cũng không được truyền rộng, mà những xấu ác nơi người phụ nữ lại càng không được truyền rộng. Những điều xấu ác của tự thân mình thì tất nhiên không thể truyền rộng, mà những xấu ác của tổ tiên dòng họ lại càng không thể truyền rộng. Nói chung, tiếng tăm lan truyền của những điều xấu ác càng lớn lao, thì công đức của việc không truyền rộng lại càng lớn lao. Những kẻ không lưu tâm đến việc gìn giữ không truyền rộng việc xấu ác, thảy đều không có được cái phúc của sự không truyền rộng việc ác.

Khổng tử khi luận về những lợi ích của niềm vui có dạy: “Vui nói đến việc thiện của người khác.” “Nói đến” có nghĩa là truyền rộng cho người khác biết, tức là tán dương việc thiện ấy. Con người thật khó nói ra được điều thiện, khó làm được việc thiện. Nếu thấy được một điều hiền thiện đức hạnh, ta nên ngợi khen truyền rộng ra, ắt là người làm được việc thiện ấy sẽ càng tinh tấn hơn trong việc làm thiện, như vậy tức là ta đã cùng làm việc thiện với người.

Cho nên, việc thiện ở bậc thánh hiền ắt có thể thúc đẩy, phát triển phong tục tốt đẹp; việc thiện ở trong xóm làng ắt có thể cảnh tỉnh cải hóa kẻ ương ngạnh ngu si. Chỗ cốt yếu để có thể đạt được kết quả như vậy chính là nhờ có sự ngợi khen xưng tán, không để tâm thiện của người khác bị che lấp quên lãng không ai biết đến.

“Điều thiện” trong lời dạy của Đế Quân có ý nghĩa rất rộng, bao gồm từ lời nói đến việc làm, dù nhỏ nhặt hay lớn lao, cho đến hết thảy những điều mắt thấy tai nghe khắp chốn xa gần, từ xưa đến nay.

Việc “tán dương” cũng mang ý nghĩa rất rộng, bao gồm cả việc dùng lời nói hay giấy bút để ngợi khen tán thán điều thiện; hoặc khuyến khích người khác ngợi khen tán thán điều thiện; hoặc tự mình làm, hoặc dạy bảo người khác làm việc ngợi khen tán thán điều thiện.

Trưng dẫn sự tích

Khẩu nghiệp đời trước


Khi đức Phật đang thuyết pháp tại tinh xá Kỳ Hoàn, có 60 vị Bồ Tát vừa mới phát tâm Bồ-đề, cùng tìm đến chỗ Phật, đảnh lễ năm vóc sát đất, rồi nước mắt tuôn như mưa, mỗi người đều muốn thưa hỏi về nghiệp duyên đời trước của mình.

Đức Phật dạy: “Vào thời đức Phật Câu-lưu-tôn ra đời, tất cả các ông đều xuất gia học đạo, nhưng không bao lâu thì tâm đạo dần dần thối thất. Thời bấy giờ có một vị thí chủ đức tin sâu vững, hết sức cung kính cúng dường hai vị pháp sư. Khi ấy, các ông lại sinh tâm ganh tỵ, liền đến chỗ vị thí chủ kia mà nói lỗi của hai pháp sư, khiến người thí chủ kia dần dần khởi tâm khinh dễ, xem thường hai vị pháp sư, tự dứt mất căn lành. Do nhân duyên xấu ác đó mà các ông đều đã bị đọa vào đủ bốn loại địa ngục, trải qua hàng vạn năm, sau đó mới được sinh làm người, nhưng trong 500 kiếp thường phải chịu cảnh mù lòa, ngu si không trí tuệ, bị người khác khinh miệt. Trong tương lai, các ông sau khi chết rồi, vào khoảng 500 năm mà Chánh pháp suy diệt, lại sẽ phải sinh ra ở những cõi nước xấu ác đầy dẫy những người xấu ác, làm người hèn kém hạ tiện ở đó, thường bị người khác phỉ báng, tự mình quên mất bản tâm. Trải qua hết 500 năm ấy rồi mới dứt trừ được hết thảy nghiệp chướng, được sinh về cõi nước của đức Phật A-di-đà ở thế giới Cực Lạc, được đức Phật A-di-đà thọ ký cho việc về sau chứng quả Bồ-đề.”

Lời bàn

Các tội lỗi như hủy báng Tam bảo, bác bỏ nhân quả, giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, đều thuộc về tội nặng nhất, đó là vì những tội này làm dứt mất căn lành, che lấp trí tuệ của người khác.

Người thế tục khi thấy kẻ khác thiết trai cúng dường chư Tăng Ni, nói ra những lời ngăn cản, thường là có hai nguyên do: Một là bẩm tính cay nghiệt, chỉ biết lấy việc chê trách chế nhạo người khác mà cho là giỏi giang, tài cán; hai là mê muội không biết có chuyện kiếp trước đời sau, nên không biết rằng ngôi Tam bảo là ruộng phước lớn của thế gian.

Dư báo của khẩu nghiệp

Ở nước Kế Tân có vị A-la-hán tên là Ly Việt, vào trong núi sâu tu tập thiền định. Một hôm, có kẻ mất trâu đi tìm, theo dấu vết mà đến chỗ đó. Gặp lúc ngài Ly Việt đang nấu cỏ để nhuộm y, bỗng tấm y biến thành da trâu, nước nhuộm biến thành máu trâu, cỏ nấu biến thành thịt trâu, bình bát đang ôm biến thành đầu trâu. Người chủ mất trâu thấy vậy liền bắt ngài đưa lên quan địa phương, tống giam vào ngục, ở trong ngục 12 năm phải lo việc nuôi ngựa và dọn phân ngựa.

Khi nghiệp duyên sắp hết, đệ tử của ngài Ly Việt từ xa dùng thần nhãn nhìn thấy thầy mình bị giam trong ngục ở nước Kế Tân, liền đến nói với vua nước ấy. Vua nghe xong nói rằng, trong ngục nếu có vị tăng nào xin ra khỏi ngục. Ngài Ly Việt vừa nghe thì râu tóc tự rụng, toàn thân bay vọt lên giữa hư không, hiện đủ 18 phép biến hóa. Đức vua nhìn thấy lấy làm xấu hổ, quỳ xin sám hối tội đã giam cầm A-la-hán.

Ngài Ly Việt liền dạy rằng: “Vua không có tội, đó là do nghiệp duyên đời trước của ta. Trong đời quá khứ, ta có lần bị mất trâu, nhân đó mà nghi ngờ vu oan cho một vị A-la-hán, mắng chửi vị ấy suốt một ngày đêm. Do tội ấy mà đã phải đọa vào ba đường ác, gánh chịu vô số khổ não. Đến nay tai ương vẫn còn chưa dứt, nên tuy đã chứng quả A-la-hán mà vẫn bị vu oan, báng bổ.”

Lời bàn

A-la-hán là bậc tu hành đã dứt được sự tái sinh, thoát khỏi luân hồi, vậy mà vẫn không thoát được dư báo của nghiệp, đó là vì kẻ oan gia đối nghịch của họ vẫn còn đó. Tuy nhiên, cần phải biết rằng nghiệp quả mà vị A-la-hán lãnh chịu hoàn toàn không giống với nghiệp quả mà người đời lãnh chịu. Cũng như đồ đựng thức ăn của chư thiên tuy giống nhau, nhưng thức ăn có sự tinh khiết hay thô xấu khác nhau. Lại cũng giống như voi, ngựa với thỏ, ba con thú cùng bơi qua một dòng sông, nhưng cảm nhận của mỗi con về độ sâu của dòng sông đều khác nhau. Vì thế nên không thể luận giải sự việc theo cùng một cách như nhau được.

Quả báo của lời nói thêu dệt

Huyện Nghi Hưng thuộc tỉnh Giang Tô có người tên Phan Thư Thăng, tên húy là Tông Lạc, vào mùa thu năm Giáp Tý trong khoảng niên hiệu Khang Hy, một hôm nằm mộng thấy mình đi đến điện Quan Đế, gặp lúc đang chuẩn bị phát quyển thi. Khi xướng tên vị thủ khoa, người bên cạnh liền đá nhẹ vào chân ông, đến tên người đỗ thứ hai thì chính là tên ông, rồi đến người đỗ thứ ba, thứ năm... đều không thấy ai đến. Lại thấy trên tường treo một tấm bảng vàng, ghi tên người đỗ thủ khoa có hai chữ “Vi Tiếp” nhưng không thấy ghi họ gì. Trong chốc lát bỗng thấy có một người mặt đỏ cầm mũ khôi nguyên đến đội lên đầu mình.

Phan Thư Thăng tỉnh dậy lấy làm ngờ vực lắm. Đến lúc niêm yết bảng, quả nhiên Phan Thư Thăng đỗ thủ khoa đúng như trong mộng. Nhân đó Thư Thăng liền thử dò hỏi xem có ai là người mang tên “Vi Tiếp”. Không bao lâu sau liền tìm ra được người ấy chính tên là Phó Lộc Dã, người huyện Lâu ở Giang Tô, liền tìm đến thăm viếng. Nhân đó mới biết họ Phó là người vốn nổi tiếng giỏi văn chương từ lâu, quan chủ khảo đã định chấm đỗ đầu. Qua hai trường thi, họ Phó đều đứng đầu, kết quả chấm bài hết sức tốt đẹp, nhưng không biết sao đến trường thi thứ ba thì quyển thi của họ Phó bị thất lạc không tìm thấy, vì thế mà bị đánh rớt.

Họ Phó vốn có tài ăn nói, bình sinh vẫn thường nhiều lời thêu dệt hoa mỹ, lại thích nói những chuyện khiếm khuyết của người khác, nên phải chịu quả báo như thế. Sau khi yết bảng rồi, quan chủ khảo vì yêu thích văn chương của họ Phó nên có đặc biệt cho mời đến gặp mặt.

Từ đó về sau, họ Phó ôm hận trong lòng ấm ức không nguôi, chẳng bao lâu thành bệnh cổ trướng mà chết.

Lời bàn

Khẩu nghiệp của những người viết văn chỉ riêng có việc nói thêu dệt là thường gặp nhất. Những tâm sự đau lòng của người khác, họ lại có thể bóp méo thành chuyện thị phi đàm tiếu, khiến người truyền nói càng thích thú bao nhiêu thì nạn nhân càng đớn đau ôm hận sâu xa bấy nhiêu. Thường thấy những nhà văn có tài trí nhưng lại nghèo cùng khốn khổ, vất vả khó nhọc, thậm chí cuộc sống không bằng được hạng bình dân buôn gánh bán bưng, không kiếm nổi miếng cơm manh áo cho đầy đủ. Thực trạng ấy há có thể lại không do nhân duyên từ đời trước? Nếu có thể nuôi dưỡng tâm nhân hậu, thường ôm lòng lo nghĩ đến việc tán dương điều thiện, không truyền rộng điều ác, thì bốn nghiệp xấu của miệng dù không muốn giảm bớt cũng tự nhiên được giảm bớt.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 41 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Truyện tích Vu Lan Phật Giáo


Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Phật Giáo Yếu Lược


Giai nhân và Hòa thượng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 44.222.186.148 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...