Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục »» Hiểu biết phân biệt về thai nhi »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục
»» Hiểu biết phân biệt về thai nhi

(Lượt xem: 6.706)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục - Hiểu biết phân biệt về thai nhi

Font chữ:


Hỏi: Khi đôi bên nam nữ chưa gặp nhau, hoàn toàn không có sự sinh sản. Một khi có sự hòa hợp rồi liền có con. Xin hỏi, thần thức đến đầu thai đó là mỗi ngày đều ở bên cha mẹ, chờ lúc nhập thai, hay chỉ là ngẫu nhiên bắt gặp rồi nhập thai?

Đáp: Về nghiệp báo, nhân duyên của chúng sinh thật không thể nghĩ bàn. Nếu là nghiệp duyên đưa đẩy phải làm con của những người ấy, thì tuy thần thức đang ở cách xa cả ngàn thế giới, vào lúc cha mẹ hòa hợp nhau, thần thức từ xa liền thấy có ánh sáng, chỉ trong chớp mắt liền nương theo ánh sáng đó mà nhập thai, dù các vị Đế thích, Phạm vương cũng không thể ngăn cản được, dù có núi Tu-di, núi Thiết vi ở giữa cũng không gây trở ngại được.

Hỏi: Người thế gian chỉ cần cách một bức tường đã không thấy không nghe, nay ở cách xa ngàn dặm thật khó có thể trong chớp mắt đã tìm đến. Huống chi cách xa đến ngàn vạn cõi nước, sao có thể tìm đến mà không gặp chướng ngại?

Đáp: Con người sở dĩ gặp chướng ngại đều là do nơi hình thể, không phải do ở thần thức. Diên Lăng Quý tử có nói: “Xương thịt con người rồi phải trở về cát bụi, đó là mệnh trời, nhưng phần hồn khí thì không phải vậy.” Ví như trong giấc mộng thấy mình đang ở cách xa đến ngàn vạn dặm, bỗng giật mình tỉnh dậy thì thấy đang nằm trên giường, cho dù có tường vách ngăn cách cũng vẫn như vậy, cũng không do khoảng cách xa gần mà có sự nhanh hay chậm. Thần thức đầu thai nào có khác gì việc ấy?

Hỏi: Ở đời có những cặp vợ chồng ngày nào cũng sống bên nhau nhưng rốt cùng lại không có con cái. Đó là do không có thần thức đến đầu thai, hay là do số mạng người ấy không có con?

Đáp: Không có thần thức đến nhập thai, đó cũng chính là số mạng không con. Số mạng không có con thì tự nhiên không có thần thức nào đến nhập thai. Như trong kinh Tăng nhất A-hàm có nói: “Nếu như vợ chồng gần gũi nhau mà thần thức chưa đến nhập thai, hoặc thần thức tìm đến nhưng gặp lúc vợ chồng không gần gũi, thì không thể thành thai. Nếu người vợ không có dục tình, người chồng nhiều tham dục, hoặc người chồng không có dục tình, người vợ nhiều tham muốn, cũng không xảy ra việc thụ thai. Nếu người chồng khỏe mạnh nhưng người vợ có bệnh, hoặc người vợ khỏe mạnh nhưng người chồng có bệnh, cũng không có việc thụ thai.” Sách Pháp uyển châu lâm nói: “Nếu cha mẹ có phước đức sâu dày, thần thức có phước đức mỏng thì không thể nhập thai. Nếu cha mẹ có phước đức mỏng, thần thức phước đức sâu dày cũng không thể nhập thai. Phước đức của cha, mẹ và thần thức đều phải tương đương thích hợp với nhau thì mới có thể nhập thai.”

Hỏi: Những cặp dan díu bất chính với nhau rồi có thai, trong hàng ngàn trường hợp chưa sống được một, ắt là do số mạng thai nhi ấy không thể làm con của họ. Số mạng đã không thể làm con thì lẽ ra không đầu thai. Nay đã đầu thai rồi lại bị giết chết là vì sao?

Đáp: Những trường hợp ấy thường đều là vì trả nợ đời trước. Đứa con vì trả nợ đời trước mà mất mạng, cha mẹ vì trả nợ đời trước mà chịu mang tiếng xấu.

Hỏi: Con trai nhà giàu sang cưới con gái nhà nghèo hèn, hoặc con gái nhà giàu sang cưới con trai nhà nghèo hèn, như vậy phước đức của cha, mẹ và con hết sức bất đồng, sao vẫn có thể có thai?

Đáp: Đứa con sinh vào nhà ấy, có thể là do đời trước tu phúc có chỗ khiếm khuyết, hoặc nghiệp duyên chỉ có được người cha giàu sang, hoặc chỉ có được người mẹ giàu sang, hoặc đôi vợ chồng ấy có nghiệp duyên sinh được quý tử phúc lớn, hoặc đứa con có nghiệp duyên gặp cha mẹ giàu sang. Do những nhân duyên khác nhau như thế mà cũng có thể thụ thai. Như trong kinh A-hàm khẩu giải thập nhị nhân duyên có dạy: “Đứa con sinh ra có [một trong] ba nhân duyên. Một là cha mẹ đời trước mắc nợ đứa con, hai là đứa con đời trước mắc nợ cha mẹ, ba là kẻ oán cừu đời trước nay sinh làm con [để trả thù].

Hỏi: Thần thức đến thác sinh, hoặc vào nhà giàu sang, hoặc vào nhà nghèo hèn, có sự khác biệt nào chăng, hay là không khác biệt? Thần thức khi ấy có biết mình đầu thai vào nhà giàu sang, vào nhà bần tiện, hay là hoàn toàn không biết gì?

Đáp: Khác biệt thì có, nhưng thần thức thật không biết được [sự khác biệt ấy]. Luận Du-già nói rằng: “Người có ít phước đức ắt phải sinh vào nhà nghèo hèn. Người ấy vào lúc chết cũng như lúc nhập thai [tái sinh] đều nghe thấy đủ loại âm thanh rối loạn, hoặc thấy mình đi vào trong khu rừng trúc um tùm. Nếu là người phước đức sâu dày, sinh vào nhà giàu sang cao quý, thì lúc ấy cảm thấy tinh thần tỉnh táo sảng khoái, nhìn thấy những thứ xinh đẹp thích thú, hoặc nghe những âm thanh hay lạ êm dịu, hoặc thấy mình đi lên cung điện nguy nga.”

Hỏi: Thân trung ấm vào lúc nhập thai, nếu là con trai thì sinh tâm ái luyến với mẹ, sân hận với cha; nếu là con gái thì sinh tâm ái luyến với cha, sân hận với mẹ. Nói như vậy cũng là hợp lý, nhưng không biết là căn cứ vào đâu mà biết?

Đáp: Căn cứ vào hình thể hướng về của thai nhi mà biết. Thai nhi là con trai thì hướng về mẹ mà nghịch với cha, thai nhi là con gái thì hướng về cha mà nghịch với mẹ. Tâm ý đã có sự khác nhau như thế thì thân thể cũng tùy theo. Như trong kinh Xử thai nói rằng: “Nếu là con trai, thai nhi ở trong bụng mẹ sẽ nằm về phía sườn bên phải, hai tay che mặt, mặt quay về phía lưng mẹ. Nếu là con gái, thai nhi ở trong bụng mẹ sẽ nằm về phía sườn bên trái, hai tay che mặt, mặt hướng ra phía trước bụng mẹ.”

Hỏi: Đôi bên nam nữ hòa hợp, phải có thần thức tìm đến thì mới thụ thai. Nhưng có nhiều trường hợp khi sản phụ lâm bồn lại nhìn thấy có người đi vào phòng mình, về sau hỏi lại quả đúng là người ấy đã chết vào giờ khắc người mẹ sinh con ra. Nhưng thai kỳ kéo dài mười tháng, thì trước đó vào lúc thụ thai người kia vẫn còn sống trên dương thế, vậy lúc cha mẹ gần gũi nhau, làm sao thần thức người ấy đã có thể đến nhập thai? Nhưng nếu không có thân trung ấm của người ấy, thì làm sao có thể thụ thai? Bằng như đã có thân trung ấm, thì thân trung ấm ấy chính là của người nhập thai, làm sao có thể đến lúc sinh nở lại nhìn thấy người ấy đi vào phòng được?

Đáp: Xây dựng nhà cửa, ngục thất, đâu cần phải tự mình theo dõi giám sát công trình? Quy mô chế độ đã định ra, ắt cứ y theo đó mà hình thành; nhà cửa ngục thất đã thành, người giám công ắt sẽ bỏ đi, hình tướng thai nhi đã thành, thần thức mới đến. Tuổi thọ người kia tuy chưa hết nhưng chỗ tái sinh đã định sẵn rồi, tự nhiên chiêu cảm kẻ có nợ đời trước phải đến thay mình mà thụ thai.

Hỏi: Theo sự truyền tụng của người đời thì việc đầu thai xảy ra ngay vào lúc người mẹ sinh con, nhưng theo Kinh điển ghi chép thì việc đầu thai đã xảy ra mười tháng trước đó, [tức là vào lúc cha mẹ hòa hợp]. Vì sao lại có nhiều thuyết khác nhau như vậy?

Đáp: Đầu thai ngay vào lúc người mẹ sinh con, trong ngàn vạn trường hợp chỉ có một mà thôi, nếu không phải là người có phước đức rất lớn, không phải chịu nỗi khổ ở trong bào thai. Trong trường hợp này, lúc người mẹ mang thai thì tuổi thọ của người ấy vẫn còn chưa dứt, cho đến khi người mẹ sinh nở thì người ấy sẽ lâm chung ở một nơi nào đó và thác sinh vào nhà cha mẹ ở một nơi khác. Sự việc như thế đôi khi vẫn có thể xảy ra. Ví như quan chức tước vị, nếu dựa vào tài năng tư cách mà dần dần thăng tiến là việc thông thường, nhưng được cất nhắc bổ dụng không theo thứ lớp thì đó là quyền biến.

Hỏi: Các trường hợp sinh đôi, khi nhập thai mẹ tất nhiên phải có đủ hai thân trung ấm. Như vậy thì họ cùng lúc nhập thai hay có trước sau?

Đáp: Có khi là cùng lúc, cũng có khi là trước sau. Nếu cùng lúc nhập thai thì người sinh ra trước là anh (hoặc chị), người sinh ra sau là em. Nếu nhập thai không cùng lúc thì người sinh ra trước là em, người sinh ra sau là anh (hoặc chị). Cũng giống như ta cho hạt hồ đào vào ống trúc, hạt cho vào sau ắt sẽ được lấy ra trước.

Hỏi: Cùng một việc thụ thai như nhau, nhưng khi sinh ra con cái lại có người xinh đẹp đoan trang, có kẻ khiếm khuyết hư hỏng, trong số đó lại có kẻ đen người trắng, chẳng ai giống ai, vì sao như vậy?

Đáp: Một phần là liên quan đến nghiệp đời trước của đứa con, một phần là do người mẹ hiện nay. Nếu là người đời trước nhu hòa nhẫn nhục, thường tạo tranh tượng chư Phật, Bồ Tát, gần gũi cúng dường các vị sa-môn, thì đời nay tự nhiên sẽ được hình tướng tốt đẹp trang nghiêm. Nếu là người đời trước ngăn che Phật pháp, trộm cắp của Tam bảo, sân hận tranh giành, hoặc xúi giục, thay người kiện tụng, hoặc chê bai giễu cợt những người có hình dung xấu xí, thì đời nay tự nhiên phải chịu thân hình xấu xí khó coi. Người mẹ trong lúc mang thai nếu thường gần gũi những nơi tối tăm u ám, thì đứa con cũng chịu ảnh hưởng đen tối. Nếu thường ở những nơi mát mẻ thoáng đãng, thì đứa con cũng chịu ảnh hưởng được trắng trẻo xinh đẹp. Nếu người mẹ thường ăn các món mắm muối nguội lạnh, đứa con sẽ bị lông tóc thưa thớt. Nếu người mẹ thường làm chuyện dâm dục, đứa con sẽ dễ bị ghẻ lở, ung nhọt. Nếu người mẹ thường đi lại nhảy nhót hoặc mang vác nặng nề, đứa con có thể sẽ bị khuyết tật chân tay.

Hỏi: Người đời thường nói thân thể này là của cha mẹ ban cho. Xin hỏi, những phần nào là của cha, những phần nào là của mẹ?

Đáp: Hết thảy những phần cứng chắc như xương cốt, răng, móng, tủy, não, gân mạch... đều là thuộc về cha. Hết thảy những phần mềm mại như gò má, con mắt, lưỡi, cổ họng, cho đến tim, gan, thận, lá lách... đều là thuộc về mẹ.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 49 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Thắp ngọn đuốc hồng


Học đạo trong đời


Về mái chùa xưa


Vì sao tôi khổ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 35.169.107.177 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...