Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ »» Chuyện vãng sinh của những người xấu ác biết sám hối »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ
»» Chuyện vãng sinh của những người xấu ác biết sám hối

(Lượt xem: 4.083)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ - Chuyện vãng sinh của những người xấu ác biết sám hối

Font chữ:


Trương Thiện Hòa

Trương Thiện Hòa sống vào đời Đường, làm nghề mổ trâu để sống. Khi lâm chung nhìn thấy cả đàn trâu biết nói tiếng người, theo đòi mạng. Thiện Hòa kinh sợ quá, gọi vợ bảo: “Mau mau thỉnh tăng đến sám hối cho tôi.”

Vị tăng được thỉnh đến dạy Trương Thiện Hòa rằng: “Quán kinh có nói: Người lâm chung nhìn thấy tướng xấu ác, nếu chí tâm niệm Phật liền được vãng sinh.” Thiện Hòa nói: “Địa ngục đến gấp lắm rồi, không có thì giờ lấy lư hương đâu.” Liền dùng tay phải cầm lửa, tay trái niêm hương, quay mặt về phía hướng tây chí thiết niệm Phật. Niệm chưa được mười tiếng, bỗng tự nói: “Phật đến đón tôi.” Nói xong thì qua đời.

Oánh Kha

Oánh Kha sinh vào đời Tống, tuy đã xuất gia nhưng lại không kiêng rượu thịt. Tự nghĩ lại rằng, mình đã là một vị tăng mà làm việc hư hỏng xấu ác như vậy, tương lai phải chịu đọa lạc, biết làm sao? Nhờ người sống chung mang đến cho quyển Vãng sinh truyện để đọc. Đọc qua mỗi truyện đều thấy xúc động trong lòng, sau đó liền ngồi quay mặt về hướng Tây, chuyên tâm niệm Phật, bỏ cả ăn uống.

Trải qua ba ngày, trong mộng thấy Phật bảo rằng: “Con vẫn còn sống được mười năm nữa, hãy tự nỗ lực.” Oánh Kha bạch Phật rằng: “Cõi Diêm-phù-đề đầy dẫy sự xấu ác, dễ mất chánh niệm, con nguyện được sinh về Cực Lạc sớm hơn, phụng sự chúng thánh.” Đức Phật dạy: “Nếu vậy thì sau ba ngày ta sẽ đón con.”

Đến ngày, Oánh Kha thỉnh đại chúng tụng kinh A-di-đà, lát sau nói: “Phật và đại chúng đều đã đến.” Nói rồi an nhiên mà tịch.

Trọng Minh

Trọng Minh sống vào đời Tống, tu nơi chùa Báo Ân ở Sơn Âm, không nghiêm giữ được giới hạnh.

Một hôm, Trọng Minh mắc bệnh, nói với người bạn đồng tu là Đạo Ninh rằng: “Tâm thức tôi hết sức tán loạn, biết dùng cách gì đối trị?” Đạo Ninh khuyên chú tâm niệm Phật theo hơi thở. Trọng Minh nghe theo lời, chí tâm niệm Phật.

Qua được bảy ngày, Trọng Minh kiệt sức. Đạo Ninh lại dạy phép quán tưởng hình tượng Phật ngay trước mắt mình. Trọng Minh quán tưởng được hồi lâu, bỗng nhìn thấy hai vị Bồ Tát, tiếp theo lại thấy Phật, rồi nhắm mắt qua đời.

Lời bàn

Kẻ xấu ác mà được vãng sinh, đó là nhờ có tâm niệm Phật dũng mãnh gấp trăm lần bình thường, cho nên mới có thể thành tựu trong mười niệm. Nếu không được vậy, chỉ cần một chút buông lơi chậm trễ, ắt phải sẩy chân rơi vào ba đường ác.

Chuyện vãng sinh của loài vật

Rồng vãng sinh

Kinh Bồ Tát xử thai chép rằng: “Có một con rồng nói với chim kim sí rằng: ‘Ta từ khi thọ sinh làm thân rồng, chưa từng giết hại, quấy nhiễu các loài sống trong nước. Sau khi ta mạng chung, sẽ sinh về cõi Cực Lạc của đức Phật A-di-đà.’”

Chim vẹt vãng sinh

Vào đời Đường, trong khoảng niên hiệu Trinh Nguyên, nhà họ Bùi ở Hà Đông có nuôi một con chim vẹt, dạy cho biết nói, thường niệm Phật, quá giờ ngọ không chịu ăn. Khi lâm chung, chim niệm Phật đủ mười niệm thì tắt hơi. Lúc hỏa thiêu tìm thấy hơn chục viên xá-lợi, ánh sáng rực rỡ chói mắt.

Đại sư Tuệ Quán liền xây tháp cho chim, Doãn Vi Cao ở kinh thành viết bài bia ký.

Chim sáo vãng sinh

Vào đời Tống, Quán Công nơi chùa Chánh Đẳng ở Hoàng Nham nuôi một con chim sáo, dạy nói được tiếng người. Chim thường niệm Phật không thôi.

Một hôm, chim đứng chết trong lồng. Quán Công đào huyệt mai táng. Không lâu sau, từ đầu lưỡi chim mọc lên một đóa hoa sen màu đỏ tía.

Đàm Châu cũng có người nuôi một con sáo, biết nói, thường niệm Phật. Sau khi sáo chết, người ấy cũng đóng quan tài mai táng như người. Bỗng thấy nơi mộ phần mọc lên một đóa hoa sen, tìm xuống tận gốc thì thấy hoa sen ấy mọc ra từ miệng chim.

Đại sư Liên Trì nói rằng: “Chim vẹt, chim sáo, người dạy cho biết niệm Phật cũng là chuyện thường tình. Sao ngày nay không thấy chim vãng sinh nữa? Than ôi, cũng giống như người đời, cùng được nghe lời dạy niệm Phật, nhưng có người niệm với tâm thành tín, có người niệm với tâm dể duôi, xem thường. Vì thế nên người niệm Phật thì nhiều, người vãng sinh rất ít. Đối với chim vẹt, chim sáo, nào có khác gì đâu?”

    « Xem chương trước «      « Sách này có 18 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1


Rộng mở tâm hồn


Vầng sáng từ phương Đông


Phật giáo và Con người

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 52.91.177.91 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...