Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận »» Dẫn nhập »»

Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận
»» Dẫn nhập

(Lượt xem: 10.879)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Bát-nhã Tâm kinh khảo luận - Dẫn nhập

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Tháng 8/2014, thầy Nhất Hạnh cho lưu hành một "bản dịch mới" của Tâm kinh Bát-nhã, kèm theo là một lá thư của thầy gửi cho các đệ tử (nhưng lưu hành rộng khắp mạng Internet) giải thích về "Lý do tại sao phải dịch lại Tâm kinh". Qua những phê phán của thầy đối với các bản dịch cũ là "đã gây ra nhiều hiểu lầm qua các thời đại", nhiều Phật tử đã bày tỏ sự hoang mang đối với sự việc này.

Tháng 11/2014, tôi viết bài "Có nên dịch lại Tâm kinh hay không?" đăng trên Thư viện Hoa Sen để giải tỏa phần nào những hoang mang cho nhiều Phật tử, nhất là các Phật tử trẻ. Ngay sau khi đăng tải trong vòng 24 giờ, bài viết đạt hơn 2.000 lượt xem và theo anh Tâm Diệu, Trưởng Ban Biên Tập Thư viện Hoa Sen thì đây là một "kỷ lục chưa từng có". Điều này thể hiện sự quan tâm rộng rãi của đa số Phật tử đối với vấn đề này. Bài viết này cũng được đăng tại đây.

Tháng 3/2016, Jayarava viết bài phê phán "bản dịch mới" này với khá nhiều ý tưởng tương đồng với bài viết của tôi trước đây, nhưng kèm theo đó có nhiều dẫn chứng so sánh từ thủ bản Sanskrit để chỉ ra thêm rất nhiều sai lệch khác. Bài viết bằng Anh ngữ đăng tải ở đây, nhưng phải đến gần đây mới có bản Việt dịch của thầy Phước Nguyên được đăng trên Thư viện Hoa Sen ở đây. Thật không may là bản dịch của thầy Phước Nguyên có hàng loạt sai sót nghiêm trọng, làm biến đổi nhiều ý nghĩa trong nguyên bản Anh ngữ. Vì thế, tôi đã có viết thư thông báo điều này cho Thư Viện Hoa Sen và qua đó dịch giả đã tiếp thu những sai sót do tôi chỉ ra, chỉnh sửa lại bản dịch và xin lỗi độc giả. Tuy nhiên, do quá trình đăng tải của bản dịch đã lan rộng đến nhiều trang mạng khác, và bản dịch đã sửa này cũng chưa thực sự hết lỗi, nên chúng tôi quyết định không đưa vào tập khảo luận này.

Sau khi chuyển dịch bài viết của Jayarava, chúng tôi nhận thấy có nhiều bất ổn trong quan điểm của bài viết này. Một số nhận xét của Jayarava trong chừng mực nào đó vẫn không tránh khỏi phần chủ quan cũng như nghiêng về mặt lý luận văn bản học nhiều hơn là sự trực nhận của một người Phật tử. Do đó, việc đăng tải bài viết của Jayarava chỉ nhằm mục đích mở rộng sự tham khảo cho độc giả, còn việc có chấp nhận những quan điểm của ông hay không là tùy sự phán xét của mỗi độc giả. Bản thân chúng tôi cũng đã có một bài viết bày tỏ quan điểm riêng trong Khảo luận này, nhằm làm rõ thêm những điểm mà Jayarava nêu lên nhưng không đủ luận cứ.

Xét thấy Tâm kinh là một văn bản cực kỳ quan trọng hầu như đối với mọi tông phái trong Phật giáo, chúng tôi biên soạn Khảo luận này nhằm cung cấp cho độc giả một nguồn tư liệu đa chiều, với hầu hết các quan điểm khác nhau về Tâm kinh. Hy vọng thông qua đó mỗi người sẽ có được cách tiếp cận Tâm kinh của riêng mình.

Trên tinh thần đó, tập Khảo luận này sẽ thu thập tất cả những dữ kiện cần thiết cho việc khảo cứu Tâm kinh xoay quanh các vấn đề trên, cũng như các nhận xét và quan điểm riêng của người biên soạn. Hy vọng sự hình thành và lưu hành tập Khảo luận này sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho những ai quan tâm đến Tâm kinh có thể tìm hiểu một cách thấu đáo từ nhiều góc độ.

Trân trọng,

Nguyễn Minh Tiến


« Sách này có 13 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ


Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Kinh Đại Bát Niết-bàn


Chuyện Phật đời xưa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.39.55 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...