Từ điển Thiều Chửu
野 - dã
① Ðồng. Như khoáng dã 曠野 đồng rộng. Nguyễn Du 阮攸: Nghiệp Thành thành ngoại dã phong xuy 鄴城城外野風吹 bên ngoài thành Nghiệp gió đồng thổi. ||② Cõi, người ngày xưa chia vạch bờ cõi, theo đúng các vì sao, nên gọi là phân dã 分野. ||③ Dân quê. Như triều dã 朝野 nơi triều đình, chốn dân quê. ||④ Quê mùa. ||⑤ Không thuần. Như dã tâm bột bột 野心勃勃 lòng phản nghịch lên đùn đùn. Văn tư làm không đúng khuôn phép cũng gọi là dã.

Từ điển Trần Văn Chánh
野 - dã
① Đồng, cánh đồng, đồng ruộng: 田野 Ngoài đồng; 曠野 Đồng rộng; ② Cõi, ranh giới, tầm: 分野 Chia vạch bờ cõi, phân ranh giới; 視野 Tầm nhìn; ③ Không cầm quyền: 在野黨 Đảng không cầm quyền; 下野 Cho về vườn; ④ Hoang, dại, mọc ở đồng, (văn) ở ngoài đồng: 野花 Hoa dại, hoa rừng; 野竹 Tre rừng; 舜勤民事 而野死 Vua Thuấn chăm việc dân mà chết ở ngoài đồng (Quốc ngữ); ⑤ (văn) Ngoài tôn miếu và triều đình, chốn dân gian, vùng quê, thôn quê: 朝野清晏,國富兵強 Trong triều ngoài nội đều yên ổn, nước giàu quân mạnh (Tấn thư); ⑥ (văn) Quê mùa chất phác: 質勝文則野 Chất mà hơn văn thì là quê mùa (Luận ngữ); ⑦ (văn) Dân dã, dân quê; ⑧ Ngang ngược, thô lỗ, không thuần: 這孩子太野 Đứa bé này hỗn quá; 說話太野 Ăn nói thô lỗ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
野 - dã
Vùng đất ngoài kinh thành — Nơi thôn quê, đồng nội — Chốn dân gian — Quê mùa, thô lỗ — Hoang, không được nuôi dạy ( nói về thú vật ) — Bán khai, mọi rợ ( nói về người ).