Từ điển Thiều Chửu
山 - san/sơn
① Núi, giữa chỗ đất phẳng có chỗ cao gồ lên, hoặc toàn đất, hoặc toàn đá, hoặc lẫn cả đất cả đá nữa, cao ngất gọi là núi, thuần đất mà thấp gọi là đồi. Vì trong tim đất phun lửa ra mà thành núi gọi là hoả sơn 火山 núi lửa. ||② Mồ mả, như san lăng 山陵, san hướng 山向 đều là tên gọi mồ mả cả. ||③ Né tằm, tằm lên né gọi là thượng san 上山. Cũng đọc là chữ sơn.

Từ điển Trần Văn Chánh
山 - san/sơn
① Núi, non: 火山Núi lửa; 深山老林 Rừng sâu núi thẳm; 山高坡陡 Non cao đèo dốc; ② Hình dạng như núi: 冰山Núi băng; ③ Né tằm: 蠶上山了 Tằm đã lên né (dụm lại như quả núi); ④ Đầu hồi (của ngôi nhà): 山墻 Đầu hồi, đầu chái nhà. Cg. 房山[fángshan]; ⑤ (văn) Mồ mả: 山陵 Mồ mả; ⑥ [Shan] (Họ) Sơn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
山 - san
Trái núi, hát nói của Cao Bá Quát có câu: » Dưới thiều quang thấp thoáng bóng nam san, ngoảnh mặt lại cửu hoàn coi cũng nhỏ « — Cũng đọc Sơn. Xem Sơn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
山 - sơn
Ngọn núi. Trái núi — Ngôi mộ cao, to — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Sơn — Cũng đọc San.