TÍN TÂM MINH - Bản dịch Việt ngữ số 1 Dịch giả: Nguyên Thuận (Được xếp vào Đại Chánh Tạng, tập T48 - Kinh số 2010 - Tổng cộng kinh này có 1 quyển.) Đạo tột cùng không khó Với ai không tuyển lựa Chỉ cần lìa thương ghét Thời minh bạch thông suốt Sai lệch chỉ đường tơ Cách xa như trời đất Hiện tiền nếu muốn đắc Thuận nghịch chớ nắm bắt Thuận nghịch cùng tương tranh Đây là bệnh của tâm Không hiểu huyền chỉ thâm Tĩnh lự tu vô ích Viên mãn đồng thái hư Chẳng thiếu cũng chẳng dư Do buông xả nắm giữ Cho nên chẳng Như Như Đừng chạy theo cảnh duyên Chớ trụ nơi không nhẫn Nhất Chủng với bình đẳng Mơ hồ tự diệt tan Dừng động quay về tĩnh Tĩnh đó càng thêm động Còn kẹt ở hai bên Làm sao hiểu Nhất Chủng? Nhất Chủng mà chẳng thông Hai nơi mất công năng Đuổi có rơi vào có Theo không bội nghịch không Nói nhiều suy nghĩ nhiều Chuyển thành chẳng tương ứng Tuyệt ngôn tuyệt suy tư Không nơi nào chẳng thông Trở về gốc đắc chỉ Theo ảnh chiếu mất tông Chỉ một thoáng phản chiếu Vượt hơn không ở trước Không ở trước chuyển biến Đều do vọng tưởng thấy Chẳng cần phải cầu chân Chỉ cần ngưng kiến chấp Đừng trụ ở nhị kiến Cẩn thận chớ truy tầm Đúng sai mới vừa khởi Rối loạn mất tâm ngay Hai là do từ một Một cũng chẳng thể giữ Khi một niệm chẳng sanh Vạn pháp không lỗi lầm Không lỗi lầm không pháp Không sanh tức không tâm Tâm theo cảnh mà diệt Cảnh theo tâm mà chìm Cảnh hiện do tâm sanh Tâm sanh do cảnh hiện Nên biết hai cái trên Nguyên là của nhất không Nhất không đồng cả hải Bao hàm hết vạn tượng Chẳng thấy đẹp hay xấu Làm sao có ưu tiên? Đại Đạo bao trùm khắp Không dễ cũng không khó Kẻ nông cạn hoài nghi Càng gấp thì càng chậm Chấp trước mất phán quyết Tâm liền nhập đường tà Buông xả để tự nhiên Thể tánh chẳng ở đi Thuận tánh hợp với Đạo Tiêu diêu dứt phiền não Xiết niệm trái ngược chân Hôn trầm cũng chẳng tốt Không muốn hao thần khí Sao luân phiên thương ghét? Muốn thâm nhập Nhất Thừa Chớ căm ghét sáu trần Sáu trần chẳng khởi ác Quay ngược đồng Chánh Giác Người trí trụ vô vi Kẻ ngu tự trói buộc Pháp chẳng phân sai khác Vọng tâm tự bám chặt Dùng tâm để cầu tâm Há chẳng phải sai lầm? Khi mê sanh tịch loạn Khi ngộ vô tốt xấu Tất cả pháp nhị biên Xuất phát từ hư vọng Mộng huyễn như không hoa Làm sao đáng chụp lấy? Được mất đúng với sai Đồng thời quăng bỏ hết Nếu mắt mà chẳng nhắm Giấc mộng sẽ tự trừ Nếu tâm không phân biệt Vạn pháp là Nhất Như Thể Nhất Như huyền diệu Tất cả duyên quên lãng Quán muôn pháp bình đẳng Chúng trở về tự nhiên Khi muôn pháp biến mất Không thể nào so sánh Dừng động không còn động Động dừng không còn nghỉ Bởi cả hai chẳng thành Làm sao có được một? Xét cứu cánh cùng cực Quy tắc không tồn tại Mở rộng tâm bình đẳng Mọi sở tác dừng nghỉ Hoài nghi thảy thanh tịnh Chánh tín lòng ngay thẳng Không còn gì lưu luyến Không còn gì nhớ nghĩ Tâm rỗng không tự chiếu Chẳng cần phải lao lực Không phải nơi suy lường Thức tình chẳng thể thấu Bởi Chân Như Pháp Giới Không người cũng không ta Muốn mau chóng tương ứng Duy chỉ hành bất nhị Bất nhị thảy đồng nhất Không gì chẳng bao dung Người trí khắp mười phương Đều nhập nguyên lý này Nguyên lý không nhanh chậm Một niệm gồm vạn năm Không tại nhưng cùng khắp Thập phương hiện trước mắt Cực nhỏ đồng như lớn Cảnh giới dứt hư vọng Cực lớn đồng như nhỏ Chẳng thấy đường ranh giới Có đích thật là không Không đích thật là có Nếu chẳng phải như thế Tất không cần phải giữ Một chính là tất cả Tất cả chính là một Nếu có thể như vậy Lo gì sẽ không xong? Tin vào tâm bất nhị Bất nhị do tín tâm Đường ngôn ngữ đoạn tuyệt Chẳng khứ lai hiện tại Tín Tâm Minh Hết phần nội dung Bản dịch Việt ngữ số 1 của TÍN TÂM MINH. -------------oooo0O0oooo------------- TÍN TÂM MINH - Bản dịch Việt ngữ số 2 Dịch giả: Thích Thanh Từ (Được xếp vào Đại Chánh Tạng, tập T48 - Kinh số 2010 - Tổng cộng kinh này có 1 quyển.) Chí đạo không khó, Chỉ hiềm chọn lựa. Nhưng chớ yêu ghét, Rỗng suốt sáng tỏ. Mảy may vừa sai, Đất trời xa cách. Muốn được hiện tiền, Chớ còn thuận nghịch. Trái thuận tranh nhau, Đó là tâm bệnh. Chẳng rõ ý huyền, Nhọc công niệm tĩnh. Tròn đồng thái hư, Không thiếu không dư. Bởi do lấy bỏ, Vì thế chẳng như. Chớ theo duyên có, Đừng trụ không nhẫn. Một lòng bằng phẳng, Lặng yên tự sạch. Ngăn động về tĩnh, Hết ngăn càng động. Chỉ kẹt hai bên, Đâu biết một thứ. Một thứ chẳng thông, Hai chỗ mất công. Dẹp có mất có, Theo không trái không. Nói nhiều nghĩ nhiều, Càng chẳng tương ưng. Bặt nói bặt nghĩ, Chỗ nào chẳng thông. Về nguồn được chỉ, Theo chiếu mất tông. Phút giây soi lại, Hơn không trước đấy. Không trước chuyển biến, Đều do vọng kiến. Chẳng cần cầu chân, Chỉ nên dứt kiến. Hai kiến chẳng trụ, Dè dặt đuổi tìm. Vừa có phải quấy, Lăng xăng mất tâm. Hai do một có, Một cũng chớ giữ. Một tâm chẳng sanh, Muôn pháp không lỗi. Không lỗi không pháp, Chẳng sanh “chẳng” tâm. Năng tuỳ cảnh diệt, Cảnh theo năng chìm. Cảnh do năng cảnh, Năng do cảnh năng. Muốn biết hai đoạn, Nguyên là một không. Một không đồng hai, Gồm cả muôn tượng. Chẳng thấy tinh thô, Đâu có nghiêng lệch. Đạo lớn thể rộng, Không dễ không khó. Tiểu kiến hồ nghi, Càng gấp càng chậm. Chấp đó mất chừng, Hẳn vào đường tà. Buông đó tự nhiên, Thể không đi ở. Tuỳ tánh hợp đạo, Thong dong tuyệt não. Buộc niệm trái chân, Hôn trầm chẳng tốt. Chẳng tốt nhọc thần, Đâu dùng sơ thân. Muốn đến nhất thừa, Chớ ghét sáu trần. Sáu trần chẳng ghét, Lại đồng Chánh giác. Người trí vô vi, Kẻ ngu tự cột. Pháp không pháp khác, Vọng tự đắm mắc. Đem tâm dụng tâm, Há chẳng lầm to ! Mê sanh tịch loạn, Ngộ không tốt xấu. Tất cả hai bên, Bởi do châm chước. Mộng huyễn không hoa, Nhọc chi nắm bắt. Được mất phải quấy, Một lúc buông hết. Mắt nếu chẳng ngủ, Các mộng tự trừ. Tâm nếu chẳng khác, Muôn pháp nhất như. Nhất như thể huyền, Ngây ngất quên duyên. Muôn pháp đồng quán, Trả về tự nhiên. Sạch hết lý do, Chẳng thể so sánh. Dừng động không động, Động dừng không dừng. Hai đã chẳng thành, Một làm sao có ? Rốt ráo cùng tột, Chẳng còn khuôn phép. Hợp tâm bình đẳng, Việc làm đều dứt. Hết sạch nghi ngờ, Thẳng ngay chánh tín. Tất cả chẳng giữ, Không thể ghi nhớ. Rỗng sáng tự soi, Chẳng nhọc tâm lực. Chẳng phải chỗ suy, Thức tình khó lường. Chân như pháp giới, Không người không ta. Muốn gấp khế hợp, Chỉ nói không hai. Chẳng hai đều đồng, Bao gồm hết thảy. Bậc trí mười phương, Đều vào tông này. Tông chẳng ngắn dài, Một niệm muôn năm. Không đây chẳng đây, Mười phương trước mắt. Rất nhỏ đồng lớn, Quên bặt cảnh giới. Rất lớn đồng nhỏ, Chẳng thấy mé bờ. Có tức là không, Không tức là có. Nếu chẳng như thế, Hẳn chẳng cần giữ. Một tức tất cả, Tất cả tức một. Chỉ hay như thế, Lo gì chẳng xong. Tin tâm chẳng hai, Chẳng hai tin tâm. Dứt đường nói năng, Chẳng phải xưa nay. Hết phần nội dung Bản dịch Việt ngữ số 2 của TÍN TÂM MINH. -------------oooo0O0oooo------------- TÍN TÂM MINH - Bản dịch Anh ngữ số 1 Dịch giả: Source: http://fodian.net/world/ (Được xếp vào Đại Chánh Tạng, tập T48 - Kinh số 2010 - Tổng cộng kinh này có 1 quyển.) By Tzung-Tsarn, the Third Patriarch of Dhyana School in China The Supreme Way is not difficult If only you do not pick and choose. Neither love nor hate, And you will clearly understand. Be off by a hair, And you are as far apart as heaven from earth. If you want it to appear, Be neither for nor against. For and against opposing each other -- This is the mind's disease. Without recognising the mysterious principle It is useless to practice quietude. The Way is perfect like great space, Without lack, without excess. Because of grasping and rejecting, You cannot attain it. Do not pursue conditioned existence; Do not abide in acceptance of emptiness. In oneness and equality, Confusion vanishes of itself. Stop activity and return to stillness, And that stillness will be even more active. Only stagnating in duality, How can you recognise oneness? If you fail to penetrate oneness, Both places lose their function. Banish existence and you fall into existence; Follow emptiness and you turn your back on it. Excessive talking and thinking Turn you from harmony with the Way. Cut off talking and thinking, And there is nowhere you cannot penetrate. Return to the root and attain the principle; Pursue illumination and you lose it. One moment of reversing the light Is greater than the previous emptiness. The previous emptiness is transformed; It was all a product of deluded views. No need to seek the real; Just extinguish your views. Do not abide in dualistic views; take care not to seek after them. As soon as there is right and wrong The mind is scattered and lost. Two comes from one, Yet do not even keep the one. When one mind does not arise, Myriad dharmas are without defect. Without defect, without dharmas, No arising, no mind. The subject is extinguished with the object. The object sinks away with the subject. Object is object because of the subject; Subject is subject because of the object. Know that the two Are originally one emptiness. In one emptiness the two are the same, Containing all phenomena. Not seeing fine or coarse, How can there be any bias? The Great Way is broad, Neither easy nor difficult. With narrow views and doubts, Haste will slow you down. Attach to it and you lose the measure; The mind will enter a deviant path. Let it go and be spontaneous, Experience no going or staying. Accord with your nature, unite with the Way, Wander at ease, without vexation. Bound by thoughts, you depart from the real; And sinking into a stupor is as bad. It is not good to weary the spirit. Why alternate between aversion and affection? If you wish to enter the one vehicle, Do not be repelled by the sense realm. With no aversion to the sense realm, You become one wit true enlightenment. The wise have no motives; Fools put themselves in bondage. One dharma is not different from another. The deluded mind clings to whatever it desires. Using mind to cultivate mind -- Is this not a great mistake? The erring mind begets tranquillity and confusion; In enlightenment there are no likes or dislikes. The duality of all things Issues from false discriminations. A dream, an illusion, a flower in the sky -- How could they be worth grasping? Gain and loss, right and wrong -- Discard them all at once. If the eyes do not close in sleep, All dreams will cease of themselves. If the mind does not discriminate, All dharmas are of one suchness. The essence of one suchness is profound; Unmoving, conditioned things are forgotten. Contemplate all dharmas as equal, And you return to things as they are. When the subject disappears, There can be no measuring or comparing. Stop activity and there is no activity; When activity stops, there is no rest. Since two cannot be established, How can there be one? In the very ultimate, Rules and standards do not exist. Develop a mind of equanimity, And all deeds are put to rest. Anxious doubts are completely cleared. Right faith is made upright. Nothing lingers behind, Nothing can be remembered. Bright and empty, functioning naturally, The mind does not exert itself. It is not a place of thinking, Difficult for reason and emotion to fathom. In the Dharma Realm of true suchness, There is no other, no self. To accord with it is vitally important; Only refer to "not-two." In not-two all things are in unity; Nothing is not included. The wise throughout the ten directions All enter this principle. This principle is neither hurried nor slow -- One thought for ten thousand years. Abiding nowhere yet everywhere, The ten directions are right before you. The smallest is the same as the largest In the realm where delusion is cut off. The largest is the same as the smallest; No boundaries are visible. Existence is precisely emptiness; Emptiness is precisely existence. If it is not like this, Then you must not preserve it. One is everything; Everything is one. If you can be like this, Why worry about not finishing? Faith and mind are not two; Non-duality is faith in mind. The path of words is cut off; There is no past, no future, no present. Hết phần nội dung Bản dịch Anh ngữ số 1 của TÍN TÂM MINH. -------------oooo0O0oooo-------------