Chẳng Có Ai Cả || No Ajahn Chah (Ajahn Chah, Tỳ khưu Khánh Hỷ chuyển dịch)
Lời giới thiệu - Sinh tử - Hơi thở - Giáo pháp - Tâm trí Introduction - Birth and Death - Body - Breath - Dhamma - Heart and Mind
Lời Giới Thiệu INTRODUCTION
Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia sa di từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm hai mươi tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm; hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp.
Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng trong đó có ngài Ajahn Mun, một vị thiền sư nổi danh và được kính trọng vào thời bấy giờ. Ajahn Chah đã chịu nhiều ảnh hưởng của ngài Ajahn Mun. Ajahn Chah là một thiền sư tuyệt diệu, Ngài đã dạy đạo một cách trực tiếp, rõ ràng, và tận tụy chia xẻ sự chứng nghiệm giáo pháp của mình cho những người đến sau. Lời dạy của Ngài thật đơn giản: "Hãy để sự vật tự nhiên, đừng dính mắc. Hãy xã bỏ tất cả. Sự vật thế nào hãy để y như vậy". Ngài Ajahn Chah viên tịch vào ngày 16 tháng Giêng, 1992 ở Wat Ba Pong, tỉnh Ubon Ratachani, Thái Lan.
Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.
Nhận thấy đây là những lời dạy quý báu của một vị thiền sư đầy đủ thẩm quyền và năng lực nên chúng tôi cố gắng chuyển dịch sang Việt Ngữ để chia xẻ đến các bạn, nhất là những bạn suốt ngày bộn rộn vì công việc, không có đủ thì giờ để đọc những bài dài hơn.
Đây là cẩm nang cho những người tu học. Bạn có thể đem cuốn sách gọn nhỏ này theo mình. Mỗi khi rảnh rỗi chỉ cần dở ra đọc vài câu, bạn sẽ cảm thấy tinh thần thoải mái, bình an và hạnh phúc.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn qúi vị đã bỏ công sức vào việc hoàn thành dịch phẩm này: Đại Đức Chơn Mỹ, Pháp Luân, Giới Tịnh, Minh Hạnh, Thiện Hiền, các Đạo Hữu Trần Minh Lợi, Phạm Phú Luyện, Từ Sơn, Đặng Trần Vinh, Bình Anson, Nguyễn Đức Quý, Đỗ Văn Học, Diệu Thu và Bội Khanh đã bỏ thì giờ để đọc lại bản thảo, sửa chữa câu văn, lỗi chính tả và kỷ thuật. Cuốn sách nhỏ này cũng không thể sớm đến tay độc giả nếu không có được sự khuyến khích, đóng góp tịnh tài của Như Lai Thiền Viện, Bát Nhã Thiền Viện và các Thiền Sinh cùng Phật Tử bốn phương. Xin tất cả hoan hỉ với phước báu này.
Mặc dầu đã hết sức cố gắng, nhưng vì bận tu học và nhiều công tác Phật sự khác nên chúng tôi không có đủ thì giờ để sửa chữa thật chu đáo, do đó bản dịch này chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Chúng tôi thành thật xin các bậc Trưởng Thượng hoan hỉ chỉ điểm cho những chỗ sai lầm và rất hân hoan đón nhận những ý kiến xây dựng của các bạn Phật Tử bốn phương để lần tái bản được hoàn hảo hơn.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Tỳ khưu Khánh Hỷ
(Aggasami Trần Minh Tài)
When people would say to Ajahn Chah that they found it impossible to practise in society, he would ask them, "If I poked you in the chest with a burning stick, would you say that indeed you were suffering, but since you live in society you can't get away from it?" Ajahn Chah's response makes a point not unlike the Buddha's parable of the poisoned arrow. The Buddha tells of a man who had been shot by an arrow and would not let anyone pull it out until his questions about the arrow, the bow and the archer were all answered. The only problem was that the wounded man would probably die before he could get the replies to all of his questions. What the wounded man had to realize was that he was in pain and dying, and he should do something about that right away.
Ajahn Chah emphasized this point over and over again in his teachings: You're suffering; do something about it now! He wouldn't spend much time talking about peace, wisdom, or nibbanic states, but rather the practice of constantly being aware of what was happening within the body and mind in the present moment, learning how to simply watch and let go. Meditation, he'd say, was not getting things, but getting rid of things. Even when asked about the peace that one could attain through practice, he would instead rather speak of the confusion that one should first get rid of, for, as he put it, peace is the end of confusion.
This collection reflects not only on suffering and meditation practice, but also gives us some insight into impermanence, virtue, non-self and so on. We hope that the reader will take this little book as a companion and "good friend" for moments of quiet reflection, and perhaps get a glimpse of the "no-ajahn Chah" who used to say, "I'm always talking about things to develop and things to give up, but, really, there's 'nothing' to develop and 'nothing' to give up."
1. Sinh và Tử BIRTH & DEATH
1. Thực hành tốt đẹp là tự hỏi mình: "Tại sao ta sinh ra?" Sáng, trưa, chiều, tối... mỗi ngày hãy tự hỏi mình câu hỏi đó. 1. A good practice is to ask yourself very sincerely, "Why was I born?" Ask yourself this question in the morning, in the afternoon, and at night...every day.
2. Sinh và tử của ta chỉ là một. Bạn không thể có cái này mà chẳng có cái kia. Người ta buồn rầu than khóc khi có ai chết, và vui cười hớn hở khi thấy một đứa trẻ sinh ra đời. Thật si mê và khôi hài làm sao! Nếu muốn khóc, hãy khóc lúc có ai sinh ra. Hãy khóc cái nguyên nhân, khóc cái gốc, vì không sinh ra thì sẽ không chết. 2. Our birth and death are just one thing. You can’t have one without the other. It’s a little funny to see how at a death people are so tearful and sad, and at a birth how happy and delighted. It’s delusion. I think if you really want to cry, then it would be better to do so when someone’s born. Cry at the root, for if there were no birth, there would be no death. Can you understand this?
3. Bộ ở trong bụng người ta sướng lắm sao! Thật chẳng thoải mái chút nào! Thử nghĩ xem! Chỉ cần sống trong căn chòi nhỏ một ngày thôi, đủ khó chịu đến đâu rồi! Đóng hết các cửa phòng lại là bạn đã nếm mùi đau khổ! Chao ôi! Vậy mà ở trong bụng người ta đến chín tháng! Bạn còn muốn sinh ra lần nữa à? Hẳn bạn biết rõ là nằm trong bụng chẳng thoải mái chút nào, thế mà bạn vẫn còn muốn thun đầu rụt cổ trong chốn tối tăm ấy nữa sao? Đừng tròng đầu vào dây thòng lọng nữa! 3. You’d think that people could appreciate what it would be like to live in a person’s belly. How uncomfortable that would be! Just look at how merely staying in a hut for only one day is already hard to take. You shut all the doors and windows and you’re suffocating already. How would it be to lie in a person’s belly for nine months? Yet you want to be born again! You know it wouldn’t be comfortable in there, and yet you want to stick your head right in there, to put your neck in the noose once again.
4. Tại sao ta sinh ra? Ta sinh ra để không còn phải sinh ra nữa. 4. Why are we born? We are born so that we will not have to be born again.
5. Khi không hiểu được sự chết thì cuộc sống này có nhiều rắc rối . 5. When one does not understand death, life can be very confusing.
6. Đức phật dạy Ngài Ananda quán sát sự vô thường, quán tưởng cái chết trong từng hơi thở. Chúng ta phải hiểu sự chết. Chúng ta chết để được sống. Câu này có nghĩa gì? Chết là chấm dứt mọi hoài nghi, mọi vấn đề và sống ngay trong hiện tại. Không phải ngày mai chúng ta mới chết, chúng ta phải chết ngay bây giờ. Bạn có thể làm được điều này không? Nếu làm được, thì chẳng còn vấn đề gì nữa và bình yên tĩnh lặng sẽ đến với bạn. 6. The Buddha told his disciple Ananda to see impermanence, to see death with every breath. We must know death; we must die in order to live. What does this mean? To die is to come to the end of all our doubts, all our questions, and just be here with the present reality. You can never die tomorrow; you must die now. Can you do it? If you can do it, you will know the peace of no more questions.
7. Cái chết gần gũi với ta ngay trong hơi thở. 7. Death is as close as our breath.
8. Nếu biết huấn luyện và thực hành đúng đắn thì bạn sẽ không sợ hãi mỗi khi bị bệnh và không còn đau buồn trước cái chết của người thân. Khi phải vào bệnh viện chữa trị thì hãy tự xác quyết rằng: Lành bệnh thì tốt mà không lành bệnh cũng tốt thôi. Nếu bác sĩ cho biết tôi bị ung thư và sẽ chết trong vài tháng tới thì tôi sẽ nhắn nhủ bác sĩ rằng: "Hãy cảnh giác, cái chết cũng đang đến tìm ông đó! Vấn đề là ai đi trước và ai đi sau mà thôi." Bác sĩ không thể chữa trị hay ngăn ngừa cái chết. Chỉ có Đức Phật mới làm được việc này. Vậy còn chần chờ gì nữa mà không dùng thuốc của Đức Phật? 8. If you’ve trained properly, you wouldn’t feel frightened when you fall sick, nor upset when someone dies. When you go into the hospital for treatment, determine in your mind that if you get better, that’s fine, and that if you die, that’s fine, too. I guarantee you that if the doctors told me I had cancer and was going to die in a few months, I’d remind the doctors, "Watch out, because death is coming to get you, too. It’s just a question of who goes first and who goes later." Doctors are not going to cure death or prevent death. Only the Buddha was such a doctor, so why not go ahead and use the Buddha’s medicine?
9. Nếu bạn sợ bệnh, nếu bạn sợ chết thì hãy quán sát xem chúng từ đâu đến. Chúng đến từ đâu? Chúng đến từ sự sinh. Thế nên, đừng buồn khi có người chết, cái khổ của họ trong cuộc đời này đã hết rồi, chết là một chuyện tự nhiên thôi. Nếu bạn muốn buồn thì hãy buồn khi có người sinh ra đời: "Tội nghiệp thay! Họ lại đến nữa rồi. Họ sắp phải đau khổ và chết nữa". 9. If you ’re afraid of illnesses, if you are afraid of death, then you should contemplate where they come from. Where do they come from? They arise from birth. So don’t be sad when someone dies - it’s just nature, and his suffering in this life is over. If you want to be sad, be sad when people are born: "Oh, no, they’ve come again. They’re going to suffer and die again!"
10. Người hiểu biết ý thức rõ ràng rằng mọi pháp trên thế gian không có bản chất. Bởi vậy, Người hiểu biết không vui hay buồn vì họ không bị cuốn trôi theo các pháp thế gian luôn luôn biến đổi này. Trở nên vui là sinh. Trở nên buồn là tử. Chết rồi lại được sinh ra, và sinh ra lại chết nữa. Sống và chết trong từng phút giây là sự luân lưu bất tận của vòng sinh tử. 10. The "One Who Knows" clearly knows that all conditioned phenomena are unsubstantial. So this "One Who Knows" does not become happy or sad, for it does not follow changing conditions. To become glad, is to be born; to become dejected, is to die. Having died, we are born again; having been born, we die again. This birth and death from one moment to the next is the endless spinning wheel of samsara.
2. Thân thể Body
11. Nếu cơ thể này có thể nói thì suốt ngày nó sẽ nói với chúng ta: "Bạn không phải là chủ của tôi đâu! Bạn biết không?" Thật ra, nó đang nói với chúng ta đấy, nhưng nó dùng ngôn ngữ giáo pháp để nói nên chúng ta không hiểu được. 11. If the body could talk, it would be telling us all day long, "You're not my owner, you know." Actually it’s telling it to US all the time, but it’s Dhamma language, so we’re unable to understand it.
12. Mọi chuyện trên thế gian này chẳng tùy thuộc vào ta. Chúng đi theo chiều hướng tự nhiên của chúng. Cơ thể này có đường lối đi riêng của nó, ta không thể xen vào. Ta có thể làm cho thân này đẹp thêm chút ít, hấp dẫn hơn và sạch sẽ trong chốc lát như các cô gái để móng tay dài và tô son hồng, tạo ra vẻ duyên dáng đẹp đẽ. Nhưng khi tuổi già đến thì ai cũng như ai. Đường lối của cơ thể là như thế, vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của chúng ta. Chỉ một điều chúng ta có thể làm được, đó là làm đẹp tâm hồn mình. 12. Conditions don’t belong to US. They follow their own natural course. We can’t do anything about the way the body is. We can beautify it a little, make it look attractive and clean for a while, like the young girls who paint their lips and let their nails grow long, but when old age arrives, everyone is in the same boat. That is the way the body is. We can’t make it any other way. But, what we can improve and beautify is the mind.
13. Nếu cơ thể này thực sự là của ta thì nó sẽ nghe theo mệnh lệnh của ta. Khi ta nói: "Không được già!" hay "Ta cấm mày không được đau!", nó có nghe lời ta không? Không! Nó chẳng đếm xỉa gì đến ý kiến của ta cả. Chúng ta chỉ là người thuê chứ không phải là chủ nhân của "căn nhà" này. Nếu nghĩ rằng cơ thể này là của ta thì ta sẽ đau khổ biết bao khi phải xa lìa nó. Thực ra, chẳng có một cái ta trường tồn bất biến, chẳng có một cái gì cố định hay bền vững mà ta có thể nắm giữ. 13. If our body really belonged to US, it would obey our commands. If we say, "Don’t get old," or "I forbid you to get sick," does it obey US? No! It takes no notice. We only rent this "house," not own it. If we think it does belong to US, we will suffer when we have to leave it. But in reality, there is no such thing as a permanent self, nothing unchanging or solid that we can hold on to.
3. Hơi thở Breath
14. Từ lúc mở mắt chào đời cho đến khi xa lìa cõi thế mà bạn chẳng có giây phút nào ý thức hơi thở vào ra trong cơ thể mình thì bạn đã sống xa rời với chính mình. 14. There are people who are born and die and never once are aware of their breath going in and out of their body. That’s how far away they live from themselves.
15. Thời gian là hơi thở của chúng ta trong hiện tại. 15. Time is our present breath.
16. Bạn bảo rằng bạn quá bận rộn nên không có thời giờ để hành thiền? Bạn có thời giờ để thở không? Thiền là hơi thở của bạn. Tại sao bạn có thời giờ để thở mà không có thời giờ để hành thiền. Hơi thở là cái gì sống động của cuộc sống. Nếu bạn ý thức được rằng giáo pháp là sự sống động của cuộc sống thì bạn sẽ cảm nhận được rằng hơi thở và sự thực hành giáo pháp quan trọng ngang nhau. 16. You say that you are too busy to meditate. Do you have time to breathe? Meditation is your breath. Why do you have time to breathe but not to meditate? Breathing is something vital to people’s lives. If you see that Dhamma practice is vital to your life, then you will feel that breathing and practising the Dhamma are equally important.
4. Giáo Pháp Dhamma
17. Giáo pháp là gì? Chẳng có gì không là giáo pháp. 17. What is Dhamma? Nothing isn't.
18. Giáo pháp dạy cho ta những gì? Giáo pháp dạy cho ta cách sống. Giáo pháp dùng nhiều cách để dạy ta: qua đá, qua cây... và qua những gì đang nằm trước mắt ta. Thế nên, hãy giữ tâm thanh tịnh, tĩnh lặng để học cách nhìn, cách quán sát. Bạn sẽ thấy toàn thể giáo pháp tự hiển bày tại đây và ngay bây giờ. Bạn còn phải tìm kiếm nơi đâu và đợi lúc nào nữa? 18. How does the Dhamma teach the proper way of life? It shows US how to live. It has many ways of showing it - on rocks or trees or just in front of you. It is a teaching but not in words. So still the mind, the heart, and learn to watch. You’ll find the whole Dhamma revealing itself here and now. At what other time and place are you going to look?
19. Trước hết, phải dùng sự suy tư để tìm giáo pháp. Khi đã bắt đầu hiểu giáo pháp, hãy bắt tay vào việc thực hành. Khi thực hành bạn sẽ dần dần thấy giáo pháp. Và một khi thấy giáo pháp thì bạn với giáo pháp là một và bạn có niềm vui của chư Phật. 19. First you understand the Dhamma with your thoughts. If you begin to understand it, you will practise it. And if you practise it, you will begin to see it. And when you see it, you are the Dhamma and you have the joy of the Buddha.
20. Hãy tìm giáo pháp ngay trong tâm bạn để thấy rõ cái gì đúng, cái gì sai, cái gì quân bình và cái gì không quân bình. 20. The Dhamma has to be found by looking into your own heart and seeing that which is true and that which is not, that which is balanced and that which is not balanced.
21. Chỉ có một điều thật sự kỳ diệu, đó là sự kỳ diệu của giáo pháp. Những sự kỳ diệu khác chẳng qua chỉ là thuật tráo bài khiến chúng ta xa lìa thực tại, xa lìa những tương quan trong đời sống con người, trong sinh tử và giải thoát. 21. There is only one real magic, the magic of Dhamma. Any other magic is like the illusion of a card trick. It distracts US from the real game: our relation to human life, to birth, to death and to freedom.
22 Hãy biến mọi việc làm của bạn thành giáo pháp. Nếu cảm thấy không tốt đẹp thì hãy nhìn vào bên trong mình. Nếu đã biết sai lầm mà vẫn cứ làm thì đó là phiền não. 22. Whatever you do, make it Dhamma. If you don't feel good, look inside. If you know it's wrong and still do it, that’s defilement.
23. Khó tìm thấy người biết lắng nghe giáo pháp; khó tìm thấy người nhớ và thực hành giáo pháp; khó tìm thấy người nắm được giáo pháp và thấy giáo pháp. 23. It’s hard to find those who listen to Dhamma, who remember Dhamma and practise it, who reach Dhamma and see it.
24. Nếu có chánh niệm chúng ta sẽ thấy tất cả đều là giáo pháp. Nhìn những con thú trốn chạy khỏi nguy hiểm, ta sẽ thấy rằng chúng cũng như ta. Chúng trốn chạy khỏi đau khổ và tìm đến nơi hạnh phúc. Thú cũng sợ hãi, cũng sợ chết như ta. Khi có cái nhìn đúng theo chân lý, ta sẽ thấy loài thú và loài người chẳng có gì khác nhau. Chúng ta là những kẻ đồng hành trong sinh già đau chết. 24. It’s all Dhamma if we have mindfulness. When we see the animals that run away from danger, we see that they are just like us. They flee from suffering and run toward happiness. They also have fear. They fear for their lives just as we do. When we see according to truth, we see that all animals and human being are no different. We are all mutual companions of birth, old age, sickness, and death.
25. Sự thực hành giáo pháp sẽ hoàn tất ở nơi chẳng có gì cả, nơi buông bỏ, nơi trống không, nơi gánh nặng đã được bỏ xuống, chẳng lệ thuộc vào thời gian hay không gian. Đó là nơi chấm dứt. 25. Regardless of time and place, the whole practice of Dhamma comes to completion at the place where there is nothing. It’s the place of surrender, of emptiness, of laying down the burden. This is the finish.
26. Giáo pháp không ở nơi xa tít mù khơi, trên bầu trời hay nơi những vị thần tiên trú ngụ. Giáo pháp nằm ngay ở đây. Giáo pháp liên quan đến chúng ta, đến những gì chúng ta đang làm trong hiện tại này. Đức Phật muốn chúng ta tiếp xúc với giáo pháp, nhưng chúng ta chỉ tiếp xúc với ngôn từ, sách vở và kinh điển... đó là tiếp xúc với cái bóng của giáo pháp chứ không phải tiếp xúc với chân giáo pháp đã được Đức Phật giảng dạy. Nếu chỉ làm như thế thì sao có thể gọi là thực hành tốt đẹp và đúng đắn. Người ta đã đi lạc quá xa rồi. 26. The Dhamma is not far away. It’s right with us. The Dhamma isn’t about angels in the sky or anything like that. It’s simply about us, about what we are doing right now. Observe yourself. Sometimes there is happiness, sometimes suffering, sometimes comfort, sometimes pain....this is Dhamma. Do you see it? To know this Dhamma, you have to read your experiences.
27. Hãy quan sát chính mình, đôi lúc an vui hạnh phúc, đôi lúc buồn nản khổ đau, đôi lúc thoải mái dễ chịu, đôi lúc uể oải bần thần... tất cả đều là giáo pháp. Bạn đã thấy giáo pháp chưa? Muốn hiểu giáo pháp này, bạn phải nhìn, phải đọc kinh nghiệm của chính mình. 27. The Buddha wanted us to contact the Dhamma, but people only contact the words, the books and the scriptures. This is contacting that which is "about" Dhamma, and not contacting the "real" Dhamma as taught by our Great Teacher. How can people say that they are practising well and properly if they only do that? They are a long way off.
28. Khi lắng nghe giáo pháp bạn phải mở rộng tâm hồn và an trú ngay giữa trung tâm. Đừng cố gắng tích tụ, lưu giữ vào ký ức những gì mình đã nghe. Hãy để cho giáo pháp trôi chảy trong tâm bạn tự hiển bày. Hãy để cho giáo pháp trôi chảy trong từng phút giây hiện tại. Những gì sẵn sàng để được lưu giữ sẽ được lưu giữ một cách tự nhiên chẳng cần bạn nhúng tay vào. 28. When you listen to the Dhamma you must open up your heart and compose yourself in the center. Don’t try to accumulate what you hear or make a painstaking effort to retain what you hear through memory. Just let the Dhamma flow into your heart as it reveals itself, and keep yourself continuously open to its flow in the present moment. What is ready to be retained will be so, and it will happen of its own accord, not through any determined effort on your part.
29. Khi diễn bày giáo pháp, bạn đừng thúc ép mình. Giáo pháp sẽ trôi chảy một cách tự nhiên, thích ứng với hoàn cảnh và phù hợp với những gì đang diễn ra trong hiện tại. Mỗi người có trình độ và khả năng thu nhận khác nhau, khi bạn ở vào đúng tầm mức thì giáo pháp sẽ tuôn tràn. Đức Phật hiểu rõ căn cơ của từng người. Ngài dùng phương pháp tự nhiên để giảng dạy. Không phải Ngài có năng lực siêu nhiên đặc biệt để giảng dạy, nhưng Ngài nhạy bén trước nhu cầu tâm linh của những người đến gặp Ngài, và Ngài đã dạy đạo đúng theo nhu cầu tâm linh của họ. 29. Similarly when you expound the Dhamma, you must not force yourself. It should happen on its own and should flow spontaneously from the present moment and circumstances. People have different levels of receptive ability, and when you’re there at that same level, it just happens, the Dhamma flows. The Buddha had the ability to know people’s temperaments and receptive abilities. He used this very same method of spontaneous teaching. It’s not that he possessed any special superhuman power to teach, but rather that he was sensitive to the spiritual needs of the people who came to him, and so he taught them accordingly.
5. Tâm và trí HEART & MIND
30. Chỉ có một cuốn sách đáng đọc nhất, đó là tâm của chính mình. 30. Only one book is worth reading: the heart.
31. Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ tất cả những gì làm tâm ta đau khổ trong khi hành thiền. Phiền não đau khổ, chứ không phải tâm đau khổ. Chúng ta chẳng biết cái gì là tâm, cái gì là phiền não. Những gì không làm ta thỏa mãn thì ta không muốn gặp. Cuộc sống của chúng ta chẳng khốn khổ gì! Cái khốn khổ ở đây là không thỏa mãn, không hài lòng với cuộc sống. Thật vậy, chỉ có phiền não khốn khổ mà thôi. 31. The Buddha taught US that whatever makes the mind distressed in our practice hits home. Defilements are distressed. It’s not that the mind is distressed! We don’t know what our mind and defile-ments are. Whatever we aren’t satisfied with, we just don’t want anything to do with it. Our way of life is not difficult. What’s difficult is not being satisfied, not agreeing with it. Our defilements are the difficulty.
32. Thế gian đang ngùn ngụt cháy. Trong sự nóng bỏng này, tâm thay đổi từ yêu sang ghét. Biết cách làm cho tâm an tịnh tĩnh lặng sẽ đem lại lợi ích lớn lao cho thế gian. 32. The world is in a very feverish state. The mind changes from like to dislike with the feverishness of the world. If we can learn to make the mind still, it will be the greatest help to the world.
33. Nếu tâm bạn an lạc hạnh phúc thì ở nơi nào bạn cũng an lạc hạnh phúc. Khi trí tuệ khai nở trong tâm bạn thì bất kỳ nơi nào bạn nhìn đến cũng đều là chân lý. Chân lý ở khắp mọi nơi, chẳng khác chi một khi đã biết đọc chữ thì ở đâu bạn cũng có thể đọc chữ được. 33. If your mind is happy, then you are happy anywhere you go. When wisdom awakens within you, you will see Truth wherever you look. Truth is all there is. It’s like when you’ve learned how to read - you can then read anywhere you go.
34. Nếu bạn cảm thấy không hài lòng ở một nơi, bạn sẽ cảm thấy không hài lòng ở mọi nơi. Chẳng có nơi nào bên ngoài làm bạn khó chịu. Nơi khó chịu nằm bên trong bạn. 34. If you’re allergic to one place, you’ll be allergic to every place. But it’s not the place outside you that’s causing you trouble. It’s the "place" inside you.
35. Hãy nhìn vào tâm mình. Người mang vật nặng chẳng thấy gì, nhưng người ngoài nhìn vào thấy nặng. Vất bỏ mọi vật, buông bỏ tất cả, bạn sẽ nhẹ nhõm. 35. Look at your own mind. The one who carries things thinks he’s got things, but the one who looks on only sees the heaviness. Throw away things, lose them, and find lightness.
36. Tâm vốn an tịnh tĩnh lặng. Khi tâm ra khỏi an tịnh tĩnh lặng thì bất an rối loạn sẽ nhảy vào. Khi nhìn thấy được bất an rối loạn này thì an tịnh tĩnh lặng sẽ trở về. 36. The mind is intrinsically tranquil. Out of this tranquility, anxiety and confusion are born. If one sees and knows this confusion, then the mind is tranquil once more.
37. Phật giáo là đạo của tâm. Thế thôi! Người nào đào luyện tâm, người đó thực hành Phật giáo. 37. Buddhism is a religion of the heart. Only this. One who practises to develop the heart is one who practises Buddhism.
38. Khi đèn mờ, bạn không thể thấy màng nhện giăng ở góc phòng, nhưng lúc đèn sáng bạn có thể thấy rõ ràng để quét sạch đi. Cũng vậy, khi tâm trong sáng bạn sẽ thấy rõ phiền não để khử trừ. 38. When the light is dim, it isn’t easy to see the old spider webs in the corners of a room. But when the light is bright, you can see them clearly and then be able to take them down. When your mind is bright, you’ll be able to see your defilements clearly, too, and clean them away.
39. Huấn luyện tâm không giống như huấn luyện cơ thể. Muốn cơ thể mạnh phải bắt cơ thể vận động, nhưng muốn tâm mạnh phải giữ tâm đứng yên. 39. Strengthening the mind is not done by making it move around as is done to strengthen the body, but by bringing the mind to a halt, bringing it to rest.
40. Vì không nhìn thấy chính mình nên người ta làm mọi điều sai lầm. Họ không nhìn vào chính tâm mình. Khi sắp làm điều gì sai quấy, họ nhìn trước, ngó sau xem thử có ai nhìn thấy không: Mẹ mình thấy không? Chồng mình thấy không? Vợ mình thấy không? Con mình thấy không? Nếu không ai thấy, họ vội làm ngay. Đó là họ tự nhục mạ chính mình. Có một điều họ quên mất là chính họ cũng đang nhìn thấy họ đấy! 40. Because people don’t see themselves, they can commit all sorts of bad deeds. They don’t look at their own minds. When people are going to do something bad, they have to look around first to see if anyone is looking: "Will my mother see me?" "Will my husband see me?” "Will the children see me?" "Will my wife see me?" If there’s no one watching, then they go right ahead and do it. This is insulting themselves. They say no one is watching, so they quickly finish their bad deed before anyone will see. And what about themselves? Aren’t they a "some-body" watching?
41. Hãy dùng tâm để nghe giáo pháp, đừng dùng tai. 41. Use your heart to listen to the Teachings, not your ears.
42. Chiến đấu với phiền não là chiến đấu bên trong. Dùng bom đạn súng ống để đánh nhau là chiến đấu bên ngoài. Chiến thắng kẻ khác là đường lối của thế gian. Chiến thắng chính mình là đường lối của giáo pháp. Chúng ta không chiến đấu để chống lại ai cả mà chiến đấu để chinh phục chính tâm mình, kiên trì chống lại mọi tình cảm xung động của chính mình. 42. There are those who do battle with their defilements and conquer them. This is called fighting inwardly. Those who fight outwardly take hold of bombs and guns to throw and to shoot. They conquer and are conquered. Conquering others is the way of the world. In the practice of Dhamma we don’t have to fight others, but instead conquer our own minds, patiently resisting all our moods.
43. Nước mưa đến từ đâu? Nó đến từ những nguồn nước dơ bẩn trên mặt đất và bốc hơi mà thành. Thật kỳ lạ làm sao? Đối với phiền não, tâm bạn cũng có thể làm được như vậy, nếu bạn để nó làm. 43. Where does rain come from? It comes from all the dirty water that evaporates from the earth, like urine and the water you throw out after washing your feet. Isn't it wonderful how the sky can take that dirty water and change it into pure, clean water? Your mind can do the same with your defilements if you let it.
44. Đức Phật dạy chúng ta hãy xét đoán chính mình mà đừng xét đoán kẻ khác dầu họ tốt xấu thế nào đi nữa. Đức Phật chỉ chỉ cho ta con đường và nói: "Chân lý là như vậy đó". Tâm ta có được như vậy không? 44. The Buddha said to judge only yourself, and not to judge others, no matter how good or evil they may be. The Buddha merely points out the way, saying, "The truth is like this." Now, is our mind like that or not?



Nội dung phần Lời giới thiệu - Sinh tử - Hơi thở - Giáo pháp - Tâm trí (song ngữ Anh-Việt) trong sách Chẳng Có Ai Cảđược tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net
Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật.
Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có.